Cây Xanh

Kinh nghiệm cách nuôi chuột hamster cho người mới

Để có cách nuôi chuột Hamster dễ thương không hề khó như bạn tưởng. Chỉ cần bạn thật lòng yêu quý chúng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách nuôi Hamster béo ú và mập mạp. Đây là giống chuột cảnh dễ nuôi, nếu bạn thiếu kinh nghiệm nuôi Hamster có thể học. Không biết cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi thế nào thì hãy đọc ngay nội dung bài viết dưới đây của Pet Mart .

Chuột Hamster Bear, Campell, Robo mắt đỏ, Winter White có hại không?

Chuột Hamster được nuôi nhiều ở một số nước châu Âu như Hà Lan và Liên Bang Nga. Chúng được nuôi trong phòng thí nghiệm và làm cảnh. Chúng rất được ưa thích và sau đó được nhân rộng giống nuôi ra khắp các nước châu Âu và châu Mỹ. Bởi vậy mà Hamster cũng giống như các loại vật nuôi đã được thuần chủng.

Hiện nay, có nhiều cách nuôi chuột hamster tách hoàn toàn khỏi môi trường của thế giới hoang dã. Nếu như vệ sinh cho chúng sạch sẽ thì sẽ không thể có mầm bệnh và con người hoàn toàn có thể gần gũi với chúng như với các loại vật nuôi khác trong nhà.

Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra chuột Hamster có thể lây bệnh dịch hạch sang cho con người. Nếu nuôi chúng trong lồng và vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ chẳng khác gì những loại vật nuôi khác trong nhà. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với chúng bạn không nên để bị cắn để đề phòng nhiểm khuẩn và đảm bảo vệ sinh.

Cách nuôi chuột Hamster trong nhà

Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 20 – 28°C, vị trí đặt lồng nên tránh ánh mặt trời chiếu và gió thổi trực tiếp vào, nhưng cần chú ý thông gió. Không nên để gần TV, dàn âm thanh, máy tính vì chuột Hamster có thể nghe được những âm thanh loài người không nghe dược, và cũng để tranh bị tia phóng xạ chiếu vào.

Cách nuôi chuột Hamster vào mùa hè tốt nhất không nên mở điều hòa. Vì khi tắt và mở điều hòa sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ, giống chuột này rất mẫn cảm đối với nhiệt độ, dễ bị cảm.

Cách nuôi chuột Hamster vào mùa đông là không nên đặt lồng chuột bên ngoài. Nó sẽ khiến chúng ngủ đông giả vì quá lạnh. Dải nhiều mạt gỗ làm đệm lót, nên đặt nhiều chất liệu gỗ hoặc cỏ để giữ ấm cho phòng của chúng. Hoặc làm tổ cho Hamster bằng vải bông, tốt nhất nên dùng chất liệu bông tự nhiên.

Phương pháp đơn giản nhất là đặt lồng trong hộp giấy, nhưng cần thông khí. Không nên làm tổ cho chúng bằng sợi len. Tuy ấm áp nhưng chuột Hamster sẽ cắn sợi ra và kéo vào chỗ ngủ, vì thế có một vài sợi len cuốn quanh chuột con khiến chúng bị ngạt thở.

Kinh nghiệm chọn nuôi chuột Hamster

Nên xác định rõ giống Hamster mà bạn sẽ nuôi. Nếu lần đầu nuôi Hamster, hãy chọn loại chuột Hamster Campell vì chúng dễ nuôi và dễ gần chủ. Nên chọn những con khoảng 2 tháng tuổi. Mua Hamster ở những nơi đảm bảo về nguồn và chất lượng.

Tham khảo toàn bộ thông tin các giống và cách nuôi chuột Hamster tại petmart.vn để có thể mua được 1 chú chuột khỏe mạnh. Nên đi mua chuột Hamster vào buổi tối vì Hamster là động vật sống về đêm. Buổi sáng và trưa chúng thường nằm ngủ, sẽ khó mà biết con nào khỏe và con nào bệnh.

Cách nuôi chuột Hamster không bị hôi

Hãy để một khay cát tắm trong lồng, Hamster sẽ tự biết làm sạch mình. Nếu không muốn cát tắm làm bẩn chuồng, hàng ngày hãy đưa chúng ra một chỗ riêng để tắm. Sau đó bắt lại về chuồng. Cát tắm có thể tái sử dụng nhưng nên thay sau 1-2 tuần.

Xem thêm :  Lan kiều tím – cách trồng lan nhanh ra hoa đầu xuân

Nếu không thật sự cần thiết (hôi không chịu nổi) thì không nên tắm bằng nước cho chúng. Nếu phải tắm, hãy dùng sữa tắm chuyên dụng hoặc sữa tắm cho trẻ em. Khi tắm không để nước ngập co thể, không để sữa tắm rơi vào mắt. Sấy khô sau khi tắm.

