Cây Xanh

Vỏ cây bời lời nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất hương nhang sạch

Mô tả các đặc điểm về rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt bời lời; các yêu cầu về điều kiện khí hậu và đất đai của cây bời lời; giá trị và nhu cầu về sản phẩm cây bời lời, sự thích hợp của cây bời lời với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương…

Tên tiếng anh/Tên khoa học:

Litsea Rotundifolia

Bộ: Bộ Long Não (Laurales)

Họ: Họ Long não (Lauraceae)

Chi: Chi Litsea

Loài: Loài L. Rotundifolia

1. Đặc điểm thực vật học của cây bời lời

1.1. Thân và cành cây bời lời

Bời lời đỏ là cây gỗ nhỡ, có thể cao tới 25 – 30m, đường kính 40 – 60cm, thân thẳng, tán gọn nhỏ ít cành.

Thân cây Bời lời có thân chính rõ ràng, thẳng, chiều cao dưới cành thường bằng 2/3 chiều cao vút ngọn.

Hình 1.1.1 Thân cây bời lời

Dưới gốc thân bời lời có nhiều mầm chồi ở trạng thái ngủ, sau khi cưa đốn để khai thác các mầm chồi này có khả năng tái sinh rất mạnh.

Hình 1.1.2. Nuôi chồi tái sinh

Cành trưởng thành hình trụ, nhẵn; cành nhỏ thường hợp với thân một góc 300 tạo ra tán lá nhỏ, gọn, cành con có cạnh hoặc không có cạnh, cành non có lông tơ màu vàng hoặc không có, cành trưởng thành có hình trụ.

Vỏ cây bời lời đỏ khi non có màu xanh nhạt hoặc xanh xẫm sau chuyển sang màu nâu hay nâu sẫm, xù xì và hơi nhám, vỏ thường dày từ 1-2cm, vỏ ít có mùi vị rõ, có chứa nhiều chất nhầy nhớt và dính. Vỏ cây bời lời đỏ là bộ phận có giá trị lớn nhất của cây.

Hình: 1.1.4. Vỏ và bột bời lời

1.2. Lá cây bời lời

Lá đơn mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, kích thước lá thay đổi tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh.

Hình 1.1.5. Lá bời lời

Cuống lá có lông; phiến lá dai, khó vò, khó giã nát, khi vò tiết ra chất nhớt. lá có màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông tơ thưa màu vàng nhạt, gân lá nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá dài từ 2-3cm, lá non màu phớt hồng.

1.3. Hoa cây bời lời

Hoa mọc thành cụm, hình chùy ở đầu cành, màu vàng nhạt.

Hoa thường có hình mác dài 7-20cm, rộng 3-5cm, hình bầu dục hay thuôn dài, phía đáy lá tròn hoặc nhọn, đầu nhọn hay tù;

Hoa bời lời thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, có 3-6 chùm hoa tạo thành tán nhỏ trên một cuống chung dài từ 1-3cm, cuống của mỗi hoa dài 2-3cm, gốc trục hoa thường có lông màu vàng nhạt.

Hoa bời lời nở vào tháng 5 – 6.

Hình 1.1.6. Nụ hoa bời lời

Hình 1.1.7.Cây bời lời đang ra hoa

1.4. Quả và hạt cây bời lời

Quả hình cầu, đường kính 10 – 15 mm

Quả bời lời khi chín chuyển từ màu xanh sang màu nâu tím rồi nâu đen đến tím đen hoàn toàn, phía ngoài phủ lớp phấn trắng, cuống quả màu đỏ nhạt. Mỗi quá chứa 1 hạt.

Hạt khi chín lớp vỏ ngoài phình lên mọng nước, chứa nhiều chất đường bột, kích thích các loài chim tới ăn.

