Cây Xanh

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo đạt năng suất cao

Tiết lộ cách nuôi bò nhanh lớn hiệu quả nhất



Cách nuôi bò nhanh lớn, cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất vượt trội bà con không chỉ cần quan tâm đến thiết kế chuồng trại, chọn giống mà quan trọng hơn cả là cách lựa chọn, phối trộn thức ăn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng và trị bệnh cho bò… Tất cả bí quyết sẽ được chúng tôi tiết lộ ở bài viết dưới đây. Mời bà con theo dõi.

Chuồng trại nuôi bò

Chuồng trại chăn nuôi bò phải thuận tiện cho quá trình quản lý, chăm sóc, tiêu độc và vệ sinh. Chọn đất làm chuồng phải liền mảnh, không bị chia cắt, độ dốc không quá 15%. Trong trường hợp mua đất cần tính toán đến khoảng thời gian chăn nuôi dài hạn từ 20 – 40 năm, có thể mở rộng quy mô bãi cỏ chăn thả, đặc biệt khi chăn nuôi bò sữa. Nên làm chuồng trên đất màu mỡ, có tầng canh tác dày, khả năng giữ nước.

Đối với trang trại chăn nuôi bò lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m.

Cách nuôi bò nhanh lớn (01)

Trước khi thiết kế chuồng trại chăn bò, bà con nên tham khảo nhiều mẫu chuồng ở khu vực lân cận, ở các trang trại ngoại tỉnh để có kiến thức lựa chọn và cải tiến phù hợp nhất với quỹ đất của mình.

Chuồng không được quá trơn hoặc có định nhọn tránh gây tổn thương cho bò. Cách làm chuồng bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền. Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn.

Đặc biệt kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng nhanh lớn đem lại hiệu quả cao nhất là khi thiết kế chuồng trại, bà con nên làm thêm một sân chơi ở phía sau, không lợp mái cho bò.

Một số kích thước chuồng bò để bà con tham khảo:

Áp dụng
Chuồng bò trưởng thành
Chuồng bê con
Chuồng bê hậu bị

Kiểu chuồng
Chuồng 1 dãy

Cũi bê con. Sau khi cai sữa là chuồng nhốt

Chuồng nuôi

Ô bò nằm (cm)

Dài: 150 – 160cm

Rộng: 90 – 95cm

Cao: 105 – 110cm

 

 
 

Máng ăn (cm/con)
80 x 25 x 75
25 x 15 x 60

Ăn 1 phía: rộng từ 60 – 75

Ăn 2 phía: rộng từ 90 – 100

Độ dốc của nền (%)
2 – 2,5

Chiều cao của mái  (m)
3
3
3

Diện tích chuồng bò theo độ tuổi phát triển:

Lứa tuổi
Diện tích (m2)

0 – 6 tháng tuổi
1,2 – 1,4

6 – 12 tháng tuổi
1,4 – 1,8

12 – 20 tháng tuổi
2,5 – 3,0

Giai đoạn vỗ béo
2,5 – 3,0

Chọn giống bò

Trong kỹ thuật nuôi bò thịt công nghiệp, khâu chọn giống rất quan trọng, nó sẽ phải phù hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất và sản lượng tốt, tăng trưởng ổn định.

Nếu chăn nuôi quy mô hộ gia đình thì bà con có thể lựa chọn giống bò vàng địa phương. Giống này thích nghi tốt nhưng chậm lớn, không phù hợp với quy mô chăn nuôi trang trại, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt từ 40 – 42%.

Cách nuôi bò nhanh lớn (02)

Chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh, bà con có thể lựa chọn một trong cách giống sau:

  • Bò lai Sind: đây là giống lai giữa bò Zebu và bò vàng địa phương. Chúng có tầm vóc cao lớn, sức kéo tốt. Con đực trưởng thành có thể đạt trọng từ 400 – 450kg/ con, con cái đạt 250 – 300kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ trung bình gần 50%.
  • Bò Droughtmaster: có xuất xứ từ Úc, thích nghi tốt với khí hậu ở nước ta, còn được gọi là bậc thầy chịu hạn. Bò có thân hình cao lớn, con đực trưởng thành đạt tới 900 – 1000kg/ con, con cái đạt 650 – 700kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ cao, chiếm đến 55%.

  • Bò Red Sindhi (bò Sind): Giống bò này có kích thước khá nhỏ nhưng lại cho tỷ lệ thịt xẻ từ 48 – 50%. Con đực trưởng thành đạt từ 370 – 450kg/ con, con cái trưởng thành đạt từ 300 – 350kg/ con.
  • Bò Blance Bleu Belge (BBB): đây được mệnh danh là “cỗ máy sản xuất thịt”. Trung bình con đực trưởng thành có thể đạt tới trên 1 tấn, con cái khoảng 770kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ từ 65 – 75%.

Tên giống
Giá thị trường (triệu/con)

Droughtmaster (2 năm tuổi)
35 – 50

Brahman (2 năm tuổi)
32 – 45

3B (2 năm tuổi)
45 – 60

Lai Sind (6 – 1 năm tuổi)
12 – 16

Vệ sinh thú y

Các trang trại chăn nuôi tập trung và chuồng nuôi bò thịt nói riêng cần phải thực hiện đúng các công tác vệ sinh thú ý được quy định tại Điều 4 Thông tư  07/2016/TT-BNNPTNT. Một số yêu cầu như:

  • Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đúng quy định bao gồm trong và ngoài khu chuồng nuôi.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh
  • Cần giám sát định kỳ với một số bệnh truyền nhiễm lây lan
Xem thêm :  Cá heo lửa – cá tai tượng châu phi | cách nuôi dưỡng và chăm sóc?

Ngoài ra, để giảm bớt và ngăn ngừa tối đa sự lây lan của mầm bệnh, giảm thiểu rủi ro, các trang trại chăn nuôi cần phải thực hiện đúng nguyên tắc vệ sinh thú y, hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học.

Lưu ý trong quá trình sát trùng:

  • Chỉ sử dụng thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng nuôi
  • Sau khi sát trùng phải để khô hoàn toàn thì mới diệt được tối đa vi khuẩn.

Các bước tiến hành vệ sinh, sát trùng khi không có bò ở trong  chuồng được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phân bò, các chất hữu cơ bám trên chuồng và khu vực xung quanh. Có thể dùng chổi, cuốc xẻng.
  • Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa sạch. Một số chỗ khó rửa như góc, khe thì nên dùng vòi xịt có áp suất cao. Để ngâm nước trong chuồng từ 1 – 3 ngày.
  • Bước 3: Sử dụng xà phòng hoặc nước vôi để rửa chuồng. Lưu ý, nước vôi phải pha loãng 30%.
  • Bước 4: Sử dụng thuốc sát trùng, liều lượng thuốc theo chỉ định ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn cụ thể của nhân viên thú y. Lưu ý, bà con cần kiểm tra nồng độ pH của nước sạch trước khi pha loãng vì nếu nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của thuốc. Khi phun thuốc sát trùng, người thực hiện cần mặc quần áo bảo hộ, những người không phận sự không được đến gần.
  • Bước 5: Để khô chuồng nuôi từ 1 – 2 ngày trước khi cho đàn bò vào chuồng thì mới đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh để bò tiếp xúc với thuốc.

Tẩy ký sinh trùng cho bò

Trong cách chăn nuôi bò hiệu quả, muốn nhanh lớn bà con phải tiến hành tẩy ký sinh trùng cho bò trước khi cho chúng vào chuồng nuôi để tránh ủ mầm bệnh, phát sinh bệnh trong quá trình chăn nuôi, vỗ béo.

Ký sinh trùng trên bò được chia thành 2 loại:  nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.

  • Ngoại ký sinh trùng:

Thường là các loại ve, rận hút máu, mòng… Chúng sẽ làm cho đàn bò bị suy nhược, thiếu máu, là trung gian gây ra một số bệnh như lê dạng trùng, biên trùng, viêm màng não, sốt phát ban…

Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc Ivermectin, Deltamethrin, Pyrethroid… pha với nước theo liều lượng được chỉ định sau đó phun lên người bò, chú ý các vùng bẹn, nách và yếm, – đây là những vị trí thường ký sinh nhất.

  • Nội ký sinh trùng:

Thường thấy là các loại sán, giun. Trong đó, sán lá gan chiếm đến 13,7 – 50,2%, sán cỏ chiếm đến hơn 70%. Hậu quả khiến đàn bò bị thiếu máu, giảm tiết sữa, giảm tăng trưởng, giảm năng suất sinh sản.

Để bắt đầu nuôi bò thịt hiệu quả, bà con tiến hành tẩy nội ký sinh trùng bằng cách sử dụng một số loại thuốc như Bio – Alben, Bioxinil, Bio – Clormectin, Levamisol, Mebendazol… các loại thuốc này chỉ dùng một liều duy nhất và không dùng cho bò cái đang mang thai. Bà con tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và cách sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên thuốc và hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Khẩu phần ăn cho bò

Trong kỹ thuật nuôi bò vỗ béo, bà con phải đặc biệt quan tâm đến khẩu phần thức ăn cho bò. Bò ăn được nhiều loại thức ăn, được chia làm 3 nhóm thức ăn chính:

  • Thức ăn thô: các loại cỏ, rơm khô, bầu bí, củ quả…
  • Thức ăn tinh: Các loại cám từ hạt ngũ cốc, khô dầu…
  • Thức ăn bổ sung: bột xương, bột sò, bột cá, ure, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học…

Cách nuôi bò nhanh lớn (03)

Khả năng thay thế nguồn thức ăn cho bò được tính toán như sau:

  • 1 Kg cỏ khô = 4 – 5 Kg cỏ tươi
  • 1 Kg rơm ủ ure = 2 Kg cỏ tươi
  • 1 Kg củ quả = 2 Kg cỏ tươi
  • 1 Kg cỏ ủ chua = 2 Kg cỏ tươi
  • 1 Kg cám gạo = 0,9 Kg cám mì
  • 1 Kg mật rỉ đường = 1 Kg bột sắn

Nguồn thức ăn thô xanh bà con có thể sử dụng máy băm cỏ để băm nhỏ thành từng đoạn ngắn cho bò ăn trực tiếp hoặc đem ủ chua với mật rỉ đường sẽ làm tăng hiệu quả chăn nuôi bò thịt.

Video sử dụng máy băm cỏ, băm rau củ 3A3Kw chế biến thức ăn cho bò

 

 

Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng để tích hợp băm cỏ, thân cây ngô, lá mía với nghiền bột khô các loại hạt ngũ cốc và nghiền nhuyễn nhiều loại phụ phẩm giàu chất đạm khác đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp vỗ béo bò thịt mau lớn, năng suất cao.

Bên cạnh cho ăn trực tiếp, bò cũng rất thích ăn các loại cám viên. Tuy nhiên cám viên bán trên thị trường giá thành cao, không đảm bảo chất lượng, có thể có chứa một số chất cấm, chất tăng trọng. Khi dùng làm thức ăn cho bò vỗ béo, bò sẽ lớn nhanh, tăng trọng nhưng tỉ lệ mỡ nhiều, ít nạc, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Vