Tổng Hợp

Câu hỏi nghiên cứu là gì? Cách đặt câu hỏi nghiên cứu khoa học

Câu hỏi nghiên cứu là gì? Cách đặt câu hỏi nghiên cứu khoa học

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi nghiên cứu, một trong những phần quan trọng không thể thiếu của một đề tài khoa học. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu là gì, cùng theo dõi ngay khái niệm cũng như những bí quyết đặt câu hỏi nghiên cứu hay nhất dưới đây nhé!

1. Khái niệm về câu hỏi nghiên cứu 

Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề của một đề tài nghiên cứu khoa học đang trong trạng thái nghi vấn tạm thời. Tức là nhất thời tác giả chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác. 

Trên thực tế, bản chất của việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học là người thực hiện sẽ dùng các phương pháp để tìm ra những đáp án thỏa đáng cho các câu hỏi có liên quan đến đề tài. 

Câu hỏi nghiên cứu có mối liên hệ tương quan với mục đích nghiên cứu. Các bạn cần dựa vào mục đích mà mình đặt ra để xác định các câu hỏi cho phù hợp, đúng trọng tâm của vấn đề. 

Trong bài nghiên cứu khoa học, đáp án của các câu hỏi nghiên cứu sẽ được thể hiện qua từng chương nội dung. Các thông tin mà các bạn diễn đạt trong từng chương của bài báo cáo chính là câu trả lời chi tiết nhất. 

  • Câu hỏi:

  • Câu trả lời sẽ thông qua các nội dung như:

2. Yêu cầu khi đặt câu hỏi nghiên cứu khoa học tốt

Khi thiết lập các câu hỏi nghiên cứu, để đảm bảo tính khoa học cho toàn bộ bài làm, các bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thể hiện câu hỏi phải rõ ràng, tập chung vào

    đúng trọng tâm

    vấn đề cần nghiên cứu, không dài dòng, lan man, khiến người được hỏi hiểu sai ý của câu hỏi. 

  • Câu hỏi nghiên cứu phải

    phù hợp với phạm vi nghiên cứu

    của đề tài, không quá rộng hoặc cũng không quá hẹp. Nếu vi phạm sẽ gây khó khăn trong việc khảo sát câu trả lời. 

  • Câu hỏi nghiên cứu khoa học cần

    đảm bảo tính logic

    , không nên lựa chọn các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ để trả lời. 

  • Các bạn cần xác định được mục đích chính của các câu hỏi nghiên cứu là tìm ra câu trả lời phù hợp, làm tăng mức độ khả thi cho việc thực hiện đề tài. 

  • Tác giả cần lựa chọn những

    câu hỏi dạng phân tích

    hơn là các câu hỏi dạng mô tả. Vì khi đặt câu hỏi phân tích, các bạn sẽ dễ dàng khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh hơn. 

Xem Thêm :   Sự khác biệt giữa pixel và vectơ là gì? / làm thế nào để

3. Cách đặt câu hỏi nghiên cứu khoa học

Tùy thuộc vào từng đề tài nghiên cứu khác nhau mà cách đặt câu hỏi nghiên cứu khoa học cũng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo cách đặt câu hỏi theo các bước mà Luận Văn Việt giới thiệu dưới đây. 

3.1. Xác định yêu cầu

Trước khi thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu, các tác giả cần nắm được yêu cầu của đề tài nghiên cứu khoa học mà mình lựa chọn. 

Việc xác định đúng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng đề tài và đặt ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể. 

3.2. Chọn đề tài

Sau khi nắm được yêu cầu của bài nghiên cứu, các bạn hãy tìm và chọn cho mình một đề tài phù hợp với điều kiện, năng lực và kiến thức của bản thân. 

Các bạn cần tìm hiểu kỹ, khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và lựa chọn một chủ đề nghiên cứu có khả năng thực hiện, mang tính khả thi cao. 

Chọn đề tài “”

3.3. Tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Nếu đã lựa chọn được đề tài phù hợp, các bạn hãy bắt tay vào nghiên cứu sơ bộ các vấn đề có liên quan. Từ đó đánh giá và tìm hướng phát triển phù hợp cho hoạt động nghiên cứu. 

3.4. Thu hẹp chủ đề nghiên cứu

Khi đã nghiên cứu sơ bộ đề tài và thực hiện đánh giá đề tài, các bạn sẽ lựa chọn ra một vấn đề tiêu biểu và quan trọng trong tổng thể đề tài ban đầu. 

Việc thu hẹp chủ đề nghiên cứu sẽ giúp cho các bạn đơn giản hóa việc tìm và thiết lập câu hỏi nghiên cứu. 

Thu hẹp đề tài ban đầu thành “” 

3.5. Viết câu hỏi nghiên cứu

Trong cách đặt câu hỏi nghiên cứu, đây được xem là bước thực hiện cuối cùng, mang tính quyết định. Các bạn sẽ tiến hành phân tích sâu thêm các vấn đề của chủ đề đã thu hẹp và đặt ra các câu hỏi có liên quan. 

Xem Thêm :   Giải thích câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của

Đối với đề tài: “một số câu hỏi nghiên cứu có thể đưa ra là: 

  • ”, 

  • ”,…

4. Ví dụ về cách đặt câu hỏi nghiên cứu hay

Dưới đây là một số ví dụ liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu mà các bạn có thể tham khảo:

Câu hỏi

Đánh giá

Giải trình 

Mạng xã hội có ảnh hưởng gì đến thời gian sinh hoạt của con người hiện nay?

