Cây Xanh

Cây hoa ngũ sắc có tác dụng gì? chữa bệnh gì? hình ảnh.

Cây hoa ngũ sắcthảo dược quý, có lợi cho sức khỏe, chuyên dùng để điều trị các bệnh lý về xương khớp, da liễu,… Vậy ngoài các công dụng trên hoa ngũ sắc còn có tác dụng gì? Hình ảnh, cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kivi nhé.

Hình ảnh cây hoa ngũ sắc

  • Tên gọi khác: Cây hoa ngũ sắc hay còn được gọi với nhiều cái tên như bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, cây mã anh đơn.

  • Tên khoa học: Có tên khoa học là Lantana camara L, thuộc họ nhà cỏ roi ngựa.

  • Chủ trị: Là vị thuốc được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm xoang, viêm da và hắc lào rất hiệu quả.

Loài cây này nổi bật với màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, thu hút nhiều côn trùng.

Xem thêm: Trà hoa cúc – Trà thư giãn cho người thích sống chậm.

Mô tả hình ảnh cây hoa ngũ sắc

Thân: Cây hoa ngũ sắc là một loài cây bụi thân nhỏ với chiều cao trung bình khoảng từ 1m đến 2m hoặc có thể cao hơn. Thân của loài cây này có hình vuông, trên bề mặtcủa thân được bao phủ bởi rất nhiều lông nháp và gai mọc xuống dưới.

  • : Lá mọc đối và thường có hình trái xoan hoặc đôi khi là hình trái tim. Phần đầu của lá nhọn và tròn ở phần gốc dưới, mép lá của loài cây này thường có hình răng cưa.

  • Hoa: Hoa thường mọc thành cụm ở đầu mỗi cành hoặc các kẽ lá. Sở dĩ loài cây này có tên là hoa ngũ sắc vì một cụm hoa thường có rất nhiều màu như: cam, vàng, đỏ trắng,hồng phấn hoặc hồng cánh sen.

  • Quả: Quả của cây thường có hình cầu, khi chín quả có màu đen, vỏ cứng và rất xù xì.

Nhận biết hình ảnh cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc rất dễ nhận biết trong đời sống hàng ngày. Bởi đặc điểm nổi bật của nó, nên người ta thường trồng quanh nhà để làm cảnh. 5 màu của cây hoa này bao gồm: cam, vàng, đỏ trắng,hồng phấn, hồng cánh sen. Vì vậy, nó mới có tên gọi là “ngũ sắc”.

Sau đây là hình ảnh cây hoa ngũ sắc trong tự nhiên để bạn đọc tham khảo:

Tìm hiểu: Đậu đen xanh lòng và tác dụng giảm cân thần kỳ của đậu đen xanh lòng.

Đặc điểm cây hoa ngũ sắc

Là loài cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ nhưng nhờ vào đặc tính phát tán mạnh trong môi trường tự nhiên mà loài cây này đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Ở Nouvelle Calédonie, hoa ngũ sắc sinh sôi nhiều đến nỗi chính phủ phải chi một khoản phí hằng năm để tiêu diệt nó.

Tại nước ta, loại cây này được trồng khá rộng rãi để làm cảnh vì cây có những chùm hoa rất đẹp và bắt mắt. Người ta thường sử dụng rễ, hoa và lá của cây để làm thuốc.

Thu hái, sơ chế và bảo quản cây hoa ngũ sắc

Người ta thường thu hái các bộ phận làm thuốc của cây hoa ngũ sắc quanh năm. Sau khi thu hái phần rễ, hoa và lá của cây về, người ta sẽ bắt đầu quy trình loại bỏ các tạp chất bằng các rửa qua nhiều lần nước.

Xem thêm :  Cách làm cá điêu hồng hấp xì dầu bằng lò vi sóng, hấp kiểu hồng kông

Sau đó, các bộ phận này sẽ được thái nhỏ và mang đi phơi hoặc sấy khô. Để bảo quản loại dược liệu này bạn nên để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh để ở nơi có độ ẩm cao.

Thành phần hóa học của cây hoa ngũ sắc

Dưới đây là một số thành phần dưỡng chất của loài cây hoa ngũ sắc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố rộng rãi:

· Trong lá của loài cây này chứa 0,2% tinh dầu ở dạng tươi, còn ở dạng khô thì chứa 0,07% tinh đầu. Ngoài tinh dầu lá của loài cây còn chứa hai hoạt chất khác là latanin và lataden.

