Cây Xanh

Cách nuôi thằn lằn đuôi gai chi tiết nhất

thằn lằn đuôi gai là một loài bò sát thuộc họ Agamidae. Chúng được tìm thấy trong tự nhiên ở vùng sa mạc Bắc Phi, Trung Đông và Trung Nam Á. Hiện tại loại thằn lằn này được nuôi phổ biến ở rất nhiều nước trong đó có Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về loài bò sát này và kỹ thuật nuôi chúng như thế nào là tốt nhất.

Những điều thú vị về Thằn lằn đuôi gai

Hiện  nay bạn chỉ biết đến Thằn lằn đuôi gai như một con vật nuôi. Tuy nhiên loài vật này có rất nhiều điểm thú vị đấy:

+ Thằn lằn đuôi gai có vẻ ngoài dữ tợn nhưng rất hiền lành. Bất kỳ ai khi nhìn thấy loài bò sát này đều cảm thấy chúng có vẻ rất hung dữ với chiếc đuôi được bao phủ bởi hàng trăm gai nhọn. Những chiếc gai này thực chất là vẩy kéo dài. Tuy nhiên nó lại là một loài vật khá hiền lành và thường sống trong hang động để lẩn tránh nguy hiểm.

Thằn Lằn Đuôi GaiThằn Lằn Đuôi Gai

+ Đây từng là thức ăn giàu protein suốt 2000 năm. Thằn lằn đuôi gai có nguồn gốc từ các vùng sa mạc ở Bắc Phi. Trong lịch sử chúng được sử dụng như thức ăn trong suốt 2000 năm. Những người du cư và nông dân thường bắt chúng bằng cách đào hang hoặc đặt bẫy lưới.

+ Điểm đặc sắc của Thằn lằn đuôi gai là không xinh đẹp. Đây thực sự là một loài vật không xinh đẹp. Thông thường chúng có màu xám đá cùng với vàng nhạt là chủ đạo. Chính vì thế nhiều người thích nuôi dưỡng chúng không phải vì vẻ bề ngoài mà hứng thú với tập tính sinh hoạt của chúng.

Tuổi thọ: Thằn lằn đuôi gai có thể sống bao lâu trong môi trường nuôi nhốt?

Trong môi trường tự nhiên Thằn lằn đuôi gai có tuổi thọ từ 15 – 20 năm. Tất nhiên tuổi thọ của chúng còn phụ thuộc vào môi trường sống và sự săn bắt của người bản địa.

Hiện nay Thằn lằn đuôi gai được nuôi bởi những người có kinh nghiệm có thể đạt được tuổi thọ như trên.

Kích cỡ và trọng lượng: Thằn lằn đuôi gai to cỡ nào?

Hiện tại có đến 18 loài Thằn lằn đuôi gai sinh sống trên khắp thế giới. Tùy từng loài mà có kích cỡ khác nhau. Hầu hết chúng đều có kích thước nhỏ chỉ cá biệt Thằn lằn đuôi gai Uromastyx Ai Cập. Đây là loài có kích thước lớn nhất trong họ Thằn lằn đuôi gai. Khi được chăm sóc kỹ càng và cho ăn với chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì chúng có thể nặng tới hơn 55 kg.

Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ hiệu quả, tăng năng suất cao

Cắn: Thằn lằn đuôi gai có cắn không? Rồng Nam Mỹ có nguy hiểm không?

Thằn lằn đuôi gai là một loài vật hiền lành chính vì thế chúng không cắn người. Trong tự nhiên hầu hết thời gian cuộc đời của loài bò sát này ở trong hang. Một phần để tránh cái nóng gay gắt lên đến 48 độ C. Ngoài ra những hang động này còn giúp chúng lẩn tránh những người bản địa. Bởi dù đã có luật cấm ăn bò sát nhưng người bản địa vẫn săn bắt và làm thịt chúng.

Chính vì là loài vật hiền lành nên chúng hầu như không cần thuần hóa trong điều kiện nuôi nhốt. Bạn chỉ cần cho chúng một nơi lẩn tránh và chuồng rộng là chúng có thể phát triển và dần làm quen với con người.

Thằn lằn đuôi gai là một loài vật hiền lànhThằn lằn đuôi gai là một loài vật hiền lành

Sức khoẻ và hành vi: Những điều bình thường và không bình thường

Thằn lằn đuôi gai là loài bò sát khá hiền lành và tương đối dễ nuôi. Sau đây là một số hành vi của chúng mà người nuôi cần chú ý:

Hành vi tổng quan: 

Khi sống trong tự nhiên thì mùa xuân, hạ, thu là mùa kiếm ăn cao điểm của Thằn lằn đuôi gai. Trong mùa hè chúng sẽ tự đào hang để tránh nóng và tránh kẻ thù. Khi nhiệt độ ngoài môi trường quá cao chúng có thể đào đất khoảng 50cm để tránh nóng.

Tuy nhiên loài thằn lằn này có thể sinh sống ở môi trường không cần độ ẩm. Và đây là môi trường lý tưởng cho chúng bởi Thằn lằn không thể tiêu hóa với nhiệt độ dưới 26 độ C.

Lột da

Giống như các loại bò sát khác Thằn lằn đuôi gai cũng lột da theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể.  Quá trình lột da của loài thằn lằn này diễn ra từ khi còn nhỏ. Lớp da ngoài của chúng thường rất dễ lột ra. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp lớp da cũ dính trên cơ thể thằn lằn và khiến chúng bị nhiễm trùng. Lúc này người nuôi cần phải để ý và gỡ bỏ giúp chúng.

Khi thằn lằn lột da thì yếu tố tĩnh dưỡng và cung cấp độ ẩm là rất quan trọng. Trong thời gian này tốt nhất bạn không nên để chúng lên tay chơi. Cũng có thể cho ăn bình thường hoặc không vì trong giai đoạn này chúng thường có biểu hiện kém ăn.

Vấn đề ăn uống

Thằn lằn đuôi gai trong điều kiện nuôi nhốt cũng có thể gặp những biểu hiện như kém ăn, bỏ ăn. Điều này thường gặp ở những con được nuôi bởi những người thiếu kinh nghiệm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

Xem thêm :  Gà jap là gì? có dễ nuôi không? nơi bán ở đâu?

+ Như đã nói ở trên Thằn lằn đuôi gai sống trong điều kiện rất khắc nghiệt của vùng sa mạc. Đây là điều kiện lý tưởng để chúng có thể tiêu hóa được thức ăn. Chính vì thế nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ và thiếu ánh sáng sẽ khiến chúng không tiêu hóa được thức ăn và dẫn đến những vấn đề ăn uống.

+ Thức ăn không phù hợp với thằn lằn hoặc cho chúng ăn quá nhiều cũng khiến chúng không tiêu hóa được.

+ Những con thằn lằn đang trong thời kỳ lột da hoặc sinh sản cũng sẽ kém ăn hơn.

+ Không được cung cấp đủ canxi và vitamin D.

Thằn lằn đuôi gai trong điều kiện nuôi nhốt cũng có thể gặp những biểu hiện như kém ăn, bỏ ănThằn lằn đuôi gai trong điều kiện nuôi nhốt cũng có thể gặp những biểu hiện như kém ăn, bỏ ăn

 Dấu hiệu bệnh:

Thằn lằn đuôi gai là một loài rất dễ nuôi tuy nhiên nếu thiếu kinh nghiệm bạn vẫn sẽ khiến chúng bị bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp:

+ Thằn lằn đuôi gai bị tắc nghẽn ruột. Biểu hiện của bệnh này là thằn lằn sẽ dần chán ăn, tinh thần ủ rũ, bụng chướng lên và không đi vệ sinh.  Điều này là do thằn lằn ăn phải những vật liệu lót sàn không phù hợp.

+ Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. Những bệnh này khiến phần da cơ thể hoặc bộ phận nào đó của cơ thể bị có biểu hiện bất thường. Ngoài ra chúng còn có thể bị nhiễm bệnh từ bên trong khiến hệ tiêu hóa bị hỏng.

Môi trường sống: Điều kiện nuôi lý tưởng đối với Thằn lằn đuôi gai

Một con Thằn lằn đuôi gai khi trưởng thành sẽ có kích thước rất lớn từ 30 – 50kg. Chính vì thế chuồng nuôi phải lớn, diện tích chuồng được khuyến cáo ít nhất là 80cm đối với con nhỏ và đối với Thằn lằn trưởng thành thì cần chuộng khoảng 1,2m – 1,5 m. Môi trường sống mà bạn tạo ra càng rộng thì sẽ có lợi cho sự giao phối sinh sản cũng như sức khỏe của chúng.

