Cây Xanh

[ hướng dẫn] cách ủ mùn cưa nhanh mục sử dụng làm phân bón cây

Hướng dẫn cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma sử dụng làm phân bón cây

Trước những hệ lụy mà phân vô cơ gây ra cho môi trường và sức khỏe con người, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một loại phân mới đó là phân bón hữu cơ vi sinh. Cách làm phân hữu cơ vi sinh vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, nhưng lại mang đến vô số lợi ích cho nền nông nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma để làm phân bón, mời bà con đón đọc!

Giới thiệu  phân hữu cơ vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma

Trước đây, ước tính mỗi năm trung bình nước ta sử dụng đến 11 triệu tấn phân vô cơ phục vụ cho canh tác cây trồng. Trong số đó, có hơn 50% lượng phân hóa học này thất thoát ra môi trường gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Phân bón hữu cơ vi sinh được coi là phương án thay thế hàng đầu, giúp tăng chất lượng của đất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng

Một trong những loại phân hữu cơ được nhiều người áp dụng cho canh tác cây trồng nhất hiện nay phải kể đến loại phân làm từ  mùn cưa và nấm Trichoderma. Trước khi tìm hiểu cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma, chúng ta cùng khám phá chi tiết các thành phần chính của loại phân bón này nhé!

Mùn cưa

Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ chứa rất nhiều cellulose, được tạo ra trong quá trình bào mỏng các loại gỗ của cây thân to, tre, nứa,…. Do kích thước của mùn cưa quá nhỏ, lại không đồng đều nên trước đây chúng thường được xem như một loại phế phẩm, rác thải tự nhiên.

Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu gần nhất, cellulose có trong mùn cưa khi được các vi sinh vật phân giải sẽ tạo ra phân hữu cơ có hàm lượng lớn nitơ, kali và rất nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cây trồng và vật nuôi.

Cellulose là hợp chất rất vững bền, đó là loại polysaccharide cao phân tử. Trong điều kiện tự thoáng khí Cellulose có thể bị phân giải dưới tác dụng của nhiều vi sinh vật hiếu khí. Chúng có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện vòng tuần hoàn Cacbon trong tự nhiên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất

Năm 2015, ước tính tổng diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.061,9 ha, trong đó sản lượng gỗ khai thác lên đến 9.199,2 nghìn m3. Với diện tích đồi núi chiếm gần ⅔ lãnh thổ, cùng với việc khai thác gỗ kể trên, hàng năm khối lượng các loại phế phẩm như mùn cưa, dăm bào là rất lớn.

Do đó, thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma làm phân bón chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Vừa tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng

Xem thêm :  Các loại mai vàng đẹp nhất ở việt nam hiện nay

Nấm Trichoderma

Là một loại nấm bất toàn thuộc họ Moniliaceae, Trichoderma có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Chúng có thể đạt đường kính từ 2-9cm sau khoảng 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20oC. Nấm Trichoderma phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng như đất nông nghiệp, đồng cỏ, rừng,…

Dựa vào đặc điểm sinh lý hóa, nấm Trichoderma đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong nông nghiệp. Một số công dụng tuyệt vời của nấm Trichoderma có thể kể đến như: tiêu trừ các loại nấm gây bệnh cho cây trồng, kích thích sinh trưởng cho cây, kích kháng và bảo vệ bộ rễ cho các loại cây trồng,…

Trichoderma còn có khả năng kháng lại cyanid-một loại chất độc gây ức chế hoạt động hô hấp của tế bào rễ cây. Vì thế Trichoderma có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và trực tiếp bộ rễ của cây trồng

Sau khi ký sinh trên rễ, chúng sẽ bắt đầu tạo ra một chuỗi các thay đổi về hình thái cũng như sinh hóa trong cây. Do vậy bên cạnh việc tiết ra enzyme chống lại các vi sinh vật gây bệnh, loại nấm này còn có công dụng kích thích cây trồng tự sản xuất ra các chất giúp tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra nấm Trichoderma còn giúp phân giải một số chất hữu cơ trong đất, khiến đất trở nên tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và cải thiện hiệu quả tình trạng đất chai, bạc màu

Đọc ngay: [ Nấm Trichoderma ]: Thành phần, công dụng, Cách sử dụng & Mua nấm trichoderma ở đâu?