Quả thường chín vào tháng 9 – tháng 11

Hình 1.1.8. Quả bời lời xanh

Hình 1.1.9. Quả bời lời chín

1.5. Rễ cây bời lời

Rễ cây bời lời trưởng thành bao gồm các loại rễ sau: Rễ cọc, rễ bên và rễ tơ. Cây bời lời có bộ rễ rất phát triển, cây dưới 5 tuổi rễ cọc có thể ăn sâu 1,2 – 1,5m; rễ ngang lan rộng 1,1 – 1,5m.

Xem thêm :  Cách trồng rau ngổ “siêu đơn giản” cho bà con

Hệ thống rễ cây bời lời có nhiệm vụ hút nước, dinh dưỡng và chống đổ cho cây.

Sự phát triển của bộ rễ bời lời phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, điều kiện đất đai, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc…

2. Điều kiện gây trồng cây bời lời

2.1. Khí hậu

  • Cây bời lời yêu cầu lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 – 2.000mm.
  • Nhiệt độ bình quân năm: 20 – 23oC, tổng nhiệt độ trong năm khoảng 7000 – 8000oC. Thời kỳ có nhiệt độ trung bình trên 20oC khoảng 7 – 8 tháng.
  • Bời lời là cây ưa sáng vừa phải. Khi còn non và khi đang còn nhỏ là cây ưa bóng.

2.2. Đất đai

  • Cây bời lời phân bố ở độ cao 600–700 m (so với mực nước biển), mọc nhiều ở nơi thấp trong rừng thứ sinh, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối lớn.
  • Cây bời lời thích hợp với kiểu địa hình cao nguyên, đồi có độ dốc thoải hoặc tương đối bằng phẳng.
  • Trong rừng tự nhiên, cây bời lời đỏ thường sống hỗn giao với các loài: vạng, re, trám, trâm, ràng ràng,…

Cây bời lời tương đối dễ tính có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất xám và đất đỏ vàng, các vùng đất khô hạn, nghèo dinh dưỡng, tương đối nhanh cho thu hoạch, năng suất khá cao nên nông dân có thể trồng xen vào vườn cà phê, rẫy bắp, mì … nhằm phòng chóng rủi ro của độc canh.

Hình 1.1.10. Bời lời trồng trên đất nhiều sỏi đá.

Trong tự nhiên bời lời thường mọc nhiều và phổ biến ở những nơi thấp trong rừng thứ sinh. Thường gặp ở bìa rừng ven các khe suối lớn, trên các nương rẫy cũ. Vùng phân bố tương đối rộng, thấy có ở khắp Bắc, Trung, Nam. Là cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt và chồi đều rất mạnh. Trong rừng tự nhiên, bời lời thường mọc lẫn với các loài cây: Nhội, Cơi, Sữa, Bời lời đỏ lá tròn…

Hình 1.1.11. Bời lời trồng xen sắn trên đất cát

Để cây bời lời sinh trưởng phát triển thuận lợi, khi chọn đất trồng bời lời cần chú ý các yêu cầu sau:

  • Tầng đất càng dầy càng tốt, tối thiểu phải > 50cm.
  • Đất có thành phần cơ giới trung bình
  • Đất tốt, giàu mùn
  • Đất có khả năng thoát nước tốt…
  • Đất ít chua, độ pH từ 4,5-6,5;

Hình 1.1.12. Bời lời trồng trên đất đỏ bazan

Cây bời lời có thể trồng trên rất nhiều loại đất, tuy nhiên khi quy hoạch đất trồng bời lời đỏ, ngoài tiềm năng đất đai còn cần phải quan tâm đến phân bố dân cư, trình độ dân trí và tập quán canh tác của người dân để đưa ra những quyết định hợp lý. Như thế, việc mở rộng vùng trồng bời lời đỏ vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt hiệu quả xã hội.