Đây là loài vật ưa ẩn nấp chính vì thế khi xây dựng chuồng bạn cũng nên tạo chỗ cho chúng lẩn trốn. Điều này giúp chúng thích nghi với môi trường và phát triển tốt hơn.

Nhiệt độ trong chuồng vào ban đêm khá cao khoảng 22 – 25 độ. Ban ngày nhiệt độ chuồng cần duy trì từ 30 – 3 độ C và có thể cao trên 40 độ C

Một điểm quan trọng nữa đó chính là cần đặt chuồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng vẫn phải có chỗ che nắng tạm thời. Nếu nuôi trong nhà thì cần phải trang bị những bóng đèn có ánh sáng UVB chiếu khoảng 10 – 12h mỗi ngày. Bởi đây loài động vật này cần phải phơi nắng để tổng hợp canxi, vitamin D3 để phát triển và tiêu hoá thức ăn.

Xem thêm :  Cây cau hawai

Chế độ ăn: Những lưu ý về thức ăn của Thằn lằn đuôi gai

Thức ăn Thằn Lằn Đuôi Gai là các loại rau xanh tươi như rau muống, cải xanh, cải ngọt, mù tạt, lá bồ công anh, rau diếp xoăn ốc romaine, đậu xanh, cà rốt xắt nhỏ, bí, bí, ớt chuông, đậu xanh và đậu Hà Lan. Trái cây như là dâu tây, dưa đỏ, dưa hấu, lê, đào, nho, táo và nho khô và các loại hạt.

Tránh ăn rau diếp, rau chân vịt vì các chất oxalat làm ngăn cản sự hấp thu canxi vào trong máu.

Ngoài những loại thức ăn trên bạn cũng nên bổ sung thêm các loại bột canxi thường xuyên cho chúng.

Một điều cần lưu ý khi nuôi Thằn lằn đuôi gai đó chính là không cần phải cho chúng uống nước. Bởi vì đây là loài không chịu được độ ẩm cao nên việc đặt một bát nước trong chuồng nuôi không có lợi

Chi phí: Thằn lằn đuôi gai giá bao nhiêu? 

Thằn lằn đuôi gai được đánh giá là hiền lành và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên giá một chú thằn lằn này ở Việt Nam không hề rẻ. Tùy từng kích cỡ, màu sắc mà giá của chúng khác nhau. Có loài còn có giá lên đến vài triệu đồng.

Tuy nhiên khi đã sở hữu một chú thằn lằn này thì bạn sẽ không mất quá nhiều chi  phí để nuôi dưỡng chúng. Cụ thể:

+ Không tốn nhiều chi phí setup chuồng. Bạn có thể dùng hạt kê để lót sàn vừa tiết kiệm và đảm bảo an toàn cho những chú thằn lằn. Thêm một khúc gỗ tảng đá cho giống sa mạc để chúng có thể trú ẩn.

+ Thức ăn của loài thằn lằn này là thực vật nên không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên bạn cần bổ sung thêm canxi cho chúng thường xuyên.

+ Chỉ cần đảm bảo đầy đủ điều kiện chuồng trại và dinh dưỡng thì không cần tốn quá nhiều chi phí cho khám chữa bệnh.


Thằn lằn ĐUÔI GAI siêu đáng yêu – UROMASTYX | WILDVN TV


HÃY nhấn SUBSCRIBE/ĐĂNG KÝ ngay để theo dõi những video mới nhất từ Wildvn TV nhé! ►Youtube: https://goo.gl/6Hpp2M
Xem thêm các video khác của mình:
► Video về trăn và rắn: https://goo.gl/5K9rSZ
► Video về các loài bò sát khác: https://goo.gl/oye5Kc
► Tổng hợp video vlog của mình: https://goo.gl/jqLVCj

? YOUTUBE CHANNEL WILDVN TV: https://goo.gl/6Hpp2M
? FACEBOOK WILDVN TV: https://www.facebook.com/wildvntv
? FANPAGE: https://www.facebook.com/wildvntv1808
? LIÊN HỆ QUẢNG CÁO: andystarz94@gmail.com

© Bản quyền thuộc về Wildvn TV
© Copyright by Wildvn TV Channel ☞ Do not Reup
WildvnTV Wildvn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button