Cây Xanh

Chi tiết cách trồng hoa địa lan ở miền bắc

Mê mẩn với vẻ đẹp của hoa địa lan, nhiều gia đình đang tìm kiếm cách trồng địa lan để cây mau ra hoa và sống được lâu. Vậy đừng quên bỏ túi cách trồng hoa địa lan ở miền bắcKhuyến nông Việt Nam sắp chia sẻ dưới đây nhé!

Đặc điểm của hoa địa lan

Địa lan là loài hoa có sức sống mạnh mẽ. Sự tăng trưởng cảu mỗi giả hành được tách ra từ các bẹ khác hoặc củ của cây mẹ và đều có một bộ rễ độc lập.

  1. Thân và rễ của hoa địa lan

Rễ địa lan rất ít khi phân nhánh, bởi vậy mà chúng không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, có dộ dài khoảng 2 đến 3cm và có bề rộng khoảng 1,5cm. Lá địa lan mọc ở phần thân cây và phân nhánh ngay từ mặt chậu.

Nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của địa lan chín là giả hành. Đối với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ hơn và không dự trữ được nhiều nước, bởi vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng để cây có thể phát triển tốt nhất

  1. Lá của địa lan

Những người chơi hoặc trồng địa lan thường quan tâm đến phần lá hơn cả. Lá địa lan có thể có độ dày và độ dài khác nhau tùy thuộc vào từng loài.

chi tiet cach trong hoa dia lan o mien bac - Chi Tiết Cách Trồng Hoa Địa Lan Ở Miền Bắc

Tuỳ vào từng loài địa lan mà kích thước và độ dày có lá có thể khác nhau

Một số loài lan có thể kể đến như Cym Georengi có lá rộng 1cm và dài hoảng 15cm, trong khi đó, giống địa lan Cym Siense thì lá có thể đến 4cm và cao đến 45cm. Hầu như lá địa lan đều phẳng, tuy nhiên vẫn có một số giống lan có lá hình bầu dục như “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ).

  1. Hoa của địa lan

Hoa địa lan rất đẹp và có màu sắc khá rực rỡ. Cành hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số lượng bông hoa, hình dáng, hương thơm và thời gian tàn của địa lan cũng thay đổi tuỳ vào từng loại.

Ý nghĩa cây địa lan ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoa lan địa hoàng vũ thuần chủng xuất phát đầu tiên từ tỉnh Nam Định nước ta. Vốn mang vẻ đẹp sang trọng lại chưng được lâu, địa lan là một trong những loại cây được nhiều người ưa chuộng và săn tìm.

Vậy điều gì lại khiến địa lan chiếm được nhiều cảm tình từ người chơi hoa đến như vậy? Điểm đặc biệt của loài hoa địa lan đó chính là cuống hoa mọc từ thân giả ra và tương ứng với mỗi cuống thì sẽ có khoảng 10 bông hoa, mỗi bông hoa có 5 cánh rất mịn và khá dày. Kết hợp với vẻ đẹp yêu kiều, những cánh hoa mềm mại, loài hoa này giúp người ta liên tưởng đến sự vĩ đại của chốn rừng thiêng, đại diện cho sự an nhiên nhưng cũng rất đỗi cao sang.

Bí kíp về cách trồng địa lan không phải ai cũng biết

Để có thể thuận tiện cho người trồng và chăm sóc, bài viết tập trung vào những điểm lưu ý chung nhất trong kỹ thuật trồng các loại cây địa lan. Do đó, nếu còn băn khoăn về cách trồng địa lan trần mộng thì bạn cũng có thể tham khảo cách này. Hoàn toàn phù hợp và đảm bảo.

  1. 1. Cách trồng địa lan

Bước 1: Xử lý cây trước khi trồng: Tách giống từ chậu cũ

Kể cả bạn đã có sẵn giống cây cũ để trồng địa lan hay vừa mua địa lan về thì đừng bỏ qua bước này vì nó sẽ quyết định đến khả năng tránh bệnh và mất nước của cây. Ở công đoạn này, bạn dùng dao sắc để tách hoặc tách bằng tay, khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quyết sơn vào và chờ khô. Chỉ tách khi khóm cây có nhiều hơn 5 khóm, mỗi khóm tách có ít nhất 2 thân. Lưu ý, nên loại bỏ các nhánh hỏng, lá úa và chỉ để lại những nhánh khỏe nhất để bắt đầu cây mới.

chi tiet cach trong hoa dia lan o mien bac - Chi Tiết Cách Trồng Hoa Địa Lan Ở Miền Bắc

Trước khi trồng địa lan bạn cần chú ý đến việc xử lý cây giống

Bước 2: Tiến hành trồng địa lan

– Xếp khóm: Lần lượt xếp khóm lan làm giống vào chậu theo nguyên tắc: khóm già xoay vào tâm, khóm non hướng ra miệng chậu. Việc này sẽ giúp cây non nứt ra từ khóm già sẽ mọc tỏa ra mép chậu.

– Phủ đất: Tốt nhất bạn nên chọn đất trồng là đất xú (loại đất nằm sâu dưới tầng đất thịt nhưng vẫn chưa tới tầng đất sét). Theo kinh nghiệm của người trong ngành, đất trồng lan đảm bảo chất lượng là loại đất đã phơi khô và nổi lên được khi thả vào nước. Sau khi chọn được đất đạt yêu cầu, đổ đất trồng vào chậu sao cho phủ kín ⅓ thân lan. Cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng. Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng dương xỉ, vụn xỉ than hoặc rêu phủ lên đều được để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này.

2 Kỹ thuật chăm sóc địa lan đúng chuẩn dân lành nghề

– Tưới nước

Đối với bất cứ loại cây nào thì tưới nước là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc cây có sinh trưởng và phát triển bình thường được hay không. Với địa lan, bạn cần cung cấp cho chúng nguồn nước sạch, không nhiễm bẩn. Trong quá trình tưới, đừng tưới một lượng nước lớn luôn mà phải tưới từ từ, chậm rãi để nước thấm được xuống tận dưới đáy chậu. Không nên tưới quá mạnh làm hỏng các chồi non và mầm hoa bị biến dạng.

Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%. Vào những ngày nóng, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới nước 2 lần/ ngày; vào những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới, nếu bị ngập úng thì thoát nước ngay tránh nước đọng làm thối rễ cây.

chi tiet cach trong hoa dia lan o mien bac 1 - Chi Tiết Cách Trồng Hoa Địa Lan Ở Miền Bắc

Hoa địa lan vẫn cần được cung cấp đầy đủ nước để sinh trưởng ổn định

– Cắt tỉa cành

Điều làm nên nét đẹp sang trọng cho địa lan không phải chỉ xuất phát từ bản chất vốn có của nó mà còn từ sự tận tâm của người trồng. Địa lan hơn nhau không chỉ hương hoa mà còn là dáng hoa. Để có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây.

Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn cũng nên dành thời gian thu nhặt hoa rụng, loại bỏ lá úa để ngăn chặn sâu bệnh hại cây. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bệnh phải xử lý và cách ly ngay nếu trồng nhiều chậu hoa.

– Bón phân cho hoa

Trên thị trường hiện nay, có những chậu địa lan lên đến con số hàng chục triệu đều không phải nói ngoa. Bởi những dưỡng chất mà địa lan được hấp thụ đều được đánh giá cao về khả năng kích thích cây phát triển và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải thấy tốt là bạn cứ bón phân thật nhiều cho loại cây này. Vì địa lan không cần nhiều phân nên bạn không cần bón quá nhiều phân hay bón quá đặc. Bạn chỉ cần duy trì bón tuần 1 lần và “thật loãng” với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20.

Ngoài ra khác với miền Nam, cách trồng hoa địa lan ở miền bắc có 1 số đặc điểm khác như sau: Mùa đông lạnh nên giảm số lượng bón phân xuống còn 1 tháng 1 lần, kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học. Đặc biệt chú ý trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá vì phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.

chi tiet cach trong hoa dia lan o mien bac 2 - Chi Tiết Cách Trồng Hoa Địa Lan Ở Miền Bắc

Lượng phân bón cho hoa địa lan cần được phân chia phù hợp theo từng giai đoạn phát triển

– Phòng trừ sâu bệnh cây địa lan

So với các loài cây khác, địa lan ít mắc bệnh hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa nó kháng mọi loại sâu bệnh. Nếu chăm sóc sai quy cách lan rất dễ mắc các bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá… Bên cạnh các biện pháp thủ công thông thường, nếu sâu bệnh không thể diệt tận gốc, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi dùng thuốc này cần lưu ý đến liều lượng và cách phun. Không chỉ phun một điểm mà phun toàn bộ cây để tránh lây lan.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu hết cách chăm sóc cũng như cách trồng hoa địa lan rồi. Qua bài viết này, Nongnghiepvui.com hy vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích và có thể tự tay trồng cho mình một chậu địa lan thật đẹp nhé! Chúc bạn thành công!


