Cây Xanh

Cách trồng dưa lưới giòn tan, ngọt lịm thành công trên sân thượng

cách trồng dưa lưới GIÒN TAN, NGỌT LỊM THÀNH CÔNG TRÊN SÂN THƯỢNG

 

Thuộc họ cây ngắn ngày, thích nghi khí hậu nắng nóng quanh năm như nước ta( dân gian thường có câu, nắng tốt mưa, mưa tốt mạ) nên trong thời gian gần đây,   hạt giống dưa lưới ruột vàng  là loại cây được ưa chuộng trồng làm kinh tế cũng như trồng ở nhà của các nông dân thành phố.

Hạt giống dưa lưới tốt nhất là điều kiện tiên quyết cho người trồng. Nhất giống nhì phân

Không phải ngẫu nhiên  khi có những bài báo giật tít 1 khoảnh sân thượng thu vaì tạ dưa 1 vụ. Sinh trưởng nhanh, thuộc loại cây ngắn ngày, chỉ khoảng 67 đến 75 ngày là thu hoạch. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kĩ thuật trồng dưa lưới cơ bản dưới đây , bởi dưa lưới là dưa lưới là dưa lưới, dưa lưới không phải rau muống hay rau cải. Không phải cứ vãi hạt ra và tưới nước lã hàng ngày và ô la la sau hơn 2 tháng sẽ có dưa ăn. 

Ảnh tư liệu phong phú do khách hàng của Thanh Nga trồng. Có nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới DƯA BIZ .Do mình giữ mối quan hệ thân thiết với các khách từ nhiều năm nên hay được cập nhật ảnh và video .Rất nhiều hình ảnh muốn đăng lên để chúc các bạn có niềm tin và động lực. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi chỉ xin dẫn 1 số . Các bạn có thể  vào tham khảo thêm trên  fanpage Ban Công Xinh Giữa Phố và Zalo chính  0906216233 nhé!

Cô gái trẻ Sài gòn quá ư là quen thuộc trên báo nè

 

  Cô ấy đã quá quen thuộc trên các báo mạng , là niềm cảm hứng cho rất nhiều dưa thủ đi sau

 Nhiều  nhà vườn đã xuất hiện trên truyền hình Tỉnh

Đánh giá hạt giống dưa lưới bên thanh nga, các khách hàng cả nhà vườn và khách lẻ trồng sân thượng đều hài lòng khi cây cho độ đồng đều trái cao, độ ngọt ổn định, kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên dưới góc độ kĩ thuật cũng cần tuân thủ những kĩ thuật nhất định mới thu được kết quả tốt nha bà con

DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG LƯU Ý CỤ THỂ VỀ CÁCH TRỒNG DƯA LƯỚI CHO CÁC BẠN MỚI TẬP TRỒNG,  BẠN LƯU Ý ĐỌC KĨ LẠI NHIỀU LẦN NẾU CHƯA HIỂU CÓ THỂ GỌI MÌNH HƯỚNG DẪN.THƯỜNG XUYÊN  QUAY TRỞ LẠI TRANG WEB  ĐỂ CẬP NHẬT THÊM NHỮNG KĨ THUẬT MỚI, SẼ ĐẠT KẾT QUẢ NHƯ, THẬM CHÍ HƠN CẢ MONG ĐỢI

Xem thêm chi tiết tại  https://hatgiongthanhnga.com/dua-luoi-ruot-cam-sieu-ngot

trước khi trồng nên các bạn đem ra rổ khít có lót giấy ăn ở dưới , phơi qua mái che, ban công dưới nắng nhẹ lúc 6,7 giờ sáng tầm 1 giờ để đánh thức mầm dậy từ từ( không nên để trực tiếp ra ngoài nắng trưa có tia cực tím sẽ hỏng phôi hạt )sau đó mới tiến hành ngâm ủ thì độ nảy mầm đồng đều hơn.

-Hạt chưa trồng muốn để được lâu để nguyên trong túi zip dùng băng dính quấn kĩ để ngăn mát tủ lanh, trước khi trồng lấy ra phơi nắng nhẹ 1, 2 giờ để đánh thức mầm dậy sau đó ngâm ủ hạt

Nên dùng tricoderma , vôi bột khử nấm trong đất ngay từ đầu để ngừa bệnh về sau. Dưa hay bị các bệnh như khảm , xoăn lá, rụt ngọn do virus , phòng ngừa bằng cách mua Bihopper , radian hoặc Comda phun phòng . Bệnh lở, thắt cổ rễ giai đoạn cây con mới ươm do giá thể hoặc tưới quá ẩm. Nếu cây bị  nứt thân ( không bị xì mủ) là do thiếu canxi hoặc boron, còn cây bị nứt thân xì mủ mức nhẹ phun Ridomil cộng vôi ăn trầu, còn bệnh héo xanh về sau có thể do tăng nhiều kali để tạo ngọt thì trong giá thể trồng phải lót ít nhất 5% vôi bột vì vôi cũng có tác dụng trung hòa độ PH trong giá thể …

  1. Ngâm ủ

    : Sau khi phơi hạt, pha nước ấm chừng 35, 38 độ( 2 phần nước sôi, 4 phần nước lạnh . đừng ngâm nước nóng quá). Bỏ hạt vào ngâm khoảng 1 đến 2 giờ rồi vớt ra.

  • Bỏ khăn mặt, khăn xô màn vào nước ấm trong bình nóng lạnh rồi vắt nhẹ, đừng vắt kiệt nước, còn khoảng 70, 75% là được. Sau đó gói hạt vào khăn.  Có thể cho hạt đã ngâm vào chiếc tất dầy ,nhúng vào nước sau đó vắt vợi bớt đi rồi tiến hành ủ.  khi ủ thì ủ  nơi ấm và kín gió.  Vào mùa xuân tiết trời ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, nồm nhiều ít nắng, Các nông dân sân thượng có nhiều sáng kiến như bỏ khăn vào hộp nhựa đặt trên cục phát wife hoặc dán sau sườn cái tủ lạnh nơi ấm. Bạn cần nhớ rằng nóng vừa và ẩm sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm. Sau 8 tiếng mỏ ra 1 số hạt đã nở to hơn ban đầu, có thể có vài hạt nứt hoặc chưa. tiếp tục xịt thêm nước vào để giữ độ ẩm cho khăn

  •  
  • tiếp tục ủ tiếp, cách 4,5 giờ kiểm tra một lần nếu khăn khô xịt thêm nước . Bạn cũng cần nhớ là thiếu ẩm hạt lâu mọc còn dư ẩm nhiều nước quá hạt sẽ bị thối đen bên trong nên xịt nhiều không hẳn đã là tốt, nếu trời nắng to hơi nước bốc hơi nhanh thì cần nhiều còn trời lạnh, mưa thì hạn chế.  Sau 12 đến 24 giờ nữa các hạt sẽ nứt nanh dần , hạt nào không nứt tiếp tục ủ hoặc bạn dùng MẸO là lấy tay bóp phần đầu nhọn của hạt ra cho nó hé mỏ, sau đó gói hạt lại ủ tiếp đến 48 giờ. Cách bóp hoặc trích hạt ra về nguyên tắc ta hiểu giống như 1 ca đẻ khó, việc mổ hoặc rạch ra sẽ khiến “em bé Mầm” bên trong dễ dàng chui ra. Do vậy nếu có hạt nào cứng đầu 1,2 hôm chưa chui ra thì có thể làm như vậy. Nhớ đừng trích sâu phạm vào nhân thịt nó trong , chỉ cần bóp tay thôi đã thấy hạt tách ra rồi á. Tuy nhiên vào mùa hè đủ nóng và ẩm hạt lên rất cao, có khi bạn chưa cần dùng Mẹo để xử nó đã mọc hết trơn rồi á?

  • Nhặt hạt nứt nanh đem ra bầu trồng . Hạt nhú nanh trắng tầm  0, 3 cm là có thể trồng ngay không nên dài quá sẽ gãy. Vùi hạt cách mặt giá thể tầm 0, 5 cm sau đó phủ lớp đất trấu hoặc xơ dừa lên giữ ẩm. nên để dưới tán có cây che không bị nắng chiếu mạnh trực tiếp làm hơi nước bốc hơi nhanh. Sau khi cây lên 2 lá mầm và ra lá thật thì bê ra ngoài sân có lưới che có nắng nhẹ cho cây quang hợp

  • Một điều cần nhấn mạnh là cây con giai đoạn mới ươm dễ bị bệnh lở, thối, teo, thắt cổ rễ. Nguyên nhân là do đất trồng dư thừa nước , độ ẩm quá cao hoặc bầu ươm quên chọc lỗ không thoát nước đi được

  • Hình ảnh dư nước cây bị lở cổ rễ

  •  
  • . Giá thể gieo hạt chuẩn cho nhà vườn là tỷ lệ 50% mụn dừa hoặc đất tơi xốp đã đập nát+ 30% trùn quế+ 15% phân bò + 5% vôi bột Caco3( có thể dùng 4% vôi bột + 1% tricor vào trộn chung).  Đất trồng tốt là đất thịt đã xử lý kĩ, đập nát cho tơi xốp, Phân Hữu Cơ ( trùn quế hoặc phân chuồng) đã được xử lý bằng tricoderma và Tro Trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70:20:10. tưới nước giữ ẩm cho bầu gieo và luôn khống chế độ ẩm luôn trên 80%. bầu ươm được đặt nơi thoáng mát không nắng gắt để kiểm soát được nắng mưa và có lưới tránh côn trùng chuột bọ gặm hat,  tha hạt.

  • ​​​​​

3. Bắt đầu trồng cây: Giai đoạn này cần lưu ý bệnh lở , thắt, đứt  cổ rễ ở cây con, nếu trồng trong đất quá ẩm ướt cây dễ bị hiện tượng đó. Sau khi ươm khoảng 1 tuần đến 10 ngày cây sẽ mọc 2 lá mầm và đến tầm 12 ngày sẽ ra lá thật.  Lựa buổi chiều mát chúng ta tiến hành trồng cây. ở gia đình trồng thùng xốp nên trộn lót nhiều loại phân hữu cơ hoặc trùn quế , ở tỉnh xa có phân chuồng phân gà ủ hoai các bạn có thể lót dưới hố trồng cây. Lưu ý phân phải được ủ thật hoai nếu không sẽ gây bệnh tuyến trùng hại rễ.Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ phía trên Sườn thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

Cây ra lá thật như hình bắt đầu hạ thổ trồng cây. 

 

Hoa cái sẽ phình ra như mang bầu ở dưới

Hoa đực thì không có bầu ạ

 

 

 Dù biết rồi, khổ lắm vẫn phải nói mãi. Giai đoạn cây cây chuẩn bị ra hoa, tầm 20,25 ngày sau khi cây đưa ra vườn( kể cả 12 ngày ươm cây con thì tầm khoảng 32 đến 37 ngày sau gieo) phải giảm hoặc cắt hẳn đạm, tăng lân và thêm kali để cây ra hoa đều và khỏe, tỷ lệ đực cái cân đối. Đạm nhiều chỉ có tác dụng tốt lá nuôi ngọn chứ không có vai trò trong việc nuôi hoa. Thừa đạm thiếu lân cây dễ bị LỐP HOA, TỨC CÂY XANH TỐT UM  MÀ  KHÔNG ĐẬU QUẢ. Nếu lúc này trong đợt nắng nóng kéo dài diện rộng hoặc vào lúc cả tuần lễ trời mưa ẩm cần tăng lân và kali lên nhiều để giúp cây cân bằng và đủ lực làm nhiệm vụ theo bản năng ra hoa duy trì nòi giống.

Dưa họ bầu bí, cây lưỡng tính, có hoa đực và hoa cái. Do vậy cần thụ phấn bổ sung cho cây trong trường hợp trồng trên sân thượng, không có ong bướm. Hoa cái là hoa có bầu phình ra ở dưới còn hoa đực sẽ không có. Nên thụ phấn ngày nắng đẹp khi hoa bung phấn. Đa số các giống dưa lưới thường ra hoa cái ở nhánh phụ. Bạn vặt bỏ cánh hoa đực đi sau đó nhẹ nhàng quết nhụy hoa đực vào nhụy hoa cái. Tuy nhiên 1 cây dưa không nên để nhiều quả, quả sẽ đèo đụt không lớn đượcLưu ý:  trên lý thuyết nếu 2 trái thụ phấn liên tiếp dưới nách lá thứ 10( ví dụ lá 5,6 hoặc 6, 7: 7,8 thì chúng ta vẫn để 2 trái trên cây được nhưng cây phải thật khỏe.. Nếu đậu trái trên nách lá thứ 10 thì Nên  để 1 trái cây. Bởi vì nếu trên nách lá thứ 10 mà để 2 trái thì sẽ không đủ dinh dưỡng nuôi trái do quá xa gốc nên dinh dưỡng được đưa lên nuôi trái không đủ. Riêng dưa lưới Huỳnh long do đặc điểm hoa đực ít, hoa cái bầu bé nên tốt nhất thụ phấn từ chèo lá 9, 10, 11 đổ lên . Dưới đó khó thụ hoặc quả bé. Có thể 3 hoa đực thụ cho 1 hoa cái và hoa đực cây này thụ hoa cái cây kia. Từ lúc chèo lá số 9 nhú ra tưới Canxi BO + KNO3 tuần một lần , tưới 2 đến 3 lần là được.

quan sát hình ảnh thụ phấn cho dưa theo ảnh dưới đây

B1

 B2 

B3

 Một số bạn ở nông thôn sẵn nguồn phân chuồng ủ lại lạm dụng nhiều quá cứ bón lót trong hố rất nhiều. Cây rất tốt, lá xum xuê, ngọn mập mạp nhưng tuyệt nhiên không ra quả. ấy là hiện tượng bị lốp phân, tức thừa đạm thiếu lân . trong khí quy trình của dưa lưới giai đoạn 25-28 ngày từ lúc trồng ra vườn( cộng thêm 10 ngày ươm cây con  là tổng tầm 35 -38  ngày )cần giảm đạm tăng lân để giúp cây ra nhiều quả cái to khỏe. Nhà vườn thường dùng  MKP( Mono postatium photphate) công thức hóa học là  KH2PO4 cần 0,7g đến 1gam /cây/ngày giai đoạn này. Còn các bạn trồng sân thượng nên nhớ cắt đạm nhưng  tăng lân và kali giai đoạn này là được. Sau khi thụ thành công quả ngon lành rồi mới tăng đạm lên để cây nuôi quả .

Lượng nước tưới tổng ngày giai đoạn trước và sau thụ phấn trung bình từ 1, 8 đến 2, 2 lít/ cây/ ngày. Nhìn thời tiết mà điều chỉnh, nếu mưa thì giảm còn nắng thì tăng nhưng không quá 2, 2 lít

​​​​5 Sau khi cây đậu quả thành công .Đo từ quả ra ngoài 1 gang tay rồi cắt bỏ ngọn ở nhánh ra quả, tiếp tục bổ sung thêm đạm để nuôi quả to, Sau thụ phấn dễ bị cây héo xanh, Nên pha vôi cục (CaO) ra tỷ lệ 10kg vôi pha 100 lit nước , khuấy đều cho tan, lắng trong rồi lấy nước vôi tưới mỗi gốc dưa 0,5lit/ cây/ tuần sẽ giúp hạn chế điều này.

  Nếu bạn trồng ngoài trời hãy nhớ dùng túi vải nông nghiệp hoặc hãy sáng chế ra các loại túi khác bọc quả lại tránh bị ruồi trích , nhớ chừa khoảng trống cho quả tiếp tục lớn. Giai đoạn này lượng dinh dưỡng nuôi quả rất quan trọng, cách vài ngày bạn nhớ bổ sung dung dịch thủy canh hoặc lượng phân hữu cơ, trùn quế thích hợp để tăng sức cho cây. Đặc biệt là phân kali có vai trò rất lớn để tạo độ ngọt cho trái. ( ở nông thôn hãy tận dụng nguồn kali tự nhiên là từ phân gà ủ hoai hoặc vỏ chuối ủ lâu sẽ tạo độ ngọt cao còn ở thành phố mua kali sẵn). Bắt đầu tăng ngọt từ khi quả bắt đầu nứt vân và dừng tăng trước khi thu khoảng 5,7 ngày.

cần lưu ý bổ sung Canxi để tránh bị nhũn, thối quả . Nhìn chung các giống dưa bên Thanh nga đều ưa canxi cao vì đa số là giống thịt giòn. Tất cả các giống Malaisia của bên Thanh nga đều ưa canxi nitrate cao, giai đoạn cây con cần 0, 5gam/ cây/ ngày. Giai đoạn thụ phấn và sau thụ phấn đến cận thu hoạch cần 1,5 gam đến 2 gam/ cây/ ngày

 6. Ngắt lá và bấm ngọn:  Các bạn đếm từ quả đã đậu lên ngọn khoảng 23 lá là đủ quang hợp cho cây nuôi quả.  Tức là nếu nhiều hơn 23  lá thì ta tiến hành bấm ngọn và tỉa nhánh. Trường hợp trái đậu lá quá cao ví dụ lá 13.14.15,16 Hãy ngắt bỏ 4 lá gốc đi và tính lá số 5 là số 1 rồi đếm lên lá 23 phía trên rồi cắt ngọn.Các lá dưới trái thì cắt bỏ.Trồng ngoài trời lưu ý tránh hiện tượng ruồi đục thân nên cần bọc trái. Loại sâu hại dưa lưới chủ yếu là bọ trĩ và bọ phấn. Để phòng, trừ có thể dùng bẫy dính, đốt xông khói nhà màng bằng lá bạch đàn là tốt nhất

7. Ngừa bọ trĩ và côn trùng gây hại như rệp, muội: thỉnh thoảng phun phòng các dòng sinh học  sẽ hạn chế được trĩ như RADIAN, BIHOPPER , BIO B. Tuy nhiên không có thuốc triệt để và đặc hiệu , việc xử lý đất sạch ngay từ đầu để hạn chế virus và vật thể truyền là điều cần thiết

GHI NHỚ

– Việc bẻ hay ngắt ngọn nhiều bạn có hỏi tôi là cần thiết hay không. Thưa-  Không bẻ cũng chả sao,nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng dưa hấu, dưa lê 3 ,4 đời họ nói với tôi rằng họ chẳng bẻ hay ngắt gì sất, vậy mà cây vẫn phát triển tốt, ra quả đạt. Âý là do họ quen trồng dưa trên đất rộng, cả 1 vùng đất để cho dưa bò thoải mái, lấy được dinh dưỡng, tuy nhiên lượng dinh dưỡng nuôi cây lúc này phải rất nhiều mới đủ cho nó vừa nuôi ngọn vừa nuôi quả. Còn anh chị em ta trồng thùng xốp nhà phố hoặc trồng bầu trong nhà màng nhà lưới tưới nhỏ giọt thì cần thiết phải bấm ngọn để cây dồn tinh chất nuôi quả . Vừa tốt cho cây vừa đỡ hao phân

– Việc bẻ các nhánh con cạnh thân chính:  Nhánh con ra dưới nách lá thứ 5 cần ngắt bỏ, khi cắt nhánh nhớ cắt chừa khoảng cách từ thân chính ra 5cm rồi bôi vôi nóng đã tôi vào vết cắt hoặc bôi vôi ăn trầu vào để khử trùng vết cắt, tránh bị nấm làm thối thân cây, nếu không dùng vôi thì có thể dùng ridomin gốc mancozeb . NHƯNG NHỚ để cây lớn hãy cắt tỉa, nếu cây non mà cắt tỉa sẽ làm mất sức cây

