Cây Xanh

Rau mầm là gì? công dụng, cách trồng rau mầm đơn giản

Rau mầm là một thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam thời gian gần đây. Rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà thời gian thu hoạch nhanh chóng nên trở thành loại rau được nhiều người ưa trồng tại nhà. Vậy rau mầm là gì? cách trồng rau mầm như thế nào? Và tác dụng ra sao? Tìm hiểu mọi thông tin về loại rau này cùng Đặng Gia Trang qua bài viết dưới đây.

1/ Rau mầm là gì?

Rau mầm là loại rau non đang trong quá trình mọc mầm, kích thước nhỏ từ 5 – 10cm, sống không cần trồng đất. Rau mầm lấy dinh dưỡng từ hạt để nảy mầm và tạo ra hai lá mầm trước khi cần ánh sáng mặt trời và đất để phát triển.

Mầm cây con có ưu điểm là cực kỳ dễ trồng và có nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ con người như: vitamin, đạm, chất khoáng, axit amin và phytochemical. Chúng rất non, mềm, khá mọng nước và được sử dụng toàn thân, bao gồm cả rễ, thân, lá. Chúng có vị ngọt hoặc cay nồng tùy theo từng giống rau khác nhau.

Tuy nhiên, không phải loại mầm nào cũng có thể ăn được, đặc biệt bạn cần phải biết cách chế biến, làm sạch đúng cách, nếu không những nguồn khoáng chất từ rau mầm sẽ trở nên vô dụng hay thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

2/ Các loại rau mầm phổ biến

2.1 Rau mầm họ cải

Rau cải mầm có rất nhiều chất xơ (hàm lượng cao gấp 5 lần so với rau thông thường). Chúng cũng dồi dào vitamin A, C, D, sắt, đạm và canxi tốt cho sức khỏe. Rau mầm họ cải có vị hơi hăng, có công dụng giúp kích thích ăn ngon và tiêu hóa tốt. Thường được chế biến thành các món salad, ăn kèm như rau sống. 

Một số loại mầm họ cải như: mầm cải xanh, cải thìa, cải xoong, cải ngọt,… Các loại rau mầm họ cải rất dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt cho thu hoạch nhanh chóng chỉ sau 5 – 7 ngày gieo.

Một số loại rau mầm họ cải

2.2 Rau mầm củ cải trắng

Hàm lượng vitamin E trong mầm củ cải trắng giúp làm đẹp da, chống lão hoá,… Vitamin A, D giúp tăng cường thị giác, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi cho cơ thể.

Cách trồng rau mầm củ cải trắng tương tự như rau mầm họ cải. Bạn có thể chế biến mầm củ cải thành các món xào, món lẩu, hay món salad trộn.

Mầm củ cải

Xem thêm: Hướng dẫn trồng rau mầm cải củ siêu dinh dưỡng bằng mụn dừa

2.2 Rau mầm súp lơ xanh

Mầm cây súp lơ xanh hay còn gọi là rau mầm bông cải xanh, có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 30 lần so với súp lơ trưởng thành. Mầm súp lơ xanh rất giàu chất chống oxy hóa, giúp làm đẹp và ngăn ngừa bệnh ung thư. 

Mầm cây súp lơ xanh

2.3 Rau mầm đậu xanh

Mầm đậu xanh là một loại rau phổ biến nhất trong các loại mầm. Chúng được đánh giá là chứa nhiều vitamin C và E, lượng calo thấp giúp thanh nhiệt, giải độc, giải rượu và làm đẹp da.

Mầm đậu xanh

Đọc ngay: Mách mẹo trồng rau mầm đậu xanh ăn tốt hơn thuốc bổ

2.4 Mầm đậu tương (đậu nành)

Mầm đậu nành cực giàu vitamin nhóm B, C, E giúp bảo vệ tim mạch, huyết áp. Đặc biệt, mầm đậu nành có công dụng giúp chị em gìn giữ duy trì tuổi thanh xuân, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như da khô, nám da, tàn nhang… 

2.5 Mầm đậu Hà Lan

Mầm đậu Hà Lan là loại mầm mới phổ biến gần đây, chúng chứa rất nhiều vitamin E có tác dụng giải nhiệt cơ thể, đặc biệt giúp làm đẹp da.

Mầm đậu hà lan trồng bằng viên đất nung

Tìm hiểu thêm: Học ngay cách trồng rau mầm đậu Hà Lan đi đầu xu hướng!

Xem thêm :  Kỹ thuật trồng dưa lưới trên sân thượng cho qua ngọt nước

2.6 Rau mầm đậu đỏ, đậu đen

Rau mầm đậu đỏ, đậu đen có chứa nhiều khoáng chất như: chất chống oxy hoá, đạm, chất xơ, canxi và vitamin E. Các chất có trong mầm họ đậu giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị táo bón rất tốt, ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn ngừa tình trạng lão hoá và làm đẹp da.

Cách trồng rau mầm đậu đỏ, đậu đen cũng tương tự như cách trầm rau mầm đậu xanh, cho thu hoạch chỉ sau 7 ngày gieo.

Mầm đậu đen

2.6 Rau mầm rau muống

Mầm rau muống cũng là loại rau rất được yêu thích hiện nay. Chúng có thành phần dinh dưỡng cao, mang nhiều vitamin, chất xơ và vi lượng.

Mầm rau muống

2.7 Mầm lúa mạch

Mầm lúa mạch hay còn gọi là cỏ lúa mì, chúng có chứa một lượng vitamin A vô cùng cao. Giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào và thị lực. Hơn nữa, mầm cây lúa mạch còn góp phần chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Mầm lúa mạch

Xem thêm: Cách trồng rau mầm cỏ lúa mì “thần dược” chống lão hóa ngừa ung thư

2.8 Rau mầm hướng dương

Mầm hướng dương có vị ngọt ngọt, bùi bùi, là món ăn vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng cho mọi nhà. Chúng chứa đến 25% protein, giàu carotene, vitamin B2 và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. 

Mầm hướng dương

3/ Các loại rau mầm không nên ăn

Bên cạnh những loại mầm tốt cho sức khoẻ như đã kể trên, thì cũng có những loại mầm mà chúng ta tuyệt đối không nên ăn như: Mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim, mầm họ dưa, mầm khoai lang, mầm khoai tây,… Một số tác hại khi ăn các loại mầm trên:

– Theo nhiều nghiên cứu cho biết, Alkaloid Solanine là độc chất có trong mầm khoai tây và mầm các loại dưa dây sẽ gây ngộ độc. Khi bị ngộ độc với độc chất này sẽ có các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảyđau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Còn mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric (HCN) – một chất độc gây chết người, giống như trong măng và sắn.

4/ 2 cách trồng rau mầm tại nhà đơn giản nhất

4.1 Cách trồng rau mầm bằng giá thể

Chuẩn bị nguyên liệu trồng mầm

– Giống

Chọn các giống mầm đã giới thiệu ở trên như: hạt củ cải, rau muống, giá đậu xanh, lúa mạch mầm hướng dương,… Các loại hạt giống mầm đều có bán sẵn tại các cửa hàng giống, shop online trên cả nước. Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy, đồng đều tránh chọn nhầm hạt giống rau thường.

– Các loại giá thể trồng mầm phổ biến

  • Mụn dừa : được xử lý loại bỏ đi chất chát, ưu điểm của giá thể này là giàu dinh dưỡng, khả năng hút và thoát nước cao
  • Than bùn tự nhiên: được tạo ra từ xác của các loại thực vật đã phân hủy giàu dinh dưỡng, thấm hút nước tốt

  • Mùn cưa là phụ phẩm của quá trình chế biến gỗ cây công nghiệp, chúng là giá thể có khả năng giữ ẩm cao

  • Trấu hun: là vỏ hạt lúa được hun lên ở nhiệt độ cao, sạch mầm bệnh, chứa nhiều nguyên tố khoáng có ích cho rau

    : là vỏ hạt lúa được hun lên ở nhiệt độ cao, sạch mầm bệnh, chứa nhiều nguyên tố khoáng có ích cho rau

  • Viên đất nung/sỏi nhẹ : là đất sét tự nhiên được vo tròn và nung ở nhiệt độ cao. Dạng viên có nhiều lỗ rỗng, thấm hút nước tốt, được tái sử dụng nhiều lần nên là giá thể lý tưởng cho rau mầm
  • Cát sỏi đã qua sàng lọc tạp chất, được sấy hoặc phơi khô

  • Đá Perlite được bán sẵn trên thị trường, có khả năng làm tơi xốp đất, tạo độ thoáng khí, giữ ẩm giữ nước tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi khí cho rễ mầm

Bạn có thể sử dụng một trong các loại giá thể trên hoặc phối trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp.

