Tổng Hợp

“cáo sa mạc” – tướng xuất quỷ nhập thần của phát xít đức

cáo sa mạc” – tướng xuất quỷ nhập thần của phát xít Đức

Thứ Năm, ngày 26/01/2017 15:00 PM (GMT+7)

Vị tướng của quân phát xít Đức không chỉ có tài thao lược như thần mà còn nổi tiếng vì sự khoan dung, hào hiệp với tù binh và được phe Đồng minh kính trọng.

“Cáo sa mạc” - tướng xuất quỷ nhập thần của phát xít Đức - 1

Thống chế Erwin van Rommel năm 1942.

Thế chiến II sản sinh nhiều vị tướng lỗi lạc ở cả hai bên, phe Trục và Đồng minh. Cuộc đời họ với nhiều nét li kì, những thành công vang dội và cả những sai lầm đau đớn… sẽ được điểm lại trong loạt bài này.

Erwin Rommel xuất thân trong một gia đình có ông nội và cha đều làm thầy giáo. Mẹ của Rommel là con gái một quan chức cấp cao. Năm 1910 ở tuổi 19, Rommel quyết định gia nhập trung đoàn bộ binh Wurttemberg số 124. Thời điểm đó, lính tráng là một nghề rất “hot” do Đế chế Đức ra đời từ năm 1871.

Suốt Thế chiến I, Rommel chiến đấu với hàm trung úy tại các chiến trường Pháp, Romania và Italia. Trong thời kỳ này, Rommel đã nổi lên là một người chỉ huy thiên bẩm cùng sự dũng cảm hơn người. Ông bị thương ở nhiều nơi cũng vì những lần vào sinh ra tử này. Rommel được trao rất nhiều huân chương nhờ sự dũng cảm tuyệt đối.

Sau Thế chiến I, Rommel có rất nhiều cơ hội nhận vị trí trong Bộ tổng tham mưu quân đội Đức-Phổ nhưng ông từ chối. Ông chỉ nhận làm sĩ quan tuyến đầu của binh chủng bộ binh.

Rommel có năng lực giảng dạy rất tốt nên được cử làm giảng viên tại nhiều học viện quân sự khác nhau trên toàn nước Đức. Kinh nghiệm trận mạc cùng với ý tưởng mới về huấn luyện tân binh giúp ông ra mắt cuốn giáo trình có tựa đề “Các cuộc tấn công bộ binh”. Năm 1938, Áo sáp nhập vào Đức và đại tá Rommel được làm chỉ huy của trường sĩ quan Wiener Neustadt gần Vienna (Áo).

Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi ba ba: ương nuôi ba ba con thế nào?

Vị chỉ huy có biệt danh “Cáo sa mạc”.

Rommel và Hitler ở thành phố Goslar, Đức năm 1936.

Sang Thế chiến II, Rommel được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng hành dinh của Hitler, lúc này đã ngoi lên vị trí quốc trưởng Đức Quốc xã . Đây cũng là thời điểm Rommel được để mắt nhiều hơn. Tài thao lược xuất chúng của ông cũng được thể hiện rõ ràng hơn.

Tháng 2.1940, ông làm chỉ huy Sư đoàn tăng Panzer số 7. Cần biết rằng trước đó Rommel chưa bao giờ chỉ huy lực lượng tăng thiết giáp. Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và hiểu được sức mạnh quan trọng của tăng trong chiến tranh hiện đại. Sau đó 3 tháng, ông đã thể hiện sự mưu lược của mình bằng cuộc tấn công chớp nhoáng lên bờ biển Pháp khiến đối phương không thể trở tay.

Thành công của Rommel trong các chiến dịch đổ bộ, tấn công Tây Âu năm 1939, 1940 đã khiến Hitler rất hài lòng. Sau đó, trùm phát xít bổ nhiệm Rommel làm chỉ huy quân đoàn châu Phi vào tháng 2.1941. Lúc này, quân Italia vừa bị quân đội Anh đánh bại và vị tướng “Cáo sa mạc” được điều tới đây để hỗ trợ.

Tại vùng sa mạc Bắc Phi, tài năng của Rommel càng được bộc lộ hơn cả. Ông thường xuyên mở các cuộc tấn công chớp nhoáng và giành chiến thắng trước các lực lượng mạnh hơn mình. Đồng đội và cả đối thủ gọi ông là “Cáo sa mạc” bởi khả năng chớp thời cơ và sự “xuất quỷ nhập thần” trong các trận đánh.

Rommel thị sát quân đoàn tăng Pantzer số 7 vượt sông Moselle ở Pháp năm 1940.

Rommel đã đánh bại người Anh ở chiến trường Gazala tháng 5.1942 và chiếm được Tobruk (Libya) sau đó. Các tướng lĩnh, chính trị gia Anh đều thừa nhận tài năng của Rommel. Trùm phát xít Hiler rất hân hoan trước chiến thắng và cất nhắc ông lên cấp bậc Thống chế.

