Tổng Hợp

Cách trồng khoai lang thu hoạch cả cây lẫn củ

Khoai lang là loại cây trồng phổ biến, là người Việt ai cũng đã đôi lần thưởng thức và cảm nhận vị ngọt bùi của khoai lang. Đây còn là món ăn quen thuộc thời khó khăn của cả dân tộc, giờ đây nó lại là loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Thậm chí, thân và lá cây khoai lang cũng có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy tại sao chúng ta lại không tự trồng khoai lang để phục vụ cho bản thân và cả gia đình. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi. Viknews Việt Nam xin chia sẻ cách trồng khoai lang đơn giản tại nhà.

Video nhân giống khoai lang bằng củ

Tìm hiểu sơ lược về các giống khoai lang

  • Khoai lang giống Nhật

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của tỉnh Ninh Bình nói chung và vùng Nho Quan – Gia Viễn vốn nằm bên sông Hoàng Long nói riêng. Khoai Hoàng Long có thịt củ bở, màu vàng nhạt, bùi, ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm và phục tráng thành công giống khoai lang Hoàng Long cho năng suất, chất lượng cao trên diện tích 3ha tại các xã Yên Quang và Phú Sơn huyện Nho Quan. Khoai Hoàng Long cùng với dê núi Ninh Bình, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao, cơm cháy Ninh Bình là những đặc sản tiêu biểu được xây dựng thương hiệu và đem vào phục vụ du lịch.

  • Khoai lang Lệ Cần

Khoai lang Lệ Cần là đặc sản của vùng Lệ Cần, xã Tân Bình, Đắk Đoa, Gia Lai. Vì nổi tiếng nên giống khoai này được trồng ở khắp nơi. Nhưng do chỉ nhân giống bằng dây nên củ không còn nguyên phẩm chất như ban đầu.

Khoai lang Lệ Cần có thân dây to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy màu nâu tím, củ màu đỏ, dài, thuôn. Ruột có màu vàng nghệ nên khi luộc bở vàng ươm, ăn ngọt lịm và bùi. Đặc biệt, giống khoai này chỉ trồng ở vùng Lệ Cần mới có đủ đặc điểm trên. Nếu đem giống đó trồng nơi khác thì bề ngoài tuy giống khoai Lệ Cần, nhưng ruột không có màu vàng và không ngọt, phẩm chất củ giảm rõ rệt. Qua phân tích mẫu đất tại khu vực xã Tân Bình cho thấy, một số mẫu ở vùng Lệ Cần có hàm lượng vi lượng cao hơn khu vực khác, đặc biệt là các nguyên tố Mn, Bo, nhờ đó khoai lang mới có chất lượng thơm, ngon.

Xem thêm :  Xem tướng nốt ruồi có lông, mọc lông là điềm tốt hay xấu

Trong 3 năm (2008-2010), Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã thực hiện phục tráng giống khoai lang này, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa.

  • Khoai lang ở Bình Tân

Một trong những cánh đồng rộng lớn trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Bình Tân. Khoai lang tím Nhật Bản hiện được trồng nhiều ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), vì nó cho năng suất cao và có giá trị kinh tế…

Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang

Khoai lang có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào tháng 9 hằng năm. Bà con thường gọi đây là vụ đông xuân, trồng vào thời điểm này khoai sẽ có mùi vị thơm ngon và cho năng suất cao.

Nhiệt độ: Khoai lang ưa nhiệt độ từ 21 – 25 độ C. Nếu dưới 10 độ C, cây sẽ chuyển thành màu vàng và chết. Trên 45 độ C, cây sinh trưởng và khả năng cho củ đều kém.

Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng thích hợp từ 8 – 10 giờ sáng. Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì sẽ thuận lợi cho sự phát triển của cây. Ngoài ra, ánh sáng yếu cũng có tác dụng xúc tiến quá trình ra hoa. Do đó, khoai lang dễ trồng.

Nước: Khoai lang cần nhiều nước. Lượng mưa trung bình trong năm từ 750 – 1000mm/năm. Độ ẩm cần thiết trong ruộng khoai từ 70 – 80%.

Đất trồng: Khoai lang dễ sống, không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.Đặc biệt, cây khoai lang ưa đất cát pha có tỉ lệ mùn cao, đất thịt nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu. Yêu cầu khu đất trồng phải thoáng, tơi xốp. Nếu đất chặt quá củ khoai lang sẽ bị cong queo, xấu, nhỏ. Độ pH thích hợp từ 4,5 – 7,5 trừ loại đất sét có hàm lượng nhôm nặng.

Cách cách trồng khoai lang trong chậu tại nhà

Bước 1: Xác định vị trí để ghim tăm cố định củ khoai

Xác định vị trí ½ của củ, dùng tăm hoặc que xiên thịt ghim đều xung quanh củ. Vết ghim cần sâu khoảng 1 – 1,5cm để đủ sức giữ cho củ khoai.

Bước 2: Định vị củ khoai lang  trong lọ nước

Đặt củ vào sao cho các que tăm nằm trên mép lọ với đầu nhọn của củ hướng xuống dưới. Đổ nước vào bình đủ ngập nửa dưới củ.

 Bước 3: Chăm sóc để củ khoai mọc mầm

Đặt lọi cây trên bệ cửa sổ đầy nắng và thay nước vài ngày một lần. Đảm bảo giữ cho phần đáy của củ ngập trong nước.