Cách nuôi chuột Hamster không hôi cũng cần chú ý tới thức ăn. Cho ăn mỗi lần một ít, đừng bỏ quá nhiều. 2 ngày thay thức ăn mới 1 lần. Rửa bình nước 2 ngày 1 lần. Nếu cho thêm Vitamin vào nước hãy thay nước mỗi ngày.

Nên thay mùn cưa sau 5 – 7 ngày để giữ cho chuồng luôn sạch sẽ. Rửa chuồng bằng nước sạch mỗi khi thay mùn cưa. Nên rửa bằng xà phòng có chất tẩy nhẹ và phơi khô trước khi cho chuột trở lại chuồng.

Chuột Hamster ăn gì? Cách nuôi Hamster béo ú

Chuột Hamster thuộc loài gặm nhấm nên chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Vì vậy, cách nuôi Hamster béo ú không hề khó. Tuy nhiên, để chọn thức ăn cho Hamster, bạn nên chọn cho chúng những món khoái khẩu dưới đây:

Thức ăn chính

Cách nuôi Hamster béo ú với thức ăn chính bao gồm thức ăn trộn và hỗn hợp. Chúng là thức ăn giàu chất béo tốt cho hệ tiêu hoá và sự phát triển của chuột Hamster. Mùi thơm của chúng khiến Hamster mê mẩn và yêu thích. Hoặc áp dụng cách nuôi Hamster béo ú, mũm mĩm dễ thương với các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt lúa, hạt ngô, hạt dẻ, hạt kê…

Cách nuôi chuột Hamster bằng thức ăn tươi có thể gồm súp lơ, cà rốt, dưa chuột, hoa hồng. Không cho ăn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật trừ khi bạn muốn chúng trở nên hung dữ hơn. Cách nuôi Hamster béo ú là thêm phô mai vào trong thức ăn của chúng. Thức ăn tươi chỉ nên cho ăn 1 tuần vài lần và số lượng ít

Thức ăn dặm

Thức ăn dặm của chuột Hamster rất phong phú, từ thực vật đến những loài vật nhỏ. Có thể kể đến như: Sâu gạo rang bơ, yến mạch, hạt kê, hạt mè, hạt lánh, bánh gạo, hạt hướng dương, phô mai con bò cười, cốm gạo, bắp bung và các loại trái cây.

Bánh mài răng

Đây là loại thức ăn cho chuột Hamster và rất được ưa thích. Bao gồm: Đá mài răng san hô, đá mài răng hình khúc xương.

Mỗi 2,3 tháng bạn có thể cho ăn 1/4 thìa cà phê sữa chua để lông bé óng mượt hơn. Có thể cho uống sữa, 2 – 3 tuần/lần với 1/4 thìa cà phê. Nếu cho ăn đồ tươi, nhiều nước thì hạn chế cho uống nước để tránh bị tiêu chảy. Không nên thay đổi khẩu phần ăn của Hamster một cách đột ngột.

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi

Chuẩn bị về tài chính

Dù chỉ là một giống chuột cảnh nhỏ bé, thế nhưng khi nuôi Hamster bạn cần phải chuẩn bị một khoản tái chính nhất định. Đầu tiên là mua con giống, sau đó là mua đồ dùng. Số tiền này sẽ sử dụng để mua những đồ dùng cần thiết trong quá trình chăm sóc chuột Hamster. Mỗi món đồ cũng có giá từ 20 – 200k.

Bên cạnh đó còn có tiền mua thức ăn, thuốc, khám thú y … cho chuột Hamster. Tuy so vớ nuôi chó mèo cảnh có thể ít hơn, nhưng không có nghĩa là không cần có. Nếu bạn chưa có thu nhập riêng hoặc điều kiện kinh tế không cho phép thì không nên nuôi chúng. Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết bao gồm:

Lồng cho chuột Hamster

Khi mùa hè đến nên sử dụng lồng thanh thép thông gió hoặc lồng ở dạng nửa thép nửa nhựa. Mùa đông nên sử dụng lồng hoàn toàn bằng nhựa để giữ ấm. Phần đáy lồng không nên sử dụng dạng thanh thép vì chuột dễ bị thương,

Xem thêm :  Gia đình là gì? phân tích các chức năng cơ bản của gia đình

Bát ăn cho chuột Hamster

Có thể lựa chọn loại đĩa nhỏ, chỉ cần không dễ bị đạp đổ. Thành đĩa không nên quá cao nếu không chuột Hamster không thể leo vào. Những loại đĩa có thể sử dụng sẵn trong nhà như gạt tàn, đĩa đựng nước tương, bát nhỏ, hộp trong lò vi sóng. lU

