Tổng Hợp

Cách viết thư upu lần thứ 51 năm 2022

cách viết thư UPU lần thứ 51 năm 2022

Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51: Hành động trước khủng hoảng khí hậu.  Hoatieu xin cập nhật những thông tin mới nhất về cuộc thi, chủ đề thư UPU lần thứ 51 để các em nắm được và biết cách làm bài dự thi UPU 51.

Ngày 25/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 (2022). Đây là lần thứ 34 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 51 (2022) với đề tài “Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu” (Tiếng Anh: “Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate crisis).

1. Thể lệ dự thi viết thư UPU 2021

I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm:

– Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em.

– Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ.

– Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

II. THỂ LỆ

1. Đối tượng: Tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2020).

2. Quy định về bài thi:

– Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

– Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt.

– Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).

– Ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

– Trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.

– Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết.

* Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.

Phong bì thư cần ghi rõ: Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (2020).

3. Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611

4. Thời gian: Từ ngày 1/12/2020 đến ngày 28/2/2021 (theo dấu Bưu điện).

5. Một số yêu cầu:

– Không thành lập Ban Tổ chức và chấm chọn bài tại địa phương;

– Không bắt buộc 100% học sinh của trường tham gia;

– Bản quyền các bài thi thuộc về Ban Tổ chức;

– Số hiệu: 11611 là mã Bưu chính của Báo Thiếu niên Tiền phong.

6. Trang Fanpage chính thức của cuộc thi: Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU Việt Nam

III. GIẢI THƯỞNG

1. Giải thưởng Quốc gia:

– Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.

– Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và kèm hai người thân (phụ huynh và nhà trường) dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng.

Giải cá nhân:

– Giải chính thức:

+ 01 giải Nhất: 5.000.000đ;

+ 03 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ;

+ 05 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000đ;

+ 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ.

– Các giải đồng hành:

+ Giải dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số: 1.000.000đ;

+ Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ;

+ 61 Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000đ.

Giải tập thể:

Các trường có học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được nhận giải tập thể, mỗi giải 1.000.000đ.

2. Giải thưởng Quốc tế:

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Nếu đạt giải, sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30 triệu đồng; Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng; được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

IV. BAN TỔ CHỨC:

Trưởng ban: Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phó trưởng ban:

– Bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (Phó Trưởng ban Thường trực cuộc thi);

– Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng đội Trung ương;

– Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong;

– Bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;

– Và các ủy viên.

V. BAN GIÁM KHẢO:

Trưởng ban: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Phó Trưởng ban: Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng Biên tập Báo TNTP.

Các ủy viên: Nhà báo Phạm Thành Long, nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, nhà báo Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Lê Phương Liên, nhà báo Trần Hữu Việt, nhà văn Phạm Phong Điệp, nhà giáo Nguyễn Thụy Anh, nhà giáo Nguyễn Thị Hậu, nhà giáo Trần Kim Dung, nhà báo Lưu Hà, nhà báo Nguyễn Bích Ngọc.

Ban Tổ chức đề nghị các cấp, các ngành phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, nhà trường, các em học sinh tham gia cuộc thi với chất lượng cao nhất.

2. Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021

Nhằm giúp các em có thêm hiểu biết để viết bài dự thi đúng và hay, các em cần chú ý tới những nội dung sau:

Các em cần độc lập và sáng tạo là những yếu tố quan trọng khi các em tham gia cuộc thi này.

Điều đó có nghĩa là, bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết. Những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên.

Các em cần tuân thủ cách trình bày một lá thư, phần kỹ thuật viết thư được ghi rất rõ trong Thể lệ của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng để có một bài dự thi đúng thể thức, đúng yêu cầu.

Để bức thư đến đúng địa chỉ, các em cần luôn lưu ý cách viết đúng và đủ thông tin trên phong bì; cách thức gửi một bức thư dự thi như thế nào để thư đến đúng địa chỉ.

Xem thêm :  Cách trồng hoa hướng dương trong chậu cùng đất trồng namix

Các em cần xác định được các “từ khóa”, các yếu tố quan trọng trong chủ đề của cuộc thi năm nay để viết đúng trọng tâm. Đối tượng nhận thư là một người thân trong gia đình mình và viết những trải nghiệm của các em về một đại dịch đang làm thay đổi toàn bộ thế giới của chúng ta: Đại dịch COVID – 19.

1. Phần đầu bức thư

– Địa điểm và thời gian viết thư: viết ở góc phía bên phải trang giấy.Ví dụ:

Bắc Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2021

Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 7 năm 2021

Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2021

– Lời chào đầu tiên dành cho người nhận thư (người thân trong gia đình em). Ví dụ:

Ông kính mến của con!

Bố thân mến!

Mẹ yêu quý của con!

2. Phần nội dung bức thư

– Dẫn dắt nêu mục đích, lý do hay thời gian, hoàn cảnh em viết bức thư này. Gợi ý: đã lâu chưa được gặp gỡ, muốn gửi gắm thông điệp nào đó, muốn chia sẻ những thông tin đặc biệt…

– Nội dung chính của bức thư: chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch Covid:

Nêu những thông tin cơ bản mà em biết về đại dịch Covid (nguồn gốc, mức độ nguy hiểm, cơ chế lây lan, hậu quả của nó…) và tình hình dịch Covid ở nước ta (gây ra nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng về cơ bản đã được kiểm soát…)

Những mong muốn đối với người nhận thư về việc phòng tránh dịch (mong người nhận thư nên hoặc không nên làm gì để tránh lây lan)

Lợi ích của việc phòng dịch cẩn thận từ những cá nhân nhỏ ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội

Thể hiện niềm tin vào tương lai hoàn toàn chế ngự được dịch bệnh

– Tình cảm của em dành cho người nhận thư.

3. Phần cuối bức thư

– Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật. Ví dụ: Cháu trai đáng yêu của bà, con gái ngoan ngoãn của bà, em trai của anh…

3. Cách viết thư UPU lần thứ 50

Để nắm được cách viết thư UPU lần thứ 50 hay trước hết các em phải nắm được và hiểu rõ về thông điệp chủ đề viết thư UPU 50.

– Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

– Viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.

– Các em chú ý không viết bức thư dài quá 800 từ và lưu ý một nguyên tắc quan trọng là không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong nội dung bức thư.

Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đềmột cách thuyết phục nhất.

Tại thời điểm này cũng là vừa tròn một năm thế giới phát hiện ra dấu vết ca nhiễm COVID – 19 đầu tiên và không lâu sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo “tình trạng khẩn cấp quốc tế” và công bố dịch viêm đường hô hấp cấp COVID – 19 do nhiễm virus SARS – CoV – 2 là “đại dịch toàn cầu”. Tại thời điểm này, thế giới đã có tới hơn 55 triệu ca nhiễm và hơn 1,25 triệu ca tử vong, tốc độ lây lan của đại dịch COVID – 19 vẫn rất nghiêm trọng và mọi quốc gia trên thế giới đều đang phải gồng mình chống dịch. Nói một cách khác, tại thời điểm này, các quốc gia nói chung và mỗi cá nhân chúng ta nói riêng đều đang có những “trải nghiệm” khác nhau về đại dịch COVID – 19.

Một cách chung nhất, trải nghiệm là sự cảm nhận, trải qua và đọng lại trong ý thức, suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân khi tham gia vào một hoạt động nào đó. Chúng ta đã và đang sống những ngày tháng đầy biến động và nhiều lo âu của “năm COVID – 19”. Nói một cách cụ thể hơn, đại dịch COVID – 19 đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới rộng lớn, làm thay đổi cuộc sống của mỗi chúng ta. Các em hãy gọi tên chính xác những “trải nghiệm” của mình về đại dịch này để viết trong bức thư của mình nhé. Đó là:

– Em đã hiểu về dịch bệnh này như thế nào; em đã trang bị những kiến thức cần thiết để biết cách tự bảo vệ bản thân mình và sống chung với nó hay chưa?

