Cây Xanh

Bí quyết trồng tía tô trong chậu cực dễ hái lá mỏi tay

Tí tô từ lâu đã là một loại lá gia vị không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Chưa dùng lại ở đó, tía tô còn được xem là một vị thuốc quý, giúp chữa được nhiều bệnh. Hiểu được điều đó, chúng mình sẽ hướng dẫn các bà nội trợ cách trồng tía tô tại nhà đơn giản để bạn vừa có được một món gia vị ngon vừa có được vị thuốc quý.

Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây tía tô nhé!

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng tía tô

1.1 Nên trồng cây tía tố vào tháng mấy?

Tía tô là một loại cây dễ trồng. Chính vì thế bạn có thể trồng chúng vào bất cứ mùa nào trong năm. Nhưng nên trồng vào hai vụ:

  • Vụ xuân: Bạn nên gieo hạt từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Đợi đế khi cây con có 4 tới 8 lá là bạn có thể mang đi trồng được rồi.
  • Vụ thu: Thời điểm này bạn nên gieo từ tháng 6 đến tháng 8. Lúc này cây sẽ ra hoa kết quả sớm.

1.2 Chọn giống tía tô

Thông thường người ta hay trồng tía tô bằng cách gieo hạt hoặc giâm càng. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường trồng cây tía tô từ hạt. Vì cách làm này cho năng suất cao hơn. Hạt giống tía tô bạn có thể mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

1.3 Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng cây tía tô không cần gì quá cầu kỳ. Bạn có thể tận dụng những bao xi măng cũ, chậu, thùng, khay để trồng cây tía tô. Thậm chí chỉ cần một mảnh đất nhỏ thôi bạn cũng đã trồng được cây tía tô rồi. Lưu ý, dưới đáy dụng cụ trồng bạn nên đục lỗ để thoát nước.

1.4 Chuẩn bị đất trồng

Tía tô là một loại cây rất dễ tính vì thế bạn có thể trồng chúng trên bất cứ loại đất nào. Nhưng đẻ cây phát triển tốt thì bạn nên trồng trên đất đã trộn với phân bò hoai mục, phân gia cầm, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn,…. Hoặc bạn có thể dùng đất mua sẵn.

Muốn đất giữ được chất dinh dưỡng đồng thời ít vi khuẩn gây bệnh thì bạn nên bón lót vôi rồi phơi ải từ 7 tới 10 ngày rồi mới gieo trồng.

Xem thêm :  Cách trồng cây hoa giấy đẹp cho ra hoa quanh năm

Xem thêm :

2. Hướng dẫn trồng tía tô tại nhà

2.1 Trồng tía tô từ hạt

Hạt tía tô sau khi mua về bạn gieo vào chật đã được san phẳng và lót thêm một lớp đất mỏng chừng 1cm. Sau khi đã lót một lớp đất vào chậu thì bạn lớp thêm lớp xơ dừa, đất Fusa hoặc vỏ trấu lên trên. Cuối cùng các bạn gieo hạt với mật độ từ 50 tới 60g/1000cm2.

Khi bạn thấy hạt đã bắt đầy nảy mầm thì bạn phải dỡ xơ dừa ra để cây có thể mọc cứng hơn. Đến khi cây có từ  5 tới 6 lá (khoảng 30 tới 35 ngày từ khi gieo) bạn tiến hành tỉa cây nhé!

2.2 Trồng bằng cách giâm cành

Cây tía tô cũng không khác gì các loại cây gia vị thông thường khác như bạc hà hay húng quế. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây từ việc giâm một cành cây cũ.

Muốn cây phát triển từ cành cây cũ tươi tốt thì bạn nên chọn một cành cây tía tô đất khỏe mạng, không sâu bệnh. Lưu ý bạn chỉ nên giữ lại vài lá trên ngọn để cây không bị kiệt và vặt bỏ hết các lá ở bên dưới.

Cuối cùng bạn cắt một đoạn dài chừng 5 tới 7cm tính từ lá xuống gốc. Sau khi cắt cành bạn ngâm cành vào trong một chén nước ngập chừng 3/4 cành rồi để ở nơi thoáng mát là được.

Chừng 3 tới 4 tuần sau khi ngâm cành, thì rễ cây bắt đầu phát triển. Đợi đến khi rễ cây dài chừn 10cm thì bạn đã có thể mang chúng đi trồng rồi đó. Thêm một lưu ý khác mà bạn cần để ý là bạn nên ngắt bớt lá để cây giữ được lực và phát triển nhanh hơn.

Tiếp tục bạn chuyển cây tía tô vào chậu đất sạch đã bón lót vôi và trộn trùn quế. Việc làm này giúo cây phát triển tốt hơn và lá ra liên tục. Thời gian từ lúc bắt đầu trồng cây trong nước đến khi được thu hoạch là khoảng 2 tháng rưỡi.

Xem thêm :

3. Kỹ thuật chăm sóc cây tía tô

Muốn cây phát triển tốt thì bạn nên giữ độ ẩm cho cây. Vào những ngày mùa mưa thì bạn làm chân liếp cao, gon những lá cây rụng hay những cành gãy dưới gốc mang đi phâ  n hủy. Bạn lưu ý không nên trồng cây tía tô trên cùng một chậu đất.

Xem thêm :  Soi trứng đã ấp sau 10 ngày và những điều cần lưu ý

Bạn cần chú ý thường xuyên làm cỏ, xới đất và vun gốc để cây có thể phát triển tốt. Đợi tới khi trồng cây được khoảng 20 ngày thì bạn tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân bò hoặc phân gà, phân trùn quế,…Tiếp tục cứ 20 tới 30 ngày thì bón phân 1 đợt cho cây.

4. Thu hái

Tía tô sau khi trồng khoảng 40 ngày thì có thể thu hoạch. Đợt đầu thu hoạch thì bạn cắt cách gốc chừng 10cm. Sau khi cắt thì tiếp tục chăm sóc cho cây lại sức và phát triển tiếp, 15 tới 20 ngày thu 1 lần. Chú ý, sau mỗi đợt thu hoạch thì làm cỏ và bón phân, vun gốc cho cây.

Xem thêm : hướng dẫn cách chăm sóc cây chuối

5. Lợi ích sức khỏe của lá tía tô

Tía tô có đặc điểm là tính ẩm, vị cay nhẹ và nhiều tinh dầu nên tía tô có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Một số người cho rằng sử dụng tia tô nhiều sẽ gây nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế do lá tía tô chứa nhiều chất xơ nên đã giảm đi tính ấm rất nhiều. Do đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.

5.1 Chữa bệnh đường hô hấp – hen suyễn

Theo tạp chí  “Archives of Allergy and Immunology” được xuất bản vào tháng 6 năm 2000 thì người ta đã bài kiểm tra về ảnh hưởng của dầu hạt tía tô đối với bệnh hen suyễn. Theo đó, vào tuần thứ tư các bệnh nhan mắc bệnh hen suyễn dùng dầu hạt tía tô thì năng lực phổi và khả năng lưu thông khí đã tăng.

Các nhà nghiên cứu đã cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene. Đây là chất chống viêm có khả năng giảm chức năng hô hấp.

5.2 Có tác dụng chống oxi hóa

Tinh dầu tía tô Perilla rất dễ bay hơi. Trong tinh dầu chứa nhiều chất chống oxi hóa aldehyde. Đây là chất agưn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với tế bào và DNA.

Hiện nay, dầu hạt tía tô đang được sử dụng rất phổ biến để giúp bảo quản, khử trùng thức ăn do có khả năng chống oxy hóa cao.

Xem thêm :  Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước: dàn ý & văn mẫu

5.3 Chống dị ứng – chống viêm

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của dầu hạt tía tô đối với các bệnh dị ứng theo mùa hay hen suyễn.

Điều này có được là do trong tía tô chứa nhiều quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla . Những chất này có khả năng phóng thích histamine từ tế bào, từ đố làm giảm đi cytokine gây viêm và viêm da.

5.4 Các tác dụng khác của cây rau tía tô

– Chống ngộ độc thực phẩm : Ở châu Á nói chung và ở Việt nam nói riêng, tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm. Ngoài việc tăng hương vị của món ăn thì tía tô cũng đồng thời là thuốc giải ngộ độc do thức ăn gây ra.

– Trị viêm khớp dạng thấp : Tía tô ngoài tác dụng chữa đau bụng kinh nguyệt, ngăn ngừa bệnh ung thư vú. Tía tô còn điều trị các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp.

– Ngăn ngừa đau tim : Dàu hạt tía tô không chỉ tốt đối với người mắc bệnh hen suyễn mà còn ngăn ngừa bệnh mạch vành hay giảm thiểu nguy cơ huyết khối. Bởi vì trong dầu hạt tía tô chứa nhiều omega -3 làm giảm đi cholesteron LDL (chất này là cơ sở của bệnh động mạch vành).

5. Kết bài

Cây tía tô không những là một loại cây gia vị dễ ăn, làm cho món ăn của bạn thơm ngon hơn thì chúng còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Vì thế, các bà nội trỡ hãy trồng cho gia đình mình một vài cây tía tô để có được những món ăn ngon và bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Chúc bạn thành công!

Cập nhật 24/06/2020

4.7

/

5

(

3

bình chọn

)


cách trồng cây tía tô từ ngọn, cách đơn giản để ngọn tía tô mọc rễ


Cách trồng cây tía tô từ ngọn, cách đơn giản để ngọn tía tô mọc rễ. cách trồng cây tía tô. cách trồng cây tía tô trong chậu. cách trồng cây tía tô tại nhà. cách trồng cây tía tô từ cành mua ngoài chợ. cách trồng và chăm sóc cây tía tô trong chậu.
✪ Copyright © Lucas Garden (Do not reup)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button