Hướng dẫn cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để có được 1 tạ phân thành phẩm bà con cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

  • 40-50 kg phân chuồng( có thể dùng phân gà, heo bò,…)

  • 50-60 kg mùn cưa băm nhỏ

  • 3 kg super Lân

  • 1 gói chế phẩm nấm Trichoderma ( loại gói 200g do Đức Bình phân phối)

  • 1 gói chế phẩm EMZEO 200gr

  • Nước sạch

Bước 2: Xử lý sơ bộ nguyên liệu

Hiện nay bà con có thể tìm mua mùn cưa tại các cơ sở sản xuất gỗ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các loại mùn cưa này lại thường chứa rất nhiều tạp chất. Do vậy cần phải xử lý sơ bộ trước để không ảnh hưởng đến cây trồng. Để xử lý bà con ngâm mùn cưa vào dung dịch nước vôi trong ( tỷ lệ 10kg vôi bột hòa tan với 50l nước để lắng qua đêm)  tối thiểu 24 giờ.

Bước 3: Tiến hành ủ mùn cưa với chế phẩm nấm Trichoderma

Sau khi đã xử lý sơ bộ mùn cưa, bà con  tiến hành trộn mùn cưa với hỗn hợp phân chuồng, super Lân rồi rải tất cả lên nền đất. Bên dưới lót một lớp bạt nilon, kích thước khoảng 4mx4m. Sau đó, bà con hòa 20-30 lít nước sạch với chế phẩm nấm Trichoderma .

Đem hỗn hợp vừa pha tưới đều lên lớp mặt của mùn cưa. Nếu sau khi tưới dung dịch trên mà mùn cưa vẫn chưa đạt đến độ ẩm khoảng 45-55%, bà con có thể dùng thêm nước sạch để tưới lên tiếp. Để kiểm tra, bà con nắm nhẹ hỗn hợp nếu thấy có nước rỉ qua kẽ tay là đạt.

Xem thêm :  Lan hoàng nhạn: cách trồng và chăm sóc ra hoa to, đẹp

Bước 4: Giữ ẩm và tạo nhiệt độ cho đống ủ

Cuối cùng bà con đảo trộn đều và đánh lại thành đống. Để hạn chế mùi hôi thối đặc trưng của phân chuồng, bà con có thể dùng khoảng 1 gói chế phẩm EMZEO dạng bột 200gr  rắc lên bề mặt. Với cách ủ này, quá trình thực hiện vừa không có mùi hôi vừa tăng cường thêm hệ vi sinh thúc đẩy quá trình lên men nhanh chóng hơn. Sau đó đậy bạt kín lại để ủ. Để khoảng từ 25-30 ngày là có thể sử dụng được.

Xem thêm: Cách ủ phân chuồng đạt chuẩn nhất hiện nay

Bước 5: Kiểm soát quá trình ủ phân

Trong suốt quá trình ủ, bà con cần nhớ định kỳ đảo phân 2-3 lần. Bà con có thể kiểm tra quá trình ủ  có thành công hay không đó là trong 2,3 ngày đầu nhiệt độ có thể tăng 55-60oC. Hỗn hợp phân lúc  này hoại mục nhanh chóng và không có mùi hôi thối. Sau thời gian ủ 25-30 ngày phân ủ thành công và nhiệt độ đống phân ủ sẽ trở lại nhiệt độ bình thường.

Những lưu ý trong quá trình thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma

Cũng giống như tất cả các loại vi sinh vật khác, mỗi tác động của điều kiện xung quanh đều có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và hoạt động của nấm Trichoderma. Do vậy, trong quá trình thực hiện cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma, bà con cần chú ý những yếu tố có thể tác động đến chất lượng phân bón thành phẩm như sau:

Nhiệt độ

Nấm Trichoderma phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 25-30oC và chúng cũng rất ngại ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc mầm của bào tử, khả năng kéo dài của ống nấm, khả năng tiết enzyme và sự phát triển của sợi nấm. Do đó cần chú ý ủ phân trong môi trường râm mát, che kín bằng bạt phủ và điều kiện thời tiết thích hợp

Độ thoáng khí

Mặc dù có thể sống được trong môi trường thiếu oxy Tuy nhiên về bản chất, trichoderma vẫn là loài vi sinh hiếu khí. Do đó, nồng độ oxy cũng có tác động lên sự khả năng kháng sinh và hình thái của chúng khi hoạt động trong đất.