Bình uống nước cho chuột Hamster

Máy nước uống thường được thiết kế ở dạng đầu trước có viên tròn bằng thép không gỉ. Khi tìm mua nên thử xem có bị chảy nước ra ngoài không. Không thể trực tiếp dùng bát đựng nước vì chuột con sẽ làm ướt lông khi uống nước dẫn đến việc dễ bị cảm. Lưu ý, cách nuôi chuột Hamster không bị bệnh tốt nhất là thường xuyên rửa sạch bát ăn, bình uống nước cho Hamster

Khay vệ sinh cho chuột Hamster

Thông thường dùng hộp có chất liệu bằng sứ có cát mèo phủ ở trên. Mỗi ngày nên đổi cát mèo hoặc bỏ những chõ cát đóng thành cục.

Chậu tắm cho chuột Hamster

Có một vài chuột Hamster dùng cát mèo trong bồn vệ sinh là xà bông. Tuy không vệ sinh nhưng đây là sở thích của chúng, vậy không cần phòng tắm nữa. Nhưng đối với những bé chuột thích sạch sẽ, chủ nhân nên mua một phòng tắm cho chúng. Đặt cát tắm lên đó để chúng có thể thỏa thích lăn lộn.

Vòng chạy cho chuột Hamster

Hamster hoang dã mỗi ngày phải chạy 20km vì thế vận động là một việc rất quan trọng đối với chúng. Không được vận động đủ chúng sẽ cảm thấy quá áp lực và có hành vi cắn lồng. Đồng thời, chuột Hamster dễ bị béo phì vì dinh dưỡng thừa thãi.

Chuột Hamster rất thích tập thể dục, chúng là loài động vật rất nhanh nhẹn và hoạt bát, một chú chuột Hamster có thể chạy khoảng 3.2 km/ngày. Bởi vậy để có cách nuôi chuột Hamster không bị béo phì bạn nên có vòng chạy ở trong chuồng để chúng thoả sức vui chơi và đùa nghịch.

Mạt gỗ cho chuột Hamster

Có thể lựa chọn sử dụng nhiều loại nguyên liệu, phần lớn mọi người đều chọn mạt gỗ. Vì chúng rất sạch và dễ tìm kiếm.

Sản phầm mài răng cho chuột Hamster

Răng của chuột Hamster không ngừng sinh trưởng. Vì thế cần dùng gậy mài răng để tránh dẫn đến răng quá dài. Rất nhiều chuột Hamster mài răng bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ căn lồng. Khi bạn không sử dụng gậy mài răng cũng không cần lo lắng nữa.

Kinh nghiệm nuôi Hamster ai cũng cần biết

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi không khó. Cần biết tập tính và thói quen sinh hoạt của chúng là được. Hamster là động vật ngủ ngày và chỉ hoạt động về đêm. Bạn tránh để lồng nơi có gió và ánh sáng trực tiếp để chúng được yên tĩnh khi ngủ. Để chuột Hamster khoẻ mạnh bạn cần cho chúng ăn uống đầy đủ và thường xuyên.

Kinh nghiệm nuôi Hamster khỏe mạnh, không bệnh tật được chia sẻ đó là rửa lồng hàng tuần. Giữ cho lồng nuôi luôn sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tật. Không cần tắm cho Hamster bởi chúng hoàn toàn có thể tự làm được việc này. Và quan trọng hơn cả, hãy giao tiếp nhiều với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng để chúng gần gũi hơn với con người.

Kinh nghiệm nuôi Hamster khi bế chúng

Không bế khi đói

Đừng cố bế giữ chuột Hamster khi chúng không biết gì và không có sự chuẩn bị nào. Ví dụ như khi chuột Hamster đang ngủ say. Hoặc đột nhiên tóm lấy chuột Hamster từ phía sau lưng. Như vậy sẽ chỉ khiến cho Chuột Hamster sợ hãi bất an. Chuột Hamster nảy sinh một số hành vi tự vệ thích hợp cũng là lẽ đương nhiên.

Kinh nghiệm nuôi Hamster đúng cách khi bế chúng là thu hút sự chú ý ngay trước mặt chúng. Rồi dần dần tiến sát lại. Rồi đưa hai ngón tay ra từ bên trên nắm lấy phần giữa cơ thể của chuột Hamster. Và một tay khác thì luồn xuống phía dưới.

Xem thêm :  ? 2021 | review các chợ đồ si lớn nhất, giá rẻ tại tphcm – sài gòn

Không bế Hamster khi đói

Đừng bắt bế Hamster khi chúng đang đói đến không chịu nổi. Tốt nhất là để chuột Hamster ăn uống no say rồi hẵng tính chuyện bế chúng. Nếu không thì chuột Hamster sẽ tưởng rằng ngón tay bạn là miếng thịt tươi ngon mà chủ nhân đưa đến cho chúng. Hơn nữa còn thấy rất kỳ lạ là vì sao lại to như thế.

Đừng bế chuột Hamster khi có mùi lạ

Đừng bắt bế chuột Hamster khi trên tay bạn có lưu lại mùi lạ. Tất cả các mùi lại đều có thể thu hút sự tò mò của chuột Hamster. Tâm lý tò mò của chuột Hamster rất mạnh mẽ. Chúng sẽ ngửi ngửi trước, rồi liếm liếm.

Rồi bước tiếp theo chính là gặm một chút xem xem. Thường thì điều cần chú ý là đừng bế chuột Hamster sau khi tay vừa chạm vào đồ ăn ngon. Còn tinh dầu mát xa tay của con gái cũng tốt nhất đừng bế Hamster khi mùi trên tay còn nồng.

Đừng bế Hamster khi chưa cảm thấy an toàn

Cách chăm sóc Hamster cho người mới nuôi khi muốn bế Hamster hãy quan sát tâm lý của chúng. Đừng bế giữa chuột Hamster khi chúng vẫn chưa cho rằng tay của bạn an toàn. Thông thường nếu như chuột Hamster tự nguyện lấy đồ từ tay bạn để ăn hoặc trực tiếp ngồi trong tay bạn để ăn đồ ăn, đó chính là khi chuột Hamster đã nhận định rằng đối với nó mà nói thì tay của bạn tương đối an toàn. Lúc này có thể nhẹ nhàng bế chuột Hamster lên.

Đừng bế chuột Hmaster khi chúng lo lắng

Đừng bế chuột Hamster khi thần kinh của chuột Hamster đang trong trạng thái lo lắng cao độ.  Thông thường là chuột Hamster đang trong thời kì đánh nhau chiếm địa bàn. Hoặc chuột mẹ đang trong thời gian mang thai, thì thần kinh của chuột Hamster đều lo lắng cao độ. Lúc này mà bắt Hamster cho dù trước đây chuột Hamster khá thân thiết với bạn đi chăng nữa thì thỉnh thoảng cũng sẽ ngược lại với thông thường.

Cách nuôi chuột Hamster không ăn thịt đồng loại

Hamster mẹ sẽ ăn thịt con non yếu nhất nếu không có đủ sữa để nuôi con. Hoặc khi số lượng con non nhiều hơn số lượng vú của nó. Do đó cách nuôi chuột Hamster sinh sản là cho con mẹ ăn đầy đủ. Nếu không nó sẽ tiếp tục giết con non của nó.

Hoặc trường hợp thứ 2 là bạn cho 2 con Hamster trưởng thành vào cùng 1 chuồng. Chúng sẽ đánh nhau khi đến mùa động dục. Khi 1 con chết, con kia sẽ ăn thịt xác của kẻ thua cuộc. Lời khuyên là bạn không nên nuôi chung Hamster cùng giới tính, đặc biệt là chuột Hamster Bear .

3.9/5 – (14 bình chọn)


NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI NUÔI CHUỘT HAMSTER | Thiên Đường Thú Cưng #10


Cùng xem những lưu ý khi nuôi hamster nhé.
Cám ơn các bạn đã xem và nhớ đăng ký kênh nhé ^^
✅ Fanpage : https://fb.com/hamsterbinhthanh
✅ Fanpage : https://fb.com/thienduongthucungbenluc
✅ Shopee : http://shopee.vn/thythucung (Thy Thú Cưng)
✅ Tiktok : https://vt.tiktok.com/ZGJkw7ajv/
➽ Chi nhánh HCM : 26, Trần Bình Trọng, Phường 5, Bình Thạnh.
✿ Chỉ đường : https://goo.gl/maps/7MwMxpmahn82VqMKA
➽ Chi nhánh Long An : Đường số 14, KDC Mai Thị Non, KP2, Bến Lức, Long An
✿ Chỉ đường: https://goo.gl/maps/UBDpmczMDEX17Rk38
? Zalo : 0766 975 190
Xem thêm nhiều video bổ ích :
➤ Dấu hiệu nhận biết Hamster mang thai : https://youtu.be/4my9kXvxrbM
➤ Những điều cần tránh khi nuôi chuột Hamster : https://youtu.be/lZZ7frayIH4
➤ Cách nhận biết và chăm sóc chuột Hamster bị tiêu chảy : https://youtu.be/ZF7uSwWQxSU
thienduongthucung chuothamster chuot hamster hamsterbinhthanh hamsterlongan
© Copyright by THIÊN ĐƯỜNG THÚ CƯNG (Do Not Reup)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button