Trồng Và Chăm Sóc Lại Cây Hoa Địa Lan Sau Khi Chơi Tết


Cách trồng và chăm sóc địa lan sau Tết đơn giản đúng kỹ thuật
Với cách trồng và chăm sóc địa lan sau Tết khá đơn giản, người yêu hoa có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, giữ hoa tươi và nở đúng dịp Tết sang năm.
Sau mỗi dịp tết, nhiều gia đình thường vứt bỏ những chậu hoa lan vì không biết cách chăm sóc, cây sẽ héo úa và có thể chết. Nhất là với điều kiện thời tiết nóng nực tại khu vực phía Nam, rất khó để có thể chăm sóc được cây hoa địa lan nếu không nắm vững những kỹ thuật cơ bản. Hoa địa lan là giống cây cảnh có giá thành không hề rẻ, việc bỏ đi sau một mùa tết là rất lãng phí, do đó để hoa địa lan sau tết vẫn có thể tươi tốt, chỉ cần biết cách trồng và chăm sóc đơn giản để cây ra hoa đẹp đúng mùa tết năm sau.
Xử lý cành bị bệnh
Đối với những cành hoa bị bệnh hoặc đã héo úa, đừng ngần ngại mà cố gắng giữ lại. Nên nhanh chóng xử lý bằng kéo sắc, cắt hết toàn bộ phần bị sâu bệnh, héo úa hoặc đối với phần lá bị hỏng ít hơn thì có thể bảo tồn bằng cách chỉ cắt bỏ phần héo, giữ lại phần còn tươi xanh.
Hoa địa lan trồng dịp tết thường bị tưới nước quá nhiều mà không lưu ý đến phần thoát nước cho rễ cây, dễ khiến cho phần rễ bị úng nước, thối, do đó trước khi đem hoa địa lan đi trồng lại, cần chú ý tỉa hết những phần rễ bị thối để không làm lây lan mầm bệnh sang những phần rễ khỏe.
Sau khi xử lý hoàn toàn phần rễ hỏng, nên dùng vôi bôi vào vị trí vừa cắt rễ rồi mới có thể tiến hành đặt lại bầu vào trong chậu cây để cố định lại cho cây vững chắc không bị đổ hay lung lay.
Tiến hành trồng lại cây
Ngay từ đầu khi lựa chọn chậu trồng địa lan nên là những loại chậu cao để đảm bảo rễ phát triển tốt. Sau khi xử lý phần rễ, đặt lại bầu vào chậu thì nên vỗ nhẹ để đất phủ đều, cây chắc hơn. Nên lót trước ở đáy chậu thêm xỉ than đập nhỏ trộn với cát đen theo tỉ lệ 1 1 để cây được thông thoáng. Đặt lan vào chậu xong cần phủ lên trên bề mặt đất bao phủ toàn bộ bằng rong rêu hoặc là xơ dừa cao đến khoảng ⅓ thân cây, cuối cùng là chất trồng có tác dụng giữ độ ẩm cho cây.
Một số lưu ý cần thiết khi chăm sóc hoa địa lan
Hoa địa lan không phù hợp trồng ở vùng có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gay gắt. Dù là cây hoa địa lan sato hay hoa địa lan trần mộng, tất cả các giống hoa địa lan nói chung đều là loài sống ở khí hậu ôn đới, lượng ánh sáng phù hợp chỉ nên dịu nhẹ vừa phải ở mức 60%, nên dùng lưới để che bớt ánh nắng chiếu vào cây khiến cây nhanh héo úa.
Ngoài ra, nên giữ cây địa lan nằm ở khu vực có khí hậu mát mẻ trong mức 20 25 độ C, đối với khí hậu nóng trên 30 độ C ở miền Trung và miền Nam, nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ làm giảm nhiệt độ không khí như quạt, điều hòa hoặc các thiết bị phun sương. Trong thời tiết hanh khô có thể sử dụng thêm máy phun sương để tăng cường độ ẩm cho cây.
Một vấn đề khác cần lưu ý, đó là nguồn không khí cho cây hoa địa lan quang hợp tốt, giúp cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Cần đặt chậu cây trong điều kiện thoáng khí nhưng kín gió để cây có điều kiện phát triển tốt hơn, góp phần giảm nhiệt độ và tránh gió làm hư hại cây.
Ngoài việc tưới cây đều đặn, cũng nên lưu ý bón phân cho cây khoảng 1 2 lần mỗi tuần với phân hữu cơ như nước tiểu pha thật loãng, nước ngâm đỗ tương, ốc,… hoặc các loại phân vô cơ cũng được pha loãng như: kali, lân, đạm,… dùng chuyên biệt cho hoa lan.
Với cách chăm sóc vô cùng đơn giản này, cây địa lan có thể trở nên tươi tốt và phát triển khỏe mạnh sau mùa tết. Hoa địa lan sau mỗi mùa có thể lại ra hoa sau khoảng 5 6 tháng. Do đó, người trồng hoa cần lưu ý các biện pháp trồng kết hợp giúp cây ra hoa đẹp đúng vụ tết năm sau.

Toàn tập kinh nghiệm Trồng Rau Nuôi Gà Nuôi Chim Bồ Câu trên sân thượng: https://www.youtube.com/playlist?list=PLnwIXeobX9dNu6LOdlihVUIAJUdUwbce

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Mèo angora thổ nhĩ kỳ (turkish) đuôi xù giá bao nhiêu? mua ở đâu?

Related Articles

Back to top button