Tổng Hợp

11 cách trị viêm họng tại nhà bằng phương pháp dân gian

Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp thường xuyên gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là vào trời lạnh hay thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân là gì? Có những cách trị viêm họng tại nhà nào hiệu quả? Hãy cùng Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân viêm họng

Nguyên nhân gây viêm họng

  • Thời tiết thay đổi:

    Giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, là thời điểm lý tưởng cho các loaii vi khuẩn, vi rút hoạt động mạnh mẽ, có nhiều trong không khí. Thêm vào đó, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng với nhiệt độ môi trường, sức đề kháng suy giảm, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, Vùng hầu họng là cửa ngõ của cơ thể nên dễ bị tấn công.

  • Dị ứng:

    Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất, lông động vật… Các tác nhân này đi vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào vùng họng. 

  • Virus:

    Một số loại virus như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, ho gà … có thể tấn công vùng họng. Khi đó, họng bị viêm và sưng đau. Thậm chí có thể khiến cổ họng bị nhiễm trùng và dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác.

  • Vi khuẩn:

    Một số loại vi khuẩn như Chlamydia, liên cầu khuẩn nhóm A…Thông thường họng bị viêm do vi khuẩn gây ra sẽ khó điều trị hơn virus gây bệnh. 

  • Trào ngược dạ dày:

    Bệnh lý này sẽ khiến dịch vị axit bị đầy ra khu vực hầu họng, axit có thể khiến vùng họng bị bỏng và dẫn đến tình trạng họng bị sưng đau. Khi về đêm, tình trạng trào ngược dạ dày dễ xảy ra, nên sau khi thức dậy thường cảm thấy vùng họng sưng đau hơn ban ngày. 

  • Khối u tại vùng cổ họng và lưỡi:

    Các khối u này có thể chèn ép những tế bào lành tính xung quanh, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm. 

2. Triệu chứng

Niêm mạc họng bị tổn thương sẽ khiến vùng họng sưng đau

  • Niêm mạc bị viêm:

    Các niêm mạc họng sẽ chuyển sang màu đỏ tươi do bị xung huyết. Tại thành họng xuất hiện những mụn nước nhỏ, mạch máu nổi rõ, có chất nhầy hoặc mủ bao phủ trên bề mặt. Phần dưới cổ có thể xuất hiện hạch bạch huyết, khi sờ vào sẽ cảm thấy đau. 

  • Cổ họng sưng:

    Niêm mạc họng bị tổn thương sẽ khiến vùng họng sưng đau, khiến thể tích trong họng bị thu hẹp lại gây khó khăn trong ăn uống hoặc nói chuyện. Đồng thời, lúc này cổ họng thường xuyên bị đau rát và ngứa ngáy khó chịu. 

  • Ho:

    Ho là dấu hiệu phổ biến nhất. Giai đoạn mới chớm bị viêm, người bệnh sẽ bị ho khan và khi bệnh chuyển nặng hơn thì dẫn đến ho có đờm. 

  • Họng nhiều dịch nhầy:

    Vùng hầu họng bị viêm sẽ kích thích tiết ra nhiều dịch nhầy hơn, khiến cổ họng bị vướng đờm. Lượng đờm tích tụ nhiều trong cổ họng có thể gây khó khăn trong hô hấp, khàn giọng hoặc buồn nôn. Ban đầu, dịch nhầy có màu trắng trong và khi bệnh nặng hơn sẽ chuyển sang màu trắng đục. Khi đó, người bệnh thường ho khạc ra đờm. 

  • Cảm sốt:

    Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sốt, chóng mặt, đau nặng đầu, ù tai. Lúc này người bệnh cần phải được thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

3. Cách trị viêm họng đơn giản tại nhà

Có rất nhiều cách chữa trị viêm họng hiệu quả tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện

3.1. Sử dụng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là đông dược trị ho được nghiên cứu và phát triển từ sự kế thừa bài thuốc trị ho cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao, đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng, đảm bảo hiệu quả trong điều trị các chứng viêm đường hô hấp….

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm đường hô hấp và tăng sức đề kháng; Thuốc ho Bảo Thanh đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị. Các thành phần dược liệu quý trong Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa Sâm, Trần bì… kết hợp với các vị thuốc dân gian như Ô mai, mật ong, bạc hà… sẽ giúp làm dịu những niêm mạc bị tổn thương trong vùng hầu họng, long đờm, tiêu đờm, hạn chế sản sinh ra dịch đờm. Từ đó giúp làm giảm đau vùng cổ họng, làm dịu cổ họng và giúp vùng họng nhanh chóng hồi phục.

thuoc-ho-bo-phe-bao-thanh

Ngoài ra, các vị thuốc trong Thuốc ho Bảo Thanh còn có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Vì vậy, khi dùng Bảo Thanh thường xuyên sẽ rất hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến bệnh chuyển sang mãn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn.

Bên cạnh Thuốc ho Bảo Thanh dạng siro, dòng sản phẩm này còn được bào chế dưới dạng viên ngậm Lozenges với hàm lượng lớn cao dược liệu, giúp làm dịu vùng hầu họng nhanh chóng. Từ đó có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu gây ra. Đặc biệt, viên ngậm Bảo Thanh còn có loại không đường, đặc biệt phù hợp với những ai đang mắc tiểu đường, kiêng đường hoặc không ưa đồ ngọt.

Hướng dẫn dùng siro ho Bảo Thanh

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.

  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

  • Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml

Hướng dẫn sử dụng viên ngậm Bảo Thanh:

  • Trẻ em 3 – 10 tuổi: Ngày ngậm 3 – 4 lần, mỗi lần 1 viên. 

  • Trẻ em trên 10 tuổi: Ngày ngậm 5 – 6 lần, mỗi lần 1 viên.

  • Người lớn: Ngày ngậm 6 – 8 lần, mỗi lần 1 viên.

3.2. Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày từ 1 -2 lần

Đây là một trong những cách đơn giản nhất được áp dụng. Trong nước muối chứa các thành phần có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm loãng dịch đờm để tống chất đờm ra khỏi vùng hầu họng dễ dàng hơn. Bạn nên súc miệng mỗi ngày từ 1 – 2 lần sẽ giúp bệnh được cải thiện đáng kể. 

3.3. Mật ong 

Mật ong có chứa các chất kháng sinh có tính kháng khuẩn, kháng viêm

Mật ong được biết đến là một trong những dược liệu quý từ thiên nhiên, có chứa các chất kháng sinh có tính kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường sức khỏe và cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp rất tốt. Vì thế, đây là bài thuốc dân gian trị viêm họng hạt được nhiều người tin dùng. 

  • Trà mật ong:

    Pha 1 – 2 thìa mật ong với 1 ly nước ấm, uống 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. 

  • Mật ong chanh:

    Vắt lấy nước cốt ½ quả chanh vào 1 ly nước ấm, cho thêm 3 thìa mật ong rồi khuấy đều. Uống nước chanh mật ong 2 lần/ngày vào sáng và tối để có được hiệu quả tốt nhất. 

    Tuy nhiên, khi áp dụng cách này cần chú ý đến hàm lượng nước cốt chanh, tránh bỏ nhiều chanh vì có thể gây hại cho dạ dày nếu uống trong thời gian dài. 

  • Mật ong quất:

    Cắt đôi 2 – 3 quả quất xanh rồi trộn với một lượng mật ong vừa đủ, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì dằm nát quất, bỏ hạt, chắt lấy nước uống và ăn cả cái mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.

Có thể bạn quan tâm: 8 cách trị ho bằng mật ong hiệu quả

3.4. Tỏi 

Trong tỏi chứa nhiều allicin

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra trong tỏi chứa nhiều allicin, hoạt chất này giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng rất tốt, bạn có thể thực hiện bằng cách sau: 

  • Tỏi nướng:

    Lấy 3 tép tỏi chưa được bóc vỏ, sau đó đem nướng trên bếp cho đến khi cháy xém lớp vỏ bên ngoài. Khi đó bóc vỏ, rồi đem nghiền nát tỏi và pha với một ít nước ấm rồi uống. Áp dụng mỗi ngày 2 lần để làm dịu vùng hầu họng. 

  • Tỏi ngâm giấm:

    Chuẩn bị một lượng tỏi vừa đủ, bóc lấy vỏ rồi cho vào bình thủy tinh. Tiếp đó đổ giấm vào để ngập tỏi, đậy nắp kín và ngâm khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được. 

    Trước khi sử dụng nên thái tỏi thành lát mỏng và ngậm trong miệng khoảng 15 phút. Có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày. 

3.5. Gừng tươi giảm viêm

Trong gừng chứa hợp chất gingerol

Hiệu quả của gừng tươi đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh hiệu quả. Trong gừng chứa hợp chất gingerol có khả năng kháng viêm, ức chế virus gây bệnh. Đồng thời, hợp chất này cũng giúp giảm đau rát họng hiệu quả. Có 2 cách dùng gừng phổ biến gồm: 

  • Ngậm gừng tươi:

    Thái vài lát gừng tươi rồi đem ngậm trong họng khoảng 15 phút. Tinh chất từ gừng tươi ngấm từ từ vào cổ họng làm giảm tình trạng viêm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 

  • Trà gừng:

    Thái gừng tươi thành lát mỏng rồi đem hãm với 1 ly nước sôi khoảng 250ml. Sau 10 – 15 phút thì uống từ từ hỗn hợp trên, mỗi ngày 2 – 3 lần.

    Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút mật ong vào ly trà cho dễ uống hơn. 

Xem thêm: 9 cách trị ho bằng gừng đơn giản tại nhà

3.6. Củ cải trắng

Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có tác dụng tiêu thũng, tiêu đờm

Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có tác dụng tiêu thũng, tiêu đờm và hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông khí ở phổi. Vì thế, vị thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra như đau rát họng, ho khan và ho có đờm. 

