Cây Xanh

Cách nuôi trùn quế tại nhà năng suất cao ngất ngưởng!

Phân trùn quế được mệnh danh là một loại “thức ăn” đầy thần kỳ đối với mọi loại thực vật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc không biết phân trùn quế là gì? Nuôi trùn quế để làm gì? Có thể nuôi phân trùn quế tại nhà không?… Hiểu được điều này, Nextfarm sẽ giải đáp mọi vấn đề xoay quanh trùn quế cho bạn qua bài viết: cách nuôi trùn quế hiệu quả theo chia sẻ của chuyên gia

NUÔI TRÙN QUẾ ĐỂ LÀM GÌ? PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?

Trùn quế là loại trùn có đặc tính ăn phân, chủ yếu sinh sống tại những môi trường giàu chất hữu cơ đang trong quá trình phân hủy. Sau quá trình ăn các chất hữu cơ như phân động vật (bò, heo, trâu, gà, vịt…) hay rau củ quả, chúng sẽ thải ra phân. Đây cũng chính là mục đích chính yếu mà mọi người nuôi trùn quế. Phân trùn quế được hình thành từ ruột nhờ quá trình tiêu hóa của trùn quế, còn được biết đến là phân trùn đỏ hay phân giun quế.

PHÂN TRÙN QUẾ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Sở dĩ phân trùn quế được xem là nguồn “thức ăn” thần kỳ đối với mọi loại cây trồng cũng bởi các đặc điểm tuyệt vời mà chúng mang lại. Có thể kể đến một số đặc điểm nổi trội của phân trùn quế như sau:

  • Phân trùn quế là phân hữu cơ 100%, được hình thành từ phân trùn nguyên chất. Do vậy, loại phân này chính là nhóm phân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong những loại phân. Theo nghiên cứu, phân trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng gấp 4 lần đối với loại phân bò ủ hoai.
  • Trong thành phần phân có loại sinh vật hoạt tính cao tương tự như vi khuẩn, nấm mốc. Hơn thế nữa, Azotobacter – hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose hay các chất xúc tác sinh học cũng là một trong số những thành phần của phân trùn quế đặc biệt không thể không nhắc đến. Cũng nhờ vậy mà những vi sinh vật có khả năng tiếp tục hoạt động, phát triển mạnh mẽ trong lòng đất.
  • Phân có khả năng hòa tan trong nước, thậm chí là chứa hơn 50% chất mùn của lớp đất mặt.
  • Phân có nồng độ pH là 7 – nồng độ hoàn hảo để đất không bị chua hay bị kiềm.
  • Sau khi thu hoạch, phân trùn quế có thể được sử dụng trực tiếp mà không phải qua công đoạn xử lý rắc rối, phức tạp.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN TRÙN QUẾ LÀ GÌ?

Nextfarm sẽ giới thiệu đến bạn một số tác dụng nổi bật của phân trùn quế như sau:

  • Sử dụng phân trùn quế sẽ giúp cây trồng hấp thụ những chất khoáng cần thiết đối với quá trình phát triển như chất đạm, lân, kali, magie hay canxi. Bên cạnh đó, phân còn chứa những chất như mangan, đồng, kẽm, sắt… nữa. Các chất này sẽ giúp cây trồng hấp thụ trực tiếp và nhanh chóng mà không cần quá trình phân hủy trước. Không chỉ vậy, các chất này còn giảm khả năng xảy ra tai nạn như cháy cây trong khi bón phân.
  • Phân trùn quế không có mùi hôi thối, gây cảm giác khó chịu như những loại phân khác. Giải thích cho đặc điểm này là bởi vì phân trùn quế vốn dĩ đã được “xử lý” trong quá trình tiêu thụ thức ăn ở đường ruột trước đó rồi.
  • Mùn đất có trong phân có khả năng “diệt trừ” nấm hại, các chất độc hại có trong đất, giúp cây phát triển bộ rễ tốt hơn.
  • An toàn 100% đối với người và động vật khi sử dụng.
  • Có khả năng khiến cây trồng giảm thiểu mức hấp thụ thừa phức hợp khoáng nhờ quá trình cố định các kim loại nặng có trong chất thải hữu cơ của trùn quế.
  • Phân trùn quế là phân hữu cơ 100% đối với các loại cây trồng. Do đó, sử dụng các sản phẩm phân trùn quế bạn sẽ không cần lo ngại vấn đề vệ sinh hay vấn đề ngộ độc thực phẩm.
  • Kích thích cây trồng lẫn vi khuẩn phát triển trong đất nhờ hai thành phần có trong phân là acid humic và indol acetic acid.
  • Phân trùn quế có khả năng giữ nước tốt, độ bám keo đất cũng vô cùng hoàn hảo đối với cây trồng. Bên cạnh đó, loại phân này còn có khả năng giúp đất tơi xốp và giữ ẩm lâu hơn.
  • Khiến đất giảm hàm lượng acid cacbon và tăng hàm lượng nitơ, giúp cây dễ dàng hấp thụ hơn.