·  Hoa của cây này chứa 0,07% là tinh dầu,ngoài tinh đầu trong lá của cây còn chứa một số hoạt chất khác như L-a-phelandren chiếm khoảng từ 10 đến 12% và cuối cùng là hoạt chất terpenbicyclic chiếm khoảng 8%.

· Trong phần vỏ của cây có chứa một dạng hợp chất alcaloid là lantanin chiếm khoảng 0,08%.

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Dưới đây là một số tác dụng của cây hoa ngũ sắc được các nhà khoa học và giới chuyên môn nghiên cứu, công bố kết quả.

  • Ngăn chặn co thắt ở cơ trơn:

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng chiết xuất của loài cây cho một số bệnh nhân bị co thắt ở cơ trơn. Thật ngạc nhiên sau một vài lần sử dụng các biến chứng của co thắt cơ trơn đã biến mất.

  • Hạ huyết áp:

    Theo cuộc thí nghiệm vào năm 2011, các nhà khoa học đã tiêm một ít chiết xuất của cây vào một con mèo, sau khi tiêm chiết xuất lượng huyết áp của con mèo đã giảm 32%.

  • Giúp diệt khuẩn:

    Theo kết quả thu được từ cuộc nghiên cứu vào năm 1998, giống như tinh dầu sả , tinh dầu từ cây hoa ngũ sắc có tác dụng tiêu diệt một số các vi khuẩn thuộc chủng loại Salmonella typhi, Bacillussubtilis hay Staphylococcus aureus.

  • Ức chế sự phát triển của khối u:

    Trong chiết xuất từ nụ hoa của loài cây này chứa hoạt chất polysaccharit giúp gây ức chế và cản trở quá trình phát triển của khối u sarcoma 180.

Bị nóng gan? Tìm ngay: Cao atiso – Thần dược giải độc gan.

Cây hoa ngũ sắc chữa bệnh gì? Bài thuốc từ cây ngũ sắc

Dưới đây là một số bài thuốc của cây hoa ngũ sắc được cha ông ta sử dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc này đã được giới chuyên môn nghiên cứu và đảm bảo độ an toàn, tính hiệu quả của các bài thuốc này.

Bài thuốc chữa bệnh cảm mạo

Để làm bài thuốc này, ta sử dụng 15g hoa của cây hoa ngũ sắc đã rửa sạch, sắc với 1 lít nước. Khi nước cạn còn phân nửa thì ngừng. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 3-4 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Trị đau nhức xương khớp

Các biến chứng của bệnh đau nhức xương khớp đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bạn? Mỗi khi trái gió trở trời, chân tay bạn bắt đầu đau nhức không thể làm gì?

Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một bài thuốc trị đau nhức chân tay hiệu quả từ vị thuốc này.Để làm bài thuốc trên, bạn dùng khoảng 15g rễ của cây hoa ngũ sắc ở dạng khô và 1 quả trứng vịt màu xanh.

Mang cả hai nguyên liệu nấu với hỗn hợp 200ml nước và rượu trong 60 phút. Sau khi nấu hỗn hợp trên bạn bóc vỏ trứng ăn và uống hỗn hợp nước sắc trên.

Chữa bệnh viêm da

Để chữa viêm da bằng cây hoa ngũ sắc ta dùng một ít hoa của loài cây này rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 10 phút để loại bỏ hết các vi khuẩn. Sau khi ngâm nước muối loãng xong ta giã nát và chắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng bị viêm mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

Cây hoa ngũ sắc chữa mẩn ngứa

Để trị chứng viêm da nổi mẩn ngứa, ta dùng khoảng từ 100g đến 200g cành và lá của cây hoa ngũ sắc. Cho vào nồi sắc chung với 1 lít nước. Để nguội nước sắc trên và ngâm rửa vùng da bị viêm da nổi mẩn ngứa hằng ngày.

Bị sỏi thận? Tìm ngay: Cây từ bi – Khắc tinh số 1 của sỏi thận.

Một số bài thuốc khác từ cây ngũ sắc

Chữa bệnh quai bị:

Để trị chứng quai bị ta sử dụng 15g hoa của cây ở dạng khô, sắc kỹ với 300ml nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa kết hạch ở phổi và lao phổi:

Để chữ chứng lao hoặc kết hạch ở phổi ta dùng khoảng 10g hoa của cây ở dạng khô, sắc với 3 chén nước. Để lửa nhỏ sao chon cạn còn 1 chén rưỡi thì dừng. Chia đều cho 3 lần sử dụng vào buổi sáng, trưa và chiều.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Để làm bài thuốc chữa đái tháo đường ta dùng khoảng 39g cành, hoa và lá của cây hoa ngũ sắc, sắc với 1 lít nước trong 5 phút. Sau khi sắc xong, bạn lọc bỏ phần bã và sử dụng phần nước sắc nhiều lần trong ngày.

Trị ho do hàn:

Để trị chứng ho hàn ta sử dụng 15g dược liệu cây hoa ngũ sắc dưới dạng khô, cho vào ấm và sắc chung với 500ml nước. Khi lượng nước sắc còn 100ml thì tắt bếp.

Chữa đau răng do phong tỏa gây nên:

Để làm bài thuốc chữa đau răng do phong tỏa gây nên ta dùng khoảng 25g rễ cây hoa ngũ sắc dạng khô và 30g thạch cao, cho hai vị thuốc trên vào ấm sắc và sắc chung với một lượng nước vừa đủ để súc miệng. Mỗi ngày ngậm và súc miệng khoảng 3 lần.

Bị suy nhược, thiếu máu? Xem ngay: Cây cỏ máu – Giúp bổ máu, thông kinh lạc.

Lưu ý khi dùng cây hoa ngũ sắc

Mặc dù cây hoa ngũ sắc là một vị thuốc bán lành tính nhưng bạn đừng chủ quan vì điều đó vì trong thân và hoa của loài cây này chứa một ít độc tố nhẹ. Để sử dụng cây hoa ngũ sắc một cách an toàn không có tác dụng phụ bạn cần lưu ý một số điều sau:

· Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

· Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng các bài thuốc của cây.

· Khi sử dụng thuốc nếu có các triệu chứng bất thường nên ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

· Người bệnh dị ứng với các thành phần dưỡng chất có trong cây thuốc nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

· Khi sử dụng các bài thuốc trên, nên hạn chế sử dụng bia, rượu hoặc một số chất kích thích cơ thể.

· Tránh nhầm lẫn cây hoa ngũ sắc với cây ngũ sắc (tên gọi khác của cây cứt lợn, cây cỏ hôi).

Bị tiểu đường? Tìm ngay: Cây thần thông – Bí quyết sống khỏe với tiểu đường.

Địa chỉ bán cây hoa ngũ sắc TPHCM uy tín

Nhà thuốc An Quốc Thái là địa chỉ bán cây ngũ sắc uy tín, chất lượng, tự hào với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối sỉ, lẻ các loại thảo dược Đông Y uy tín. Cam kết cung cấp cho người tiêu dùng những cây thuốc, vị thuốc chất lượng nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các vị thuốc Nam, thuốc Bắc chữa bệnh, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:

Nhà thuốc y học cổ truyền An Quốc Thái

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.

  • Liên hệ: 0902743250 (Mobi).

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết: “Cây hoa ngũ sắc có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Hình ảnh cây hoa ngũ sắc”. Nếu thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ bài viết rộng rãi đến mọi người nhé!

Thông báo: Kivi (thuộc An Quốc Thái) không hợp tác với bất kỳ đơn vị nào để bán thảo dược online với thương hiệu của chúng tôi. Số điện thoại chính thức: Đặt mua thuốc nam SĐT: 0926.456.456 Gặp Linh.

Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi liên quan tới thảo dược, bệnh lý, cách chữa bệnh. Quý độc giả vui lòng không hỏi những câu hỏi không liên quan. Xin cám ơn!


Phát hiện cây Ngũ Sắc Rừng Khủng (Trâm Ổi) tại Tphcm


?Ngũ Sắc (Trâm Ổi)
Một lần đến hồ đá, nơi được mệnh danh hồ chết chóc tại làng đại học Tphcm.
Phát hiện ra rất nhiều cây ngũ sắc rừng lâu năm. Chiều cao cây có thể lên đến 3 mét, phôi (thân) to, tán rộng, hoa xum xuê một góc trời.
Ngũ Sắc thường thì mọc ở vùng đồi núi miền Bắc (Lục Ngạn _ Bắc Giang). Người ta thường bứng gốc (phôi) về để ghép Ngũ Sắc Thái, Nhật vào cho cây ra hoa đẹp và nhiều hơn.

BiHOgarden
hoangũsắc
Fanpage: https://facebook.com/bihogarden
Youtube Channel: https://www.youtube.com/channel/UCI4lj54svOL8xVaV2d7EFRQ?app=desktop
[ĐĂNG KÝ]Để theo dõi Video thú vị tiếp theo …
?THANKS FOR WATCHING…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button