Sai

Câu hỏi này không thể hiện rõ ràng công cụ mạng xã hội và khách thể mà các bạn muốn hướng đến nghiên cứu.

Mạng xã hội Facebook đã ảnh hưởng như thế nào đến thời gian sinh hoạt của giới trẻ ở Hà Nội hiện nay?

Đúng

Câu hỏi này đã cụ thể hơn về công cụ mạng xã hội (Facebook), khách thể (giới trẻ), thu nhỏ phạm vi nghiên cứu (Hà Nội). Việc này sẽ giúp các bạn thu thập được cả số liệu định tính và định lượng. 

Tại sao Mỹ xâm lược Việt Nam?

Sai

Câu hỏi này khá dễ, có thể tìm được đáp án từ nhiều nguồn tài liệu.

Những điểm giống nhau và khác nhau về bối cảnh của Việt Nam khi bị Mỹ và Pháp xâm lược?

Đúng

Câu hỏi này nâng cấp hơn, đòi hỏi sự so sánh và phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. 

5. “8 Lưu ý” cần tránh khi đặt câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng các câu hỏi nghiên cứu đề tài khoa học, các bạn cần lưu ý tránh những điều sau đây để đảm bảo câu hỏi nghiên cứu tốt và logic:

  1. Không

    nên chọn những chủ đề nhàm chán, thiếu sự mới lạ, tránh gây nhàm chán cho người trả lời. 

  2. Không

    chọn các chủ đề mà bản thân các bạn không nắm rõ, như vậy sẽ dẫn đến việc phân tích kết quả không chính xác. 

  3. Hạn chế

    đặt những câu hỏi quá dễ dàng, những câu hỏi nhìn vào có thể biết ngay được đáp án. 

  4. Không

    nên chọn những câu hỏi quá khó, gây bất tiện và tốn nhiều thời gian mới có thể trả lời. 

  5. Tránh

    đặt các câu hỏi mang tính nhạy cảm hay liên quan đến những vấn đề riêng tư cá nhân. 

  6. Không

    chọn các câu hỏi thuộc phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu quá rộng. 

  7. Không

    gây khó dễ cho người được hỏi bằng các câu hỏi mang tính trừu tượng, khó hình dung. 

  8. Không

    đặt những câu hỏi nằm ngoài tầm kiểm soát, kiến thức của đối tượng được hỏi. 

6. Cách đặt câu hỏi nghiên cứu định tính và định lượng

Tùy vào các chủ đề nghiên cứu khác nhau mà các bạn lựa chọn loại câu hỏi định tính hay định lượng. Cách đặt hai loại câu hỏi nghiên cứu này sẽ được cụ thể như sau: 

Xem Thêm :   Cách làm bánh Flan – Crème Caramel – Kem Caramel – Savoury Days

6.1. Câu hỏi nghiên cứu định tính 

Câu hỏi nghiên cứu trong phương pháp nghiên cứu định tính thường sẽ mở đầu bằng các cụm từ “Cái gì?”, “Như thế nào”,… Tránh sử dụng cụm từ “Tại sao” vì như vậy sẽ thể hiện tác động nguyên nhân – kết quả.

Đặc điểm của câu hỏi nghiên cứu định tính:

  • Thể hiện những vấn đề trọng tâm mà bạn đang nghiên cứu.

  • Hạn chế xuất hiện các cụm từ như: Liên quan, ảnh hưởng, nguyên nhân, dẫn đến,…

  • Kinh nghiệm chọn lọc thông tin trên mạng xã hội là gì?

  • Sử dụng mạng xã hội Facebook quá nhiều sẽ có những tác hại gì?

  • Bạn cảm thấy như thế nào về tình trạng “nghiện Facebook” của giới trẻ hiện nay?

6.2. Câu hỏi nghiên cứu định lượng

Câu hỏi nghiên cứu trong phương pháp nghiên cứu định lượng thường có những đặc điểm sau mà bạn cần phải lưu ý khi đặt câu hỏi:

  • Thường sẽ mở đầu bằng các cụm từ “Tại sao”, “Điều gì”,..

  • Bao gồm một biến độc lập và một biến phụ thuộc

  • Có sự tác động hoặc thể hiện sự so sánh giữa các biến với nhau.

  • Câu hỏi chỉ mức độ, đơn giản

     

  • Câu hỏi nhân quả, có sự tác động hoặc so sánh với nhau
  • Câu hỏi mang tính dự đoán một kết quả nào đó
  • Câu hỏi có/ không 
  • Câu hỏi có nhiều sự lựa chọn… 

Tất cả những kiến thức trên chắc chắn đã giúp các bạn trả lời được “câu hỏi nghiên cứu là gì” cũng như biết thêm những cách để đặt câu hỏi nghiên cứu phù hợp. Hãy liên hệ với Luận Văn Việt qua SĐT: 0915 686 999 và gmail: Luanvanviet.group@gmail.com nếu bạn còn những thắc mắc về bài nghiên cứu khoa học. Cùng gặp lại ở những bài viết bổ ích sau nhé!

0/5

(0 Reviews)

Hình ảnh tác giả Luận Văn Việt group

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  [MSWLoGo] Tải phần mềm logo rùa lớp 4, 5 – Hướng dẫn cụ thể

Related Articles

Back to top button