– Dịch bệnh COVID – 19 đã có những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, việc học tập, việc gặp gỡ, tiếp xúc với những người xung quanh mình, việc đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, tham quan, du lịch…

– Em đã từng sống ở một khu vực nào phải cách ly khi khu phố hay ngôi làng của em có người nhiễm COVID – 19?

– Trong gia đình em có những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng chống dịch bệnh, thầm lặng đóng góp vào thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID – 19?

– Em có giấc mơ nào về việc tìm ra vắc xin phòng chống COVID – 19 và thế giới sẽ được bảo vệ trong “trạng thái bình thường mới”?

– Đặc biệt, là một công dân Việt Nam, em có những trải nghiệm đặc biệt như thế nào về đất nước mình, quốc gia có những thành tựu đáng tự hào trên mặt trận phòng chống dịch COVID – 19?

Mỗi năm, Liên minh Bưu chính thế giới UPU thường chọn một vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu và đầy tính nhân văn để đưa ra chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, chúng ta không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết và tình cảm của mình về những vấn đề mang tầm vóc thời đại.

Chúc các em có những bức thư sáng tạo và đoạt giải cao trong mùa thi Viết thư Quốc tế UPU năm 2021.

4. Dàn ý viết thư UPU lần thứ 50

1. Phần đầu thư:

Nơi ở của người viết và thời gian. Ví dụ như bạn ở Hà Nội và lúc viết thư là ngày 02/12/2020 thì bạn sẽ viết là: “Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020”.

Xem thêm :  Cách làm mồi câu cá mè hóa, cá mè vinh, cá mè đầu bò hồ tự nhiên và dịch vụ

Lời chào đầu thư: Vì đối tượng nhận thư là người thân nên các em viết lời chào đầu thư là: (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) kính yêu, xa nhớ,… Ví dụ: Ông nội kính yêu!

2. Phần nội dung thư:

– Dẫn nhập: Viết lời dẫn nhập cho người nhận hiểu bạn đang nói về vấn đề gì, khái quát về tình hình hiện tại của mình và nơi mình đang trải nghiệm, có thể viết theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Ví dụ như: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bệnh tật: từ các bệnh thông thường như cảm cúm, ho sốt, đau lưng, đau vai… đến các bệnh khó chữa như: ung thư, HIV/AIDS,… nhưng thời gian gần đây bùng phát dịch bệnh vô cùng nguy hiểm là COVID-19. hoặc Sự sống đang mỗi ngày một tấp nập, hối hả. Chúng ta đang làm cho môi trường biến đổi nghiêm trọng, các vi sinh vật trong đó đặc biệt là virus đang ngày càng trở nên nguy hiểm,… để rồi cả thế giới phải gánh chịu dịch bệnh vô cùng khủng khiếp.

– Đi vào nội dung: Từ vấn đề đã nêu ở phần dẫn nhập, các em mô tả thêm xung quanh khu vực em đang trải nghiệm hoặc chứng kiến, cảnh mọi người chuẩn bị đối phó, phòng chống dịch bệnh như thế nào? cũng như tâm lý của em và mọi người xung quanh. Chính quyền đã làm những gì để khống chế đại dịch, mọi người chấp hành ra sao. Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, quân đội… đã phải vất vả như thế nào? Kể lại quá trình trải nghiệm của mình về các bước nhiễm bệnh, triệu chứng, quá trình điều trị, cảm giác bản thân,… Cuối cùng em mong muốn và khuyên mọi người điều gì để giữ gìn sức khỏe, bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh dịch này.

3. Phần kết thúc:

– Kết thúc bức thư em có thể bày tỏ tình cảm của mình với người thân, mong muốn người thân tiếp thu trải nghiệm của mình để cảnh giác cao độ và lên phương pháp tối ưu để phòng chống dịch bệnh.

Cuối thư: Lời chào thân thương và ký tên.