Xem thêm :  Những Câu Chào Buổi Sáng Hài Hước, 100+ Lời Chúc Chào Buổi Sáng Hay Nhất

Có thể mất một vài tuần hoặc thậm chí một tháng trước khi bạn thấy sự phát triển màu xanh lá cây nhú lên từ đầu củ. Các chồi riêng lẻ sẽ mọc ra từ củ được gọi là “mầm con”, và đây sẽ là những gì bạn sử dụng để tạo ra cây khoai lang mới.Mẹo: Nếu nước máy của bạn chứa nhiều clo và các chất phụ gia khác, nó có thể ngăn củ mọc mầm. Nếu củ không mọc mầm, thay nước máy bằng nước cất hoặc để hứng nước để qua đêm, sau đó mới đổ vào lọ.

Khi củ khoai mọc mầm, về cơ bản bạn đã có một chậu cây thủy sinh. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục trồng trong nước, nên bón phân bón dạng lỏng (loại dùng để trồng cây thủy sinh) để cung cấp dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng củ khoai có thể bị hạn chế khá nhiều để phát triển. Và chắc chắn rằng, bạn không thể thu hoạch củ để ăn nếu trồng trong điều kiện thủy sinh.

Nếu muốn trồng củ khoai vào đất, hãy tiếp tục theo dõi bước tiếp theo

Bước 4: Gieo mầm non vào đất

Khi mầm đã bắt đầu nhú lá non, cẩn thận tách chúng ra khỏi “củ mẹ” bằng cách xoắn. Lúc này, bạn có thể thấy các mầm non đã lú ra rễ non.

Đặt mầm non vào một cái đĩa nông và chứa một ít nước. Rễ non sẽ tiếp tục phát triển từ đáy của mầm cây non trong một vài ngày.

Khi rễ non dài được khoảng 10cm, bạn có thể đem trồng vào bầu đất.

Bước 5: Trồng mầm khoai lang vào chậu.

Nếu bạn muốn trồng dây leo khoai lang làm cây trang trí, hãy tìm một chậu để bàn nhỏ. Khi cây của bạn đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, chúng sẽ sẵn sàng chuyển sang các chậu hoặc các bồn cây lớn.

Để trồng, bạn hãy lấp đất sạch chất lượng cao vào chậu. Không nén chặt đất; củ cần đất tơi xốp để phát triển lớn. Trộn một ít phân bón (phân bò vi sinh, hoặc phân tan chậm) vào bầu đất của bạn nếu nó chưa có phân bón. Sau đó, đào một lỗ ở giữa đất, đủ sâu để chứa phần rễ của mầm con. Nhẹ nhàng đặt mầm vào và vun đất lại xung quanh. Tưới nước kỹ lưỡng.

Khoai lang không thích môi trường đất quá ẩm ướt, vì thế không cần tưới nước hàng ngày. Bạn chỉ cần tưới sau 2-3 ngày, để đất có thể duy trì độ ẩm.

Xem thêm :  Cách Viết Chỉ Số Dưới Trong Powerpoint, Cách Viết Chỉ Số Trên Dưới Trong Powerpoint

Đặt chậu ở ngoài trời nơi có ánh sáng hoặc ở ban công, sân thượng. Tùy theo loại khoai lang bạn trồng, nhưng trung bình từ 100-140 ngày là bạn có thể thu hoạch củ.

Đặt chậu của bạn ở nơi có ánh nắng trong nhà, và giữ cho đất ẩm nhưng không bị sũng nước. Để kiểm tra độ ẩm, hãy thọc ngón tay vào đất cho đến đốt ngón tay thứ hai. Nếu cảm thấy đất khô, hãy thêm nước. Nếu ngón tay bị ẩm, hãy đợi cho đến khi khô

Cách chăm sóc khoai lang

  • Tưới nước

Sau 2 – 3 ngày giâm cành khoai lang bắt đầu mọc rễ, mỗi ngày chúng ta nên tưới nước cho cây 1 lần. Vào mùa mưa có thể không tưới nước để hạn chế cây ngập úng, hư thối.

  • Cắt tỉa

Sau 20 – 25 ngày, khi cây đã phát triển ổn định chúng ta bắt đầu bấm ngọn để cây phát triển thành nhiều nhánh. Cách 10 ngày chúng ta tiến hành bấm ngọn 1 lần, ngoài ra chúng ta cần phải vun xới đất tạo điều kiện cho cây phát triển.

  • Bón phân

Để khoai phát triển củ to và lá sum suê hơn, việc bón phân cho khoai lang là vô cùng quan trọng. Việc bón phân cho khoai được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Bón lót

Sử dụng phân chuồng, phân đạm và kali để trộn chung với đất, trước khi gieo giống.

Giai đoạn 2: Bón phân đợt 1

Sau 20 – 30 ngày kể từ ngày trồng khoai lang, chúng ta bắt đầu tiến hành bón phân đợt 1. Giai đoạn này nên dùng phân đạm và 1/3 phân kali.

Giai đoạn 3: Bón phân đợt 2

Khoảng 40 ngày, chúng ta tiến hành bón phân đợt còn lại.

Sau 1 tháng trồng chúng ta đã có thể tiến hành thu hoạch lá và ngọn khoai lang. Cắt ngọn dài khoảng 20cm, sau 7 ngày có thể tiến hành thu hoạch một lần. Sau 100 ngày có thể thu hoạch củ và tiến hành cải tạo đất và trồng cho vụ tiếp theo.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng bạn đã biết được cách trồng khoai lang đơn giản tại nhà để thu hoạch cả cây lẫn củ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cây cối, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!


Cách trồng khoai lang ươm mầm bằng củ | Plant sweet potatoes at home


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button