Dù sau đó, Rommel bất tuân mệnh lệnh của Hitler về việc tử thủ ở châu Phi, Thống chế vẫn được Hitler bổ nhiệm làm tư lệnh phòng thủ Bức tường Đại Tây Dương vào tháng 2.1944. Nhiệm vụ quan trọng của Rommel lúc này là không để Tây Âu bị công phá, nhất là vùng bờ biển Pháp có khả năng bị quân Đồng minh đổ bộ.

Xem thêm :  5 cách làm mứt thơm dẻo (mứt dứa) nguyên miếng, mứt thơm sợi

Tại vùng biển Tây Âu, Rommel áp dụng hệ thống phòng thủ trên các công sự duyên hải. Rommel cho rằng cách phòng thủ này là an toàn nhất để tránh sự tấn công của quân Đồng minh. Rommel lo sợ nếu đổ bộ thành công, không quân của Đồng minh sẽ đè bẹp lực lượng tăng thiết giáp của phát xít Đức.

Để tăng tính phòng ngự, Rommel đề xuất bố trí lực lượng dự bị ngay sau các công sự duyên hải. Tuy nhiên, các thượng cấp của Rommel chỉ chấp nhận bố trí lực lượng dự bị cách xa tuyến đầu.

Không phải tội phạm chiến tranh

Rommel quan sát trận đánh ở Pháp năm 1940.

Rommel rất nổi tiếng về sự khoan dung, hào hiệp của mình. Ông hành động với tư cách một quân nhân yêu nước chứ không phải một tên phát xít. Dù phục vụ dưới trướng của Hitler nhưng ông không phải là đảng viên đảng Quốc xã. Ông yêu cầu binh sĩ tôn trọng người dân nước sở tại và nhiều lần phớt lờ mệnh lệnh của thượng cấp về việc xử tử tù binh.

Một lần, Rommel phát hiện lính Italia lấy trộm đồng hồ đeo tay của tù binh Anh, ông đã yêu cầu trả lại ngay lập tức. Cũng chính bởi lòng hào hiệp này mà nhiều nước ở Bắc Phi tôn vinh Rommel là “người giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Anh”. Tại Đức, Hitler ca ngợi ông là “Thống chế của nhân dân”.

Quân đoàn châu Phi (Afrikakorps) của ông tại Bắc Phi hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào, trái ngược với các quân đoàn khác của phát xít Đức.

Thiên tài sa cơ lỡ bước

Thống chế phát xít Đức chỉ huy ở chiến trường Bắc Phi.

Xem thêm :  Review sách Chiến Lược Marketing Đỉnh Cao – Dan S. Kennedy – ECCthai

Dù thắng nhiều trận ngoạn mục ở châu Phi nhưng Rommel cuối cùng vẫn thua trận. Hitler luôn coi chiến trường Bắc Phi là phụ so với những khu vực khác nên dồn quân tới đây rất ít, thiếu thốn nguồn tiếp tế, đặc biệt là xe tăng.

Hitler sau đó yêu cầu liên quân Đức-Italia tấn công vào Cairo và kênh đào Suez và hệ quả tất yếu, liên quân phát xít bị quân Anh chặn đứng trong trận El Alamein tại Ai Cập. Tới cuối tháng 10.1942, đế chế Anh dưới sự chỉ huy của Bernard Montgometry đã giành chiến thắng áp đảo trong trận El Alemin lần 2. Tàn quân của binh đoàn xe tăng Panzer do Rommel chỉ huy phải rút về Tunisia.

Rommel nhiều lần thuyết phục Hitler rằng nước Đức đang thua ở cả hai mặt trận Đông-Tây và nên có một kế sách hòa đàm với quân Đồng minh. Tuy nhiên, Hitler không chấp thuận phương án này.

Mùa xuân năm 1944, một số bạn bè của Rommel tổ chức nhóm đối lập bí mật chống lại Hitler. Họ đề nghị ông trở thành Quốc trưởng sau khi mưu sát Hitler. Tuy nhiên, ngày 17.7.1944, xe hơi của Rommel bất ngờ trúng bom từ máy bay của quân đội Anh khiến ông bị thương nặng và phải nhập viện. Sau đó một tháng, ông mới được về nhà trị thương.

Ngày 20.7.1944, vụ mưu sát Hitler bất thành khiến Quốc trưởng Đức quốc xã phát hiện ra mối liên hệ giữa Rommel và nhóm tạo phản. Hitler không muốn công khai xử tử “Thống chế của nhân dân” nên tới gặp riêng Rommel và đề nghị ông “ra đi nhẹ nhàng”.

Ngày 14.10.1944, tin Rommel chết vì những vết thương trong chiến tranh lan rộng khắp nơi. Dù vậy, thực tế cho thấy Rommel đã chết vì tự tử bằng một liều xyanua cực mạnh sau khi gặp Hitler.


"CÁO SA MẠC" ERWIN ROMMEL HUYỀN THOẠI VỀ VỊ TƯỚNG KHIẾN CẢ PHƯƠNG TÂY KHIẾP SỢ | NHÂN VẬT LỊCH SỬ #1


\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button