Chỉ tiêu

Nơi thích hợp

Nơi mở rộng

Nhiệt độ trung bình (oC)

22-25

15-21

Lượng mưa (mm/năm)

1.500 – 2.000

> 2.000 – 2.500

Số tháng có lượng mưa trên 100 mm (tháng)

>5

> 4

Gió

Không gió xoáy

Ít gió xoáy

Độ cao so với mặt biển (m):

Xem thêm :  Sâu canxi tập 2: lỗi hay mắc phải ở người mới nuôi sâu canxi - nên thay thức ăn vào thời điểm nào?

400 – 500

> 200 – 400, 500 -1000

Độ dốc (độ)

≤ 25

25–30

Loại đất

Đất xám, đất feralit

Đất phù sa, đất dốc tụ

Thành phần cơ giới

Thịt nhẹ đến thịt nặng

Sét nhẹ đến sét trung bình

Độ dày tầng đất (cm)

≥ 70

> 50

Độ pHKcl

Thực bì

4,5 – 6,5

Đất trống, Ia,Ib,Ic

4,0- 4,5; 6,5-7,0

Đất trống, Ia,Ib,Ic

Bảng: Điều kiện gây trồng bời lời

3. Giá trị mang đến từ cây bời lời

3.1. Về giá trị kinh tế của cây bời lời

So với các loài cây công nghiệp khác thì bời lời có yêu cầu về kỹ thuật trồng và chăm sóc tương đối đơn giản, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao, góp phần tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo ổn định đời sống vật chất cho người nông dân, trong khi khả năng đầu tư vốn cũng như trình độ canh tác còn hạn chế.

Hiện nay trên thị trường trong nước, ngoài giá trị kinh tế chủ yếu là thu hoạch vỏ người ta còn tận dụng cả cành nhỏ, lá để làm bột nhang. Gỗ làm giàn giáo, làm vật liệu xây dựng dân dụng, làm nguyên liệu cho nhà máy giấy.

Trồng Bời lời sau 5 – 7 năm là có thể thu hoạch từ 5 – 10 kg vỏ/cây tuỳ theo điều kiện sinh trưởng của nơi trồng. Sau khi thu hoạch cây có thể tái sinh chồi nhiều lần mà không cần gây trồng lại.

So với nhiều loại cây trồng khác thì bời lời rất dễ canh tác và dễ thích nghi. Đất bạc màu cũng tươi tốt mà gặp hạn hán cũng vẫn xanh rì, khả năng tái sinh cao, vốn đầu tư ít (mỗi ha khoảng 3 – 4 triệu đồng), trồng đến năm thứ tư là có thể khai thác.

Không chỉ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, bời lời đỏ còn là loại cây xóa đói giảm nghèo bền vững, giúp đuổi nạn phá rừng tại nhiều địa phương tỉnh Gia Lai.

Đặc biệt, toàn bộ lá, cành, vỏ, thân, hạt của bời lời đỏ đều có thể tận dụng để bán.

Hình 1.1.13. Đẽo vỏ ở thân bời lời

Hình 1.1.14. Đẽo vỏ ở cành bời lời

Hình1.1.15. Sản phẩm vỏ bời lời

Hình 1.1.16.Thân bời lời sau khi đẽo vỏ được dùng trong xây dựng

Hình 1.1.17. Lá và các cành bời lời được xay nhỏ

Hình 1.1.18. Bột bời lời được sử dụng làm hương (nhang) thơm

Thêm ưu điểm nữa là bời lời đỏ không phụ thuộc vào mùa vụ nên không lo bị tư thương ép giá, cây càng nhiều năm tuổi giá càng cao. Các gia đình lại có thể tận dụng để trồng xen kẽ nhiều loại nông sản khác.

Trong tương lai, bời lời đỏ không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

3.2. Giá trị dược liệu của cây bời lời

Tại Ấn Độ, các nhà khoa học Radhkrishman, Ramasany A và Arfin S (1989) đã tách được từ vỏ cây bời lời đỏ chất Sufoof-e musummin dùng làm dược liệu trong y học.