Xem thêm: Kỹ thuật ủ phân bò với nấm trichoderma làm phân bón cho cây trồng

Chọn mua chế phẩm Trichoderma chất lượng tốt

Với nhu cầu sử dụng nấm Trichoderma làm phân bón cây trồng, trên thị trường hiện nay có vô số hãng sản xuất chế phẩm đặc biệt này. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý chọn mua sản phẩm chất lượng tốt thì mới đảm bảo quá trình ủ phân được thành công Để có thể chọn lựa chế phẩm Trichoderma chất lượng, bà con có thể áp dụng thử một số cách như sau:

  • Đọc kỹ các thông số niêm yết trên bao bì: sản phẩm đạt yêu cầu cần có tối thiểu 109 – 1011 CFU/gr.

  • Kiểm tra bằng phương pháp thủ công: Sau khi mua chế phẩm Trichoderma, bà con có thể lấy một muỗng nhỏ hòa tan với khoảng 400ml nước sạch. Sau đó đậy kín và đặt hỗn hợp này ở nơi thiếu sáng. Nếu khoảng 4-10 ngày sau, hỗn hợp nước chuyển màu xanh hoặc xám, xuất hiện mùi hôi tức là chế phẩm nấm Trichoderma này đạt yêu cầu

Xem thêm :  Bật mí top #20 loại vảy gà chọi độc xứng danh thần kê

Cách sử dụng phân vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma

Dựa vào kết quả sử dụng và kiểm định thực tế, phân bón vi sinh có thể thay thế được 50-100% lượng phân Lân hóa học tùy thuộc vào giống cây trồng. Cách sử dụng phân vi sinh làm từ mùn cưa và nấm Trichoderma cụ thể như sau:

  • Đối với cây ăn quả và cây lâu năm: bà con bón theo hình chiếu tán cây sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, rắc phân và lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên với liều lượng từ 1-2kg/gốc cây

  • Đối với cây chè: bón một lượng 0.2 – 0.3kg/gốc vào rãnh giữa 2 luống chè

  • Đối với cây rau, rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả: thay thế cho phân Lân và phân Ure hóa học được khoảng 70%.

Do tác dụng chậm hơn so với phân hóa học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân vi sinh cho cây ăn quả thì tốt nhất nên bón vào 2 thời kỳ mùa xuân (tháng 3-4) và mùa mưa ngâu (tháng 7-8) khi đó tận dụng độ ẩm của mưa sẽ giúp phân vi sinh hoạt động tốt hơn.

Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn đầy đủ, chi tiết cách ủ mùn cưa với nấm Trichoderma. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, bà con sẽ có thêm nhiều kiến thức mới trong công tác trồng trọt theo hướng thân thiện với môi trường. Chúc bà con thành công!

Xem thêm: Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà hiệu quả 100%

 

About Đức Bình

Xin chào tôi là Đức Bình , chúng tôi chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học xử lý môi trường, xử lý nước thải và rác thải … Các nhãn hiệu độc quyền hiện nay: Chế phẩm EMZEO, trichoderma, chế phẩm vi sinh EMGRO, EMGOC – EM1


Xử lý mùn cưa trước khi vào bọc phôi! (Cách làm nấm bào ngư xám)


Chào các bạn, hôm nay mình lại chia sẻ khâu chuẩn bị xử lý mùn cưa trước khi vào bọc phôi!
Khâu này là một trong những khâu đầu tiên và rất quan trọng khi làm ra được cây nấm bào ngư nha các bạn!
Mời các bạn cùng xem và tham khảo!
https://www.facebook.com/profile.php?id=100008301615025
cáchlàmnấmbàongưxám, quy trình làm nấmbàongưxám, nấmbàongưxám

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button