– Côn trùng gây hại là bọ trĩ, bọ phấn phổ biến nhất đối với dưa, chúng thường chích hút đọt non làm suy kiệt sự sống của cây làm lá cây xoăn dần và sun ngọn, gọi là bệnh khảm lá. Phòng ngừa cái này Ngay từ đầu bằng cách dọn dẹp sạch sẽ vườn trước khi trồng, tránh tàn dư từ các vụ trước, làm đất và xử lý kĩ bằng tricodemar và vôi bột . Với 1 số giống dưa lưới trâu bò thì nó có khả năng chống chịu tốt với bọn phá hoại này.  Tuy nhiên phòng vẫn tốt hơn chữa, nếu trồng ít ở nhà cần quan sát thường xuyên, nếu có phun RADIAN, BIHOPPER, sẽ giúp giảm bớt. Tuy nhiên bọn trĩ kháng thuốc nhiều nên có thể không thể triệt để. Giải  pháp là chúng ta nên dọn vườn sạch ngay từ đầu và thi thoảng phun các thuốc dòng sinh học để ngừa như BIO B, BIHOPPER…

– Dinh dưỡng cho dưa. Dưa đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao. Nhà vườn thường sử dụng các loại phân tan chuyên cho dưa và thường chạy theo quy trình riêng vì mỗi vườn dùng 1 loại phân khác nhau. Cái này nếu nhà vườn có nhu cầu tham khảo bên mình sẽ gửi tham khảo chứ không up trên đây để tránh bị copy bừa bãi

Nếu trồng đất  ở nhà các bạn có thể dùng phân hạt( NPK) ngâm cho tan để tưới như nông dân ta muôn đời vẫn trồng dưa hấu, dưa lê kiểu vậy. Tuy nhiên đó là phân đa lượng.  để dưa lưới lên màu vàng cam đẹp, lưới cộm, màu sắc tươi sáng còn cần thêm phân vi lượng như Fe , magie, can xi, boron…  để tưới thì chất lượng đạt như nhà vườn luôn.  Nhiều khách hàng của tôi rất thông minh, họ có sáng kiến ủ phân cá, phân trùn, phân hữu cơ để bón, phân chuối, trứng sữa vừa chất lượng an toàn . Cái này thì tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm. Nếu ở thành phố bận bịu thì chúng ta có thể ra các cửa hàng đại lý mua về. 

–  Dưa có xu hướng ra hoa cái trên các nhánh phụ, có thể dùng 2,3 hoa đực thụ phấn cho 1 hoa cái,  thụ phấn cho vài quả sau đó tuyển 1 trái được thụ phấn đều tròn, không đèo đụt móp méo thì giữ lại. Sau khi lựa trái, tuyển được trái để nuôi rồi các bạn cần bọc quả để tránh bị ruồi chích nhé.dùng bẫy ruồi vàng có bán hoặc chế ra các  loại bẫy như bà con vẫn dùng để bẫy ruồi chích cho bầu bí mướp. có thể dùng túi vải nông nghiệp hoặc bạn có thể sáng chế ra những loại túi khác tùy điều kiện thực tế.  nhớ để chừa 1 phần cho quả tiếp tục lớn chứ đừng bọc kĩ quá

 Trên đây là vài lưu ý cơ bản nhất đối với người trồng dưa lưới. còn nhiều lưu ý khác mà tôi chưa thể viết ra do thời gian hạn hẹp cũng như là bí mật mà tôi chỉ có thể chia sẻ với các khách hàng của mình. Không phải cái gì cũng phô ra trên đây để Tránh sự sao chép của các shop khác. Cũng xin thưa luôn với các vị chủ shop khác, nếu có ý định đạo nội dung thì vui lòng để lại nguồn trích dẫn từ website hatgiongthanhnga.com nhé. Hoặc tốt nhất thì không nên đạo làm gì vì có thể khách hàng hỏi kĩ mình lại không giải thích được cặn kẽ theo đúng ý người viết ở đây. Nếu thực sự là bạn đang và sẽ trồng những giống dưa ưu việt bên thanh nga thì bạn cứ yên tâm mà trồng,  giống tốt trồng nhàn lắm, còn các giống dở thì tôi không dám chắc. 

Chúc các bạn bội thu.

 

xem thêm chi tiết tại https://hatgiongthanhnga.com/dua-luoi-ruot-cam-sieu-ngot

 


Tái chế bao tải trồng Dưa Lưới khủng cho trái ăn mỏi miệng|Growing huge Melon, fruit eat tired mouth


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh
Xem thêm :  Cây trường sinh hợp mệnh gì? 2 cách trồng cây trường sinh

Related Articles

Back to top button