  • Indonesia, các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) bằng phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành, rễ và vỏ cây bời lời các chất như 2,9 Dihydroxy; 1,10 dimethoxyaporhine; 6 methoxyphenan threne 9% dùng trong y học.

Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc hợp tại Indonesia năm 1990 đã xác nhận từ bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùng trong y dược.

Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập II” đã mô tả cây Bời lời đỏ và một số công dụng của nó như vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh;

Xem thêm :  Hướng dẫn làm chuồng chim bồ câu chi tiết

Một số bài thuốc chữa bệnh từ bời lời:

  • Bong gân, chấn thương tụ máu, đau khớp: Vỏ tươi cạo bỏ lớp khô, giã nát, đắp bó. Hay dùng lá già thái nhỏ cho ít muối, nước giã đắp (có muối thì lá không dai).
  • Ung nhọt, áp-xe, viêm vú: Lá bời lời, lá phù dung, hai lượng bằng nhau giã với ít muối đắp. Thuốc này tác dụng rất tốt, đạt kết quả cao, đắp cả ngày không bị bỏng da.
  • Điều trị tiêu lỏng, lỵ: Vỏ thân hoặc lá bời lời 30g, gừng tươi 10g, vỏ quýt 10g, nấu sắc uống.
  • Nhức đầu trong thiên đầu thống: Lá hoặc vỏ cây bời lời 30g, bạch chỉ 10g, cam thảo 5g, nấu sắc uống. Hay dùng lá khô 16g sắc uống trong ngày
  • Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng: Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian, rất hiệu nghiệm.
  • Chải tóc: Vỏ cây tươi băm thái nhỏ ngâm nước. Dùng nước này chải tóc, tóc im, mượt như chải gôm. Dùng nước lá bời lời chải tóc không lo dị ứng da đầu, gội sạch dễ dàng, không dính dầu lại.

3.3. Nhu cầu về sản phẩm cây bời lời

Bời lời đỏ là cây đa tác dụng. Vỏ bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết suất để lấy tinh dầu dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn, làm dược liệu…

Trước đây vỏ bời lời được khai thác chủ yếu là để làm chất kết dính trong làm nhang để đốt, ngày nay vỏ, thân, lá của Bời lời còn được trộn vào nguyên liệu làm ván ép.

Gỗ Bời lời thuộc nhóm 4, có mầu nâu vàng cứng, ít bị mối mọt, có thể dùng đóng đồ gia đình, làm nguyên liệu giấy. Vỏ bời lời đỏ có thể dùng làm thuốc, nguyên liệu keo dán, làm bột nhang, lá dùng làm thức ăn gia súc.

Sản phẩm từ cây bời lời đỏ rất đa dạng, nhu cầu đối với các loại sản phẩm từ cây bời lời rất cao, thị trường tiêu thụ hiện tại và tương lai còn rất rộng mở.

Hiện tại, nhu cầu về nguyên liệu từ loài cây này rất cao, đặc biệt là cho các làng nghề sản xuất nhang trong khu vực, cho các xí nghiệp dược phẩm, ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sử dụng ở trong nước, ngoài ra vỏ cây bời lời đỏ còn được các đại lý thu mua nông lâm sản xuất khẩu đi Trung Quốc, Ấn Độ để làm hương, thân cây được bán làm nguyên vật liệu xây dựng.

Việc phát triển, mở rộng trồng và kinh doanh loài cây này đang được rất nhiều địa phương và bà con nông dân quan tâm, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên.

Nguồn: Giáo trình Mo đun xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời (Bộ NN & PTNT)


Thu hoạch cây bời lời của anh em nông dân/cây bời lời giờ ra sao?


Mọi người xem ae thu hoạch cây bời lời như thế nào nhé , cây bời lời là cây CN với nông dân làm giàu từ vài năm trước hiện tại giá lên xuống thầm chí còn quá rẻ, từ 20_25 kg giờ xuống vài nghìn đồng
___________________”____”””’\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button