  • Củ cải trắng rửa sạch, nạo vỏ và thái sợi nhỏ. Sau đó đem trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, rồi cho vào bình đậy nắp kín và để qua đêm. 

  • Hôm sau chắt lấy 1 thìa nước cốt, rồi đem pha với 1 ly nước ấm để uống, mỗi ngày 2 lần. 

Bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong cũng mang lại hiệu quả trị tương tự. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng đối với những người khí hư. 

3.7. Cam thảo

Cam thảo có chứa axit glycyrrhizic

Uống trà cam thảo cũng là một trong những cách được áp dụng phổ biến từ xưa tới nay. Theo nghiên cứu, cam thảo có chứa axit glycyrrhizic có tác dụng ức chế các loại virus, vi khuẩn và nấm gây viêm. 

  • Cho 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi khoảng 15 – 20 phút. 

  • Sau đó uống từng ngụm nhỏ để tinh chất trong nước trà ngấm từ từ vào cổ họng, mỗi ngày 2 lần. 

3.8. Tía tô

Lá tía tô chứa các thành phần có tác dụng ức chế các loại virus cảm cúm

Lá tía tô chứa các thành phần giúp ức chế các loại virus cảm cúm gây viêm ở cổ họng. Vì thế, khi nguyên nhân gây bệnh do cảm cúm, thay đổi thời tiết gây ra có thể áp dụng mẹo dưới đây. 

  • Rửa sạch một nắm lá tía tô, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút. 

  • Sau đó đem giã nát, rồi cho thêm 1 ly nước ấm vào để chắt lấy nước uống. 

  • Uống hỗn hợp trên mỗi ngày 2 – 3 lần. 

3.9. Trà hoa cúc

Tinh chất trong hoa cúc có tác dụng giảm đau

Tinh chất trong hoa cúc giúp khuẩn, giảm đau hiệu quả nên thường được sử dụng để trị các chứng gây ra như ngứa rát cổ họng, đau họng, ho khan…. Đối với cách này, chỉ cần hãm vài bông hoa cúc với một ly nước nóng khoảng 5 – 10 phút rồi uống mỗi ngày 2 lần. 

3.10. Trà bạc hà 

Tinh dầu menthol trong trà bạc hà có tác dụng làm mát niêm mạc họng

Bạc hà từ lâu đã được chứng minh mang lại những hiệu quả đáng kể nhờ tinh dầu menthol có khả năng làm mát niêm mạc họng, từ đó làm dịu cảm giác đau rát và ngứa họng. Cách hãm trà bạc hà rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm bạc hà hãm với 1 ly nước nóng khoảng 300ml trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó uống trực tiếp hoặc pha thêm một chút mật ong cho dễ uống hơn. Sử dụng cách này 2 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 

3.11. Giấm táo

Pha loãng 1 – 2 thìa giấm táo với 1 ly nước ấm để súc miệng

Giấm táo đã được khoa học hiện đại chứng minh hiệu quả trong chữa trị họng sưng viêm. Vì giấm táo gồm các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và long đờm hiệu quả. Bạn có thể pha loãng 1 – 2 thìa giấm táo với 1 ly nước ấm để súc miệng. Ap dụng cách này 1 – 2 lần/giờ để có được hiệu quả tốt nhất. 

4. Biện pháp phòng ngừa

  • Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân khiến cổ họng bị kích ứng gây viêm nhiễm như bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, phấn hoa, bụi vải…. 

  • Khi đi ra ngoài, nên đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở được tốt nhất. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị cảm cúm,…. 

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường các loại rau xanh, vitamin và chất xơ để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời nên hạn chế các nhóm thực phẩm như đồ lạnh, đồ cay nóng, chiên rán, nước uống có gas…

  • Vận động và rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. 

  • Vào thời điểm giao mùa hoặc trời lạnh, bạn nên giữ ấm cổ đặc biệt là cổ và tay chân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý hô hấp khác. 

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên quét dọn các đồ đạc trong nhà hay những thiết bị thường sử dụng như điện thoại, điều khiển tivi…

  • Ngoài ra, nếu gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé. Để tránh bụi bẩn đi vào đường thở gây kích ứng cổ họng của bé. 

  • Những thói quen như hút thuốc, rượu bia hay các chất kích thích khác đều không tốt cho sức khỏe. 

Trong bài viết trên, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm họng, mách bạn rất nhiều cách chữa viêm họng tại nhà được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên khi tiến hành bạn cần tìm hiểu rõ các phương thuốc, tránh áp dụng nếu không tìm được các nguyên liệu đảm bảo chất lượng hoặc cơ thể bị dị ứng với thành phần trong bài thuốc. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm thuốc ho đông dược đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm chất lượng để điều trị mang lại hiệu quả tốt và an toàn nhất. 

Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/symptom-checker/Pages/symptomviewer.aspx?symptom=Sore%20Throat

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635

https://medlineplus.gov/ency/article/000655.htm


Cách chữa viêm họng tại nhà ▶ Không cần dùng thuốc!


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Tìm hiểu chi tiết về các cách bán đất nhanh nhất

Related Articles

Back to top button