– Khay trồng

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như chai nhựa, rổ, thau,… nhưng tiện lợi và dễ sử dụng nhất là thùng xốp (40cmx50cmx7cm).

– Bìa carton

Dùng để đậy lên bề mặt của khay trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt giúp giảm ánh sáng.

Tiến hành trồng

– Bước 1: Ngâm hạt

Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong thời gian 2 – 5h (tùy hạt vỏ dày hay vỏ mỏng), đối với hạt rau muống, hướng dương thì để 10 – 12h. Lựa bỏ các hạt nổi, hạt lép, sâu mọt để tỉ lệ nảy mầm đạt cao nhất. Sau khi ngâm thì vớt ra xối nước qua 1 lần cho sạch rồi để ráo.

– Bước 2: Làm giá thể trồng

Đặt khay trồng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Cho giá thể vào khay dày khoảng 1,5 – 2,5 cm. Dùng tay phả đều bề mặt giá thể để gieo hạt được đều hơn. Dùng bình phun nước đều lên giá thể.

Mụn dừa là giá thể trồng mầm tiện lợi nhất

– Bước 3: Gieo hạt

Dùng tay rải đều hạt giống lên giá thể. Mật độ gieo tùy thuộc vào kích cỡ hạt, trung bình khoảng 10g hạt / 40cm2 bề mặt giá thể. Tưới phun nhẹ một lần nữa. Dùng tấm bìa carton đậy bề mặt khay trong 2 ngày. Mỗi ngày đều tưới nước để giữ ẩm cho hạt.

– Bước 4: Chăm sóc

Tưới nước ngày 2 lần, đảm bảo giá thể luôn đủ ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nảy mầm đều trắng xóa, tưới phun sương rồi mở bỏ bìa carton, đưa khay ra nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Bước 5: Thu hoạch

Sau khoảng 5 – 7 ngày tùy từng giống mà ta có thể bắt đầu thu hoạch. Dùng kéo bén cắt sát gốc mầm rồi rửa lại bằng nước sạch và sử dụng.

Lưu ý: Cách xử lý giá thể trồng vụ mới

Hầu hết các loại giá thể sau khi trồng mầm đều có thể tái sử dụng. 

Trước tiên cần loại bỏ các gốc, rễ mầm ra khỏi giá thể cũ. 

Sau đó đem trộn giá thể với vôi, phơi nắng khoảng 3 ngày để khử sạch mầm nấm bệnh. 

Trước khi trồng có thể trộn thêm nấm đối kháng Trichoderma để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại.

Gieo hạt mầm

4.2 Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy

Chuẩn bị nguyên liệu

– Hạt giống: như cách trồng bằng giá thể

– Giấy ăn: chỉ cần sử dụng loại giấy ăn hằng ngày

– Khay: có thể tận dụng những khay nhựa, hay i-nox, xoong, nồi, đáy chai,…

Tiến hành trồng 

– Bước 1: Ngâm hạt giống

Ngâm hạt giống mầm trong nước ấm khoảng 55 độ C. Thời gian ngâm còn tùy thuộc vào độ dày, mỏng của vỏ hạt giống. Đôi với cách trồng bằng khăn giấy thì các loại hạt đều cần phải ngâm để tăng thời gian nảy mầm. Sau khi đã ngâm xong, rửa hạt giống qua nước.

– Bước 2: Gieo hạt

Cho khay trồng vào bóng tối, tránh ánh sáng trực tiếp. Trải lớp khăn giấy ăn vào khay trồng và tưới đẫm nước. Sau đó gieo hạt lên trên và tiếp tục tưới nước đẫm hạt. Dùng bìa carton tủ lên khay trồng sau khi tưới.

– Bước 3: Chăm sóc

Dùng bình phun sương tưới 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, nếu trồng mùa hè có thể tưới 3 lần.

Sau khoảng 2 – 3 ngày mầm nhú lên dần dần thì lượng nước cũng cần nhiều hơn. Tuy nhiên không tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng.