5. Bài dự thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50

Đề bài: Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19” (Write a letter to a family member about your experience of the COVID – 19 pandemic)

Bài mẫu: Viết thư cho bà để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là …….. – cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà

Mời các em cùng tham khảo một số mẫu viết thư UPU đạt giải cao để hiểu hơn về cách trình bày thư UPU nhé.

Bài viết đoạt giải nhất viết thư UPU lần 49

Ngày 5 tháng 1 năm 2020

Kinh gửi mệ Lương bán xôi!

Mệ ơi, 10 năm nay con chỉ ăn sáng bằng xôi của mệ. Gần đây con càng quý mệ hơn và gọi mệ là “mệ Lương thông thái”. Hôm nay con xin gửi mệ một lá thư để lan tỏa việc làm tử tế!

Mệ Lương bán xôi đắt khách kính mến!

Xôi mệ bán ngon, sạch sẽ nức tiếng thành phố. Sáng sáng, những vò xôi nóng hổi, khói bốc nghi ngút mùi đồng quê, tay mệ thoăn thoắt cho vào hộp xốp gài cái “cạch” rồi bỏ vào túi ni lông, không quên cho thêm cái muỗng nhựa. Hàng trăm đứa trẻ như con tung tăng vào lớp. Năm phút sau, tất cả nằm gọn trong thùng rác. Chúng con lại chờ đến sáng mai xếp hàng mua xôi, lòng thầm cảm ơn mệ bán xôi, tận tâm mà không hề biết mình đang bị đầu độc.

Kính gửi mệ Lương bán xôi ế khách!

Mệ ơi, con được học trong nhà trường điều này hay lắm. Mệ biết vì sao ở Việt Nam tỷ lệ người ung thư, nhất là trẻ em tăng cao không? Mệ biết vì sao trẻ em nam nữ tính hoá, trẻ em dậy thì sớm không? Có nhiều nguyên nhân ạ! Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do ăn uống. Việt Nam là một trong năm nước đứng đầu thế giới về sử dụng xốp, nhựa bừa bãi nhất. Trong xốp, nhựa tái chế có nhiều chất DOP, chì, cadimi sẽ hòa tan khi tiếp xúc với đồ nóng chứa axit, dầu ăn hay muối. Như vậy, mẹ con mình đang tiếp tay cho bệnh tật, mệ nhỉ! Nhớ hôm mệ dẫn con tới gặp mệ, con cứ sợ mệ la “trứng khôn hơn vịt”. Nhưng mệ đã suy nghĩ rất lâu, rồi cầm tay con nói: “Mệ ít học, không biết điều này, mệ sẽ cố gắng thay đổi”. Con biết ơn mệ vì đã nghe tâm sự, nguyện vọng của một đứa trẻ.

Rồi mệ bỏ hết tất cả hộp xốp và bao bì ni lông, chỉ dùng lá chuối hơ lửa để gói xôi. Con rất trân trọng nhưng nhiều phụ huynh và bạn nhỏ khác khó chịu vì sự bất tiện này. Gánh xôi của mệ ế khách trông thấy nhưng mệ vẫn kiên trì dùng lá gói xôi.

Thân thương gửi mệ Lương bán xôi đắt khách!

Một tuần sau mệ quay lại sử dụng túi ni lông. Con buồn, mệ vì đồng tiền mà bất chấp. Nhưng không, mệ bảo rằng: “Một thói quen xấu dễ hình thành nhưng rất khó sửa, bởi vậy, cần thời gian”. Bước đầu, mệ thay hộp xốp bằng lá chuối, vẫn sử dụng túi ni lông xách ngoài, nhưng trong mỗi túi mệ đều bỏ thêm một lá thư do chính mệ viết đã photo thành nhiều bản.

“Con thân mến!

Xem thêm :  Toàn Chức Cao Thủ live action: Fans nguyên tác nói gì?