2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi giun quế (trùn quế)

  • Hướng chuồng

Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời đảm bảo chuồng khô ráo, sạch sẽ, hạn chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

  • Vị trí làm chuồng 
Xem thêm :  Cây lưỡi hổ

Vị trí đặt chuồng phải cao ráo, thoáng mát, đảm bảo không bị ngập úng khi trời mưa, mùa nước lũ.

Ngoài ra, bà con còn phải lưu ý nồng độ pH trong đất. Giun quế thích hợp với nồng độ trung tính từ 6,5 – 7,5, nếu quá mặn hoặc quá chua, trùn sẽ bỏ đi nơi khác hoặc bị chết.

Ưu tiên chọn những nơi có bóng cây hoặc xây tường bao chắn cao để hạn chế ánh sáng.

  • Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng

    – Hiệu quả kinh tế cao

Vị trí làm chuồng phải tránh xa các loại côn trùng gây hại như mối, rắn, tắc kè, chuột, ổ kiến. Đối với những gia đình đang nuôi ngan, ngỗng, gà, vịt thả rông thì cần hết sức lưu ý và có biến pháp ngăn chặn chúng phá hoại.

Đảm bảo nguồn nước sử dụng để tưới cho giun quế phải sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, nước có độ pH trung tính từ 6,5 – 7,5.

  • Vật liệu 

Vật liệu làm thành luống: gạch, tấm gỗ hoặc thân cây chuối

Mái che nên sử dụng mái bằng rơm rạ, lá cọ, lá dừa, tấm bìa, bạt để chuồng mát mẻ, thông thoáng.

Các trụ bên trong chuồng có thể làm bằng cọc tre, gỗ hoặc bê tông chắc chắn.

Tường chuồng: bà con có thể dùng lưới thép B40 quây cao hoặc xây bằng gạch để các loại vật nuôi hoặc sinh vật khác không làm hại giun quế.

nuôi trùn quế

  • Mái chuồng

Phải có độ cao cách mặt đất ít nhất 1m vì nếu thấp quá sẽ khó thu hoạch, còn cao quá thì bị mưa hắt. Khoảng cách  lý tưởng là từ 1,8 – 2m trong đó 0,3 – 0,5m sẽ đóng chìm xuống đất, phần cọc bên trên cao khoảng 1,5m.

  • Luống nuôi giun quế 

Luống nuôi phải có chiều cao ít nhất từ 25 – 30cm, chiều rộng khoảng 1m thuận tiện cho việc chăm sóc.

Chiều dài của luống nuôi sẽ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của từng hộ gia đình, trang trại. Tuy nhiên chiều dài lý tưởng chỉ nên từ 3 – 5m.

Luống nuôi nên được phân chia thành các chuồng nuôi nhỏ rộng khoảng 3m2.

  • Nền chuồng

Nền chuồng là nơi trú ngụ và phát triển của giun nên có vai trò quan trọng nhất. Nền chuồng nuôi giun quế phải đạt tiêu chuẩn sau: có độ tơi xốp không chứa chất độc hại, giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH ở mức trung tính từ 6,5 – 7,5.

Bà con có thể sử dụng phân bò, phân gà, phân lợn… các loại phân chuồng nói chung để làm chất nền. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cỏ, lá thân ngô, rơm rạ tươi, xơ dừa, mùn cưa, giấy vụn hoặc các hộp bìa carton cũ. Nếu sử dụng lá cây thì chú ý không được dùng lá có độc như lá lim, xoan, sắn.

nuôi trùn quế

Chất nền phải được xử lý trước khi cho vào chuồng. Bà con có thể tiến hành theo 1 trong các công thức sau: 

PHÂN LOẠI
CT I
CT II
CT III

 Phân gia súc, gia cầm
70% phân bò
60% phân lợn hoặc gà vịt
50% phân gia súc gia cầm nói chung

 Phụ phẩm nông nghiệp
30%
40%
50%

Tổng
100%
100%
100%

Một số cách xử lý chất nền chuồng nuôi trùn quế:

  • Ủ nóng

Ủ nóng mùa hè kéo dài từ 30 – 40 ngày, mùa đông từ 60 – 70 ngày.

Nguyên liệu để ủ nóng có thể sử dụng như: phân gà, phân bò, phân trâu, phân dê, phân gà; Rơm rạ tươi, thân cây ngô, lạc, cỏ, dây khoai lang…; Chế phẩm sinh học EM 1%, vôi bột… Phụ phẩm nông nghiệp phải được băm nhỏ, bà con có thể băm thủ công hoặc dùng máy băm cỏ.

Bà con tiến hành ủ trên đất nện chặt hoặc nền xi măng, nền gạch đỏ lát có rãnh để chứa nước ủ chảy ra. Đống ủ phải có mái che. Diện tích cần để ủ nóng trung bình 3 – 5m2 cho khoảng 1 – 1,5 tấn. Độ ẩm của đống ủ từ 60 – 70%, nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.

Sau từ 7 – 10 ngày kiểm tra nhiệt độ đống ủ bằng gậy hoặc tre vót. Cắm tre vào giữa 10 phút, cầm vào phần gậy nếu thấy nóng tay là được.

Kiểm tra độ ẩm bằng cách cầm 1 nằm sinh khối từ đống ủ, bóp chặt thấy rỉ nước qua kẽ tay thì độ ẩm đạt 50 – 60%. Nếu nước chảy nhiều là quá ẩm, nếu phần sinh khối bị vỡ là quá khô.

Xem thêm :  Gân cá ngừ bao nhiêu 1kg? giá cá ngừ hôm nay tại tp.hcm?

Sau 15 ngày ủ nên đảo một lần và tưới nước. Khi đống ủ có màu nâu, không có mùi hôi, xốp và ẩm, nguyên liệu hoai mục thì đem bỏ vào chuồng nuôi.

  • Ủ nguội 

Nguyên liệu tương tự ủ nóng và bổ sung thêm một lượng phân lân nhỏ, đồng thời không dùng vôi bột.

Đống ủ được nén chặt nên môi trường bên trong yếm khí, vi sinh vật phát triển chậm, nhiệt độ không quá cao chỉ từ 30 – 35 độ C.

Thời gian ủ từ 5 – 6 tháng. Tuy thời gian kéo dài nhưng nền chuồng lại có chất lượng tốt hơn ủ nóng do mất ít chất đạm.

  • Ủ hỗn hợp

Chuẩn bị nguyên liệu và đánh đống giống như phương pháp ủ nóng. Từ 4 – 6 ngày nhiệt độ có thể lên đến 70 độ C. Lúc này, bà con tưới nước ẩm, nén chặt và bịt kín. Sau 2 tháng đã có thể dùng được.

Cách rải chất nền chuồng nuôi giun quế 

Nền chuồng phải phẳng, dày từ 10 – 20 cm. Sau khi rải thì dùng ô doa tưới nước để có độ ẩm từ 60 – 70%

Rải chất nên trước 2 – 3 ngày khi thả giống. Đối với giống giun sinh khối bà con có thể không cần chất nền chuồng hoặc rải mỏng hơn.

3. Kỹ thuật nuôi giun trùn quế 

a. Chọn giun quế giống 

Bà con có thể mua một trong hai loại giống sau: 

  • Giun sinh khối: Có lẫn cả bố, mẹ, giun con, trứng kén và môi trường mà giun đang sống. Trong đó trùn giống chiếm khoảng 3 – 5%.
  • Trùn tinh: Tỉ lệ trùn trên 80%. Bà con không nên chọn trùn thương phẩm 100% để làm giống.

Tuy nhiên trùn tinh thường bị tổn thương trong quá trình bắt, thả, khả năng thích nghi kém, giá thành lại đắt, vận chuyển khó, không an toàn. Vì vậy tốt nhất bà con nên dùng trùn sinh khối.

 

Trùn quế sinh khối

b. Thả giống 

  • Thời điểm thả giống thích hợp: bà con nên thả vào buổi sáng sớm mát mẻ. Không thả vào buổi trưa nắng nóng.
  • Mật độ thả với trùn tinh: bà con nên duy trì mật độ 1 – 2kg/ m2 (ước tính khoảng 8.000 – 10.000 cá thể).
  • Mật độ thả với trùn sinh khối: 15 – 20kg/m2.
  • Cách thả: Với trùn tinh, bà con dùng tay để thả nhẹ nhàng chúng xuống từng luống nuôi. Với trùn sinh khối thì thả bằng cách trải sinh khối vào luống theo đường thẳng giữa ô luống hoặc để sinh khối thành từng đám giữa mặt luống.

Sau khi thả giống, bà con phải dùng bao tải cũ hoặc chiếu rách, lá chuối lá cọ để đậy kín giúp giun nhanh chóng thích nghi với môi trường.

  • Tư vấn: Máy châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G

c. Cách chăm sóc 

Để duy trì độ ẩm 70%, vào mùa hè bà con phải tưới nước từ 2 – 3 lần/ ngày. Còn vào mùa đông thì duy trì từ 1 – 2 lần/ ngày.

Lưu ý: Bà con tuyệt đối không được tưới nước có vôi bột hoặc xà phòng sẽ gây độc làm chết giun.

Bà con phải thường xuyên kiểm tra mô hình nuôi trùn quế của mình, đặc biệt là thời điểm vừa thả:

  • Nếu không bị tổn thương thì ngay sau khi thả chúng sẽ chui hết xuống chất nền.
  • Nếu có những con bị tổn thương thì chúng sẽ ngọ nguậy tại chỗ.
  • Còn nếu quá nhiều trùn không chui được xuống hết thì có thể đo độ pH không phù hợp, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp.

Bà con phải kiểm tra nhiệt độ của sinh khối 2 ngày/ lần. Thời gian kiểm tra từ 8h sáng – 15h chiều. Duy trì nhiệt độ từ 25 – 30 độ C. Nếu cao quá thì phải xới đảo để tạo độ thông thoáng Thấp quá thì cần dùng bạt che.

d. Thức ăn cho giun quế 

Nguồn thức ăn và cách xử lý thức ăn cho trùn quế

    • Phân trâu, bò tươi: Đổ nước và phân thẻo tỉ lệ 1 : 1 sau đó dùng cây để khuấy đều và tan hết. Bà con có thể dùng thêm chế phẩm sinh học EM 1% để phân giải chất độc trong phân. Sau khoảng 6h, bà con phải trộn lại 1 lần cho đến 3 – 5 ngày có thể cho giun ăn.
    • Các loại phân gia súc khác như dê, thỏ, lợn: Bà con nên phối trộn thêm phụ phẩm nông nghiệp đã băm nhỏ từ 5 – 10cm để tăng độ tơi xốp
    • Phân gà vịt: Nguồn thức ăn này cũng phải được ủ cũng với một số loại phụ phẩm nông nghiệp sau đó mới cho ăn.

CT I
CT II
CT III
CT IV

70% phân gà
50% phân gà
70% phân vịt
50% phân vịt

     30% phụ phẩm
     30% phụ phẩm
     30% phụ phẩm
     30% phụ phẩm

Xem thêm :  Cây cỏ mần trầu và 18 tác dụng chữa bệnh không ngờ

20% rác hữu cơ

20% rác hữu cơ

  • Nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp: Cây thanh long, rơm rạ, thân cây ngô, cây đậu, lạc, thân cây lục bình, bã mía, bã khoai mì: Các loại phụ phẩm phải được băm nhỏ đem ủ với phân chuồng.

Trùn giun quế rất kỵ với các loại rau củ quả có tinh dầu sả, rau thơm, gừng hoặc bạch đàn…

e. Thời điểm cho ăn 

Ngay sau khi thả giống: Với trùn tinh thì cho ăn sau 6h thả. Với trùn sinh khối thì cho ăn sau 2 ngày thả.

Những lần cho ăn tiếp theo, bà con chỉ cho giun ăn khi bề mặt luống không còn thức ăn cũ.

nuôi trùn quế

Ước tính số lượng trùn để cho liều lượng ăn phù hợp. Nếu khối lượng trùn tinh là 2Kg/m2 thì 1 ngày bà con phải cho ăn từ 1,5 – 2kg thức ăn.

Vào mùa hè, bà con nên cho trùn quế ăn 2 – 3 ngày/ lần, thức ăn trải trên mặt luống dày 2 – 3cm.

Vào mùa đông, bà con cho giun ăn 3 – 4 ngày/ lần, thức ăn trải trên mặt dày 5cm.

4. Phòng bệnh và hướng dẫn xử lý một số bệnh thường gặp ở trùn quế

Nguồn nước dùng để tưới cho giun phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm, pH trung tính.

Nếu thay đổi thức ăn hoặc thử nghiệm loại thức ăn mới thì chỉ nên thử ở diện tích nhỏ.

Nhìn chung so với nhiều loại vật nuôi khác thì giun quế ít bị bệnh. Tuy nhiên bà con cần theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý nếu bị bệnh.

Một số bệnh thường gặp khi nuôi trùn quế và cách xử lý:

  • Bệnh no hơi: Sau khi ăn, trùn nổi lên mặt luống, trườn dài rồi chuyển sang màu tím bầm, chết. Nếu còn thức ăn trên mặt luống, bà con phải hốt hết ra rồi tưới nước lên mặt luống, ngừng cho ăn thức ăn cũ, không cho chúng ăn quá nhiều thức ăn có chất đạm.
  • Trúng khí độc: Trùn quế bị ngạt thở do thiếu oxy nên chúng sẽ bò lên mặt đất, cơ thể bị tím bầm. Lúc này bà con ngừng cho ăn, dùng quốc đào mặt luống để tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho giun.

Để kiểm soát tốt điều kiện vi khí hậu chuồng nuôi trùn quế, bạn có thể sử dụng hệ thống quan trắc khí hậu môi trường Nextfarm NMC do Nextfarm sản xuất.

Hệ thống quan trắc Nextfarm NMC có tích hợp các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm đất, không khí, cường độ sáng,.. sẽ giúp bạn phát hiện sự thay đổi nhiệt độ bất thường trong chuồng nuôi, độ ẩm, hàm lượng khí CO2 để giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe của trùn quế. Từ đó kiểm soát tốt chuồng nuôi giun trùn quế của mình

Tất các các thông số nhà nuôi được lưu trữ trên Server, bạn có thể dùng smartphone để kiểm tra mọi lúc mọi nơi

Cách trồng cà chua hiệu quả

Ngoài ra bạn còn có thể điều khiển các hệ thống tự động trong nhà nuôi giun trùn quế như hệ thống cho ăn, hệ thống phun sương làm mát, hệ thống quạt thông gió,..

Chi tiết xem tại đây

5. Thu hoạch 

Thời điểm thu hoạch tối thiểu từ 60 ngày nuôi đối với luống mới. Còn luống cũ là từ 30 ngày nuôi. Kích cỡ giun phải đạt từ 10 – 15cm.

Ngoài ra bà con có thể thu hoạch theo mục đích sử dụng:

  • Làm thức ăn cho vật nuôi: 30 – 60 ngày. Chu kỳ từ 2 – 3 tuần.
  • Thu phân: sau từ 2 – 3 tháng nuôi. Chu kỳ thu từ 1 – 1,5 tháng.
  • Thu để chế biến thức ăn/: chu kỳ từ 1 – 1,5 tháng.

Bà con có thể thu bằng phương pháp nhặt tay, dùng mồi để nhử hoặc đe dọa bằng tiếng động/ ánh sáng.

nuôi trùn quế

6. Hướng dẫn nhân giống trùn quế 

  • Bước 1: Cho giun quế ăn trước nhân luống 3 ngày.
  • Bước 2: Xây chuồng, làm chất nền như cách nuôi giun trùn quế trước đó.
  • Bước 3: Nhân giống bằng cách lấy phần giun quế sinh khối của luống đang nuôi 20cm từ trên mặt xuống.
  • Bước 4:Bỏ phần trùn quế sinh khối đó vào luống mới theo mật độ đã ghi ở trên.
  • Bước 5: Dùng bạt hoặc lá cọ, lá dừa để che phủ.
  • Bước 6: Cho giun ăn và chăm sóc như bình thường.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi trùn quế đầy đủ, chi tiết nhất. Bà con có thể áp dụng để mở rộng quy mô chăn nuôi riêng biệt hoặc nuôi kết hợp với các loại gia súc gia cầm khác đều mang đến lợi nhuận cao. Chúc bà con thành công.

 

Nguồn: Khomay3a.com

5

/

5

(

2

votes

)


Cách tận dụng rác nhà bếp để nuôi trùn quế


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button