Sau 3 ngày thì bỏ bìa carton ra, đưa khay mầm ra nơi có ánh sáng để rau bắt đầu quang hợp tạo màu xanh.

– Bước 4: Thu hoạch

Thu hoạch rau sau 5 – 7 ngày kể từ ngày gieo hạt, thời gian ngắn hay dài tùy vào từng giống rau. Dùng kéo cắt sát gốc mầm và bỏ lớp rễ với giấy ăn bên dưới.

Xem thêm cách trồng rau mầm qua video để dễ dàng thực hiện hơn bạn nhé!

5/ Các công dụng của rau mầm

5.1 Kiểm soát đường trong máu

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong rau mầm có chất chống oxy hóa sulphoraphane có tác dụng làm giảm insulin. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

5.2 Tốt cho tiêu hoá

Hàm lượng chất xơ trong rau mầm được đánh giá rất cao nên việc ăn nhiều mầm sẽ giúp nhu ruột hoạt động tốt. Nhờ đó dạ dày cũng co thắt tốt hơn nên quá trình tiêu hóa thức ăn không còn gặp trở ngại.

5.3 Giúp ngăn ngừa ung thư

Rau mầm có tính kiềm giúp làm giảm lượng axit trong cơ thể (đây là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư).

Đồng thời, tất cả các loại mầm đều chứa hàm lượng chất glucosinolates (GSL) một nhóm lớn gồm các hợp chất có chứa lưu huỳnh, có lợi cho sức khỏe. Khi nhai mầm, glucosinolates có tác dụng sửa chữa DNA và giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào gây ung thư.

5.4 Rau mầm kích thích mọc tóc

Rau mầm đặc biệt dồi dào Vitamin C hơn cả cam, có tác dụng phá hủy các tế bào gốc tự do, ngăn chặn rụng tóc và kích thích tóc mọc nhiều, đều hơn.

5.5 Cực kì có lợi cho da

Cũng nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào nên chúng góp phần tăng độ đàn hồi da. Giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do cho da căng mọng, trẻ trung hơn. Đặc biệt, nguồn vitamin E trong mầm rau còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, cực có lợi cho chị em phụ nữ.

6/ Nên cho bé ăn rau mầm như thế nào là hợp lý?

Nên tự trồng bằng những vật tư hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, loại trừ nguy cơ rau bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn 

Nên rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy (ít nhất 3 lần).

Khi rửa, bạn nên nhẹ nhàng để tránh rau bị nát, sẽ mất chất dinh dưỡng.

Nên ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.

Tuyệt đối không được cho bé ăn rau mầm sống vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất yếu, sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Với trẻ nhỏ, nên xay nhuyễn, nấu với cháo cho bé ăn dặm và nấu chín,

Với trẻ lớn hơn, cho bé ăn trực tiếp khi đã nấu chín.

Để đảm bảo có rau sạch cho bé ăn hàng ngày, bạn có thể tự trồng rau mầm vì trồng rau mầm rất đơn giản, chỉ sau 5 ngày đã có thể thu hoạch rau sạch ngon cho cả gia đình.

Vậy là bạn lại có thể biết thêm được các loại hạt giống mầm dễ trồng cùng vài cách trồng rau mầm cực đơn giản tại nhà nữa rồi. Chúc bạn thành công trong việc trồng mầm và có những khay rau non xanh bổ dưỡng cho gia đình sử dụng nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

5/5 – (42 bình chọn)


Cách trồng rau mầm không dùng đất, không cần tưới nước.


Rất tiện lợi với cách trồng rau mầm bằng rổ không dùng đất và không cần tưới nước của mình, vì với cách này hệ thống sẽ tự cấp nước cho rau mầm phát triển, các bạn không cần phải quan tâm đến việc tưới nước nữa. Bạn không có thời gian tưới nước mà không muốn dùng các giá thể như tro trấu hay xơ dừa vì lo ngại chúng sẽ làm bẩn nhà cửa thì cách trồng rau mầm không dùng đất này rất thích hợp với các bạn.
Các bạn nhớ sử dụng rổ có lỗ thưa như mình nhé. Thay vì lót khăn giấy, các bạn có thể lót khăn xô thì sau khi thu hoạch rau mầm chúng ta sẽ tái sử dụng được khăn nhiều lần rất dễ dàng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button