Mệ bán xôi ít học nhưng mệ biết sử dụng hộp xốp và bao ni lông đựng xôi nóng có hại cho sức khoẻ, về lâu dài còn gây bệnh vô sinh, ung thư, ngoài ra còn ô nhiễm môi trường. Hãy cùng mệ Lương bảo vệ các con và cả thế giới. Ngày mai con phải mang theo hộp sứ, hộp nhựa để đựng xôi rồi mệ Lương giảm giá nhé!

Ký tên

Mệ Lương bán xôi”

Đọc thư của mệ, con vô cùng xúc động. Ai có thói quen xấu khi sử dụng hộp xốp hay bao bì ni lông đều tan chảy trước lá thư của mệ. Quả nhiên gánh xôi mệ bán càng đắt khách hơn. Tiếng lành đồn xa, ai cũng muốn mua xôi của mệ để được trân trọng nhận lá thư tay.

Đa số mọi người đều đồng tính, khâm phục việc làm của mệ nhưng cũng có người trề môi: “Làm thế thì được gì?”. Sao lại không được gì? Trước hết mệ đã làm tốt phần việc của mình, sau đó mệ cũng thông thái lan tỏa cho nhiều người biết tự bảo vệ mình khỏi chất độc có trong hộp xốp và bao ni lông, hơn tất cả là không tự biến mình thành “tội đồ” phá hủy môi trường của con cháu đời sau. Với con, mệ là siêu anh hùng giữa đời thường!

Con rất ngưỡng mộ mệ! Chúc mệ thật nhiều sức khỏe để tiếp tục bán xôi sạch cho chúng con!

Khách đặc biệt của mệ!

Bài viết đoạt giải nhất viết thư UPU lần 48

“Gửi tới Ozone, người hùng của tôi!

Hẳn anh sẽ ngạc nhiên khi nhận được thư của tôi. Tôi viết cho anh bằng cả sự trân quý, ngưỡng mộ và cả nỗi hổ thẹn nữa. Vì với chúng tôi, anh vừa là ân nhân, vừa là anh hùng nhưng có lẽ chính chúng tôi đang làm anh tổn thương, người hùng nhỉ!

Ozone ạ! Mới đây, tôi có đọc một bài báo viết về anh. Vì thế tôi nghĩ mình phải viết cho anh để kể với anh về điều tôi đã đọc được. Họ đang nói đến anh với một sự lo lắng không hề nhỏ, tôi thấy như thế, vì hình như anh ốm và cuộc sống của loài người chúng tôi đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ vấn đề sức khỏe của anh. Họ nói như thể anh sinh ra hiển nhiên có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ Trái Đất của chúng tôi. Có lẽ vì anh đã ở đó rất lâu rồi, thậm chí trước khi có loài người; quen thuộc, gần gũi như hơi thở vậy.

Vì thế tự nhiên lắm, chúng tôi đã quen với sự bảo bọc của anh như đứa trẻ quen được nuông chiều và nghĩ rằng, nơi anh sống chính là thiên đàng. Nhưng sự thực, mỗi ngày trôi qua với anh là cuộc chiến khó khăn với nữ thần Mặt Trời để bảo vệ con người, thảm thực vật, động vật… rồi cũng phải giữ lại một phần sức mạnh của nữ thần để đem đến sự sống cho Trái Đất. Anh hùng sự sống, chúng tôi gọi anh như vậy, đã chiến đấu rất kiên cường chưa một phút nghỉ ngơi cũng chẳng cần những huy chương hay những lời tung hô ca ngợi. Với chúng tôi, anh là người hùng không thể và không được ốm.

Chúng tôi cứ hồn nhiên và đơn giản đến vô tâm vậy đấy. Chúng tôi cứ say sưa với những phát minh mới và coi đó như giá trị bảo hiểm tuyệt đối cho sự sống của mình.

Từ những vật dụng được cho là giản đơn nhưng không thể thiếu trong cuộc sống tiện ích như những chiếc tủ lạnh thôi cũng đang phả vào anh loại khí CFC, kẻ thù của ozone, những tòa nhà kính chọc trời vốn là niềm kiêu hãnh của một thế giới văn minh lại đang từng ngày tiêm vào cơ thể mỏng manh của anh những liều thuốc kịch độc, tàn phá sức khỏe của anh.

Anh vốn kiên cường là vậy, nhưng một ngày, chúng tôi nhận ra, anh không khỏe. Chúng tôi cuống lên, vận dụng hết óc sáng tạo, sự tinh thông của mình mong được thấy anh khỏe lại.

Chúng tôi thực sự cảm thấy có lỗi và hổ thẹn với anh vì lỗ thủng ở Nam Cực ngày càng mở rộng, hiệu ứng nhà kính ở tình trạng báo động có phần lỗi không nhỏ từ chúng tôi.

Lúc này, loài người đã nhận ra, dù người hùng cũng cần được sẻ chia, bảo vệ và được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng sống.

Chúng tôi đã và đang phải trả giá vì thói ích kỉ, tự kiêu, tự đại của mình. Một thế giới gọi là văn minh thì tại sao vẫn phải gục gã trước cơn giận dữ của núi lửa Fuego? Những tòa nhà kiêu hãnh có đủ sức làm dịu cái nắng nóng kinh hoàng ở Montreal, Canada hồi tháng 7 vừa rồi? Hay chính phủ của siêu cường quốc như Hoa Kì, có ngăn được sự hung hăng của ngọn lửa thiêu đốt những cánh rừng ở California hay không? Tất cả có nên đổ lỗi cho anh, người hùng không thể tròn sứ mệnh? Tôi rất xin lỗi, bởi có lúc tôi từng nghĩ như vậy…

Nhưng hôm nay, khi đọc bài báo viết về anh, nhân loại đã hiểu được, anh hùng hay con người bình thường cũng đều có những miền giới hạn không thể đơn độc vượt qua. Chúng tôi đã và đang cùng nhau đến bên anh, bằng cả sự ăn năn, nỗ lực để mang đến cho anh một đời sống mới.

Như anh thấy đấy, một tin không thể vui hơn với chúng tôi và anh là sau khoảng 30 năm kể từ khi thế giới cùng nhau chung tay ký Nghị định thư Montreal (1989) nhằm cắt giảm khí thải phá hủy tầng ozone và cứu Trái Đất khỏi nguy cơ bị tia cực tím tấn công thì đến nay, theo Liên Hợp Quốc: tầng ozone ở Nam Bán Cầu đã có dấu hiệu lành lại và có thể sẽ trở lại nguyên vẹn như xưa vào năm 2060. Đó là một điều tuyệt vời, người hùng của tôi ạ!

Nhưng tôi cũng hiểu, những liều thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất, những bộ óc thông tuệ của những CEO giỏi nhất hay công nghệ cao nhất… không phải là thần dược làm cơ thể anh khỏe mạnh.

Phải chăng cái anh cần ở chúng tôi là sự trân quý tài nguyên của sự sống, là anh, chứ không chỉ là sự kính ngưỡng như một người hùng? Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để anh sớm khỏe lại, không phải để làm người hùng mà chỉ đơn giản là một người bạn, cứ an nhiên bên loài người chúng tôi.

Vì kể từ bây giờ, chúng tôi sẽ luôn đứng cùng anh làm tấm lá chắn vững chãi nhất cho anh bạn Trái Đất thân yêu!

Tôi sẽ nhờ gió mang thư này đến cho anh vì anh bạn ấy ở gần anh nhất, cũng vì gọi tên anh ấy, WIND, tôi cứ liên tưởng đến WIN, thần chiến thắng, một người có thể giúp chúng tôi đủ bản lĩnh để sửa chữa những sai lầm đã qua và trở thành người bạn mà anh có thể tin tưởng …

Hãy gửi thư lại cho tôi nhé, hãy luôn chia sẻ và tin tưởng chúng tôi!

Người bạn đến từ Trái Đất!”

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Chống thấm Việt Nam

 

VIẾT THƯ Tập làm văn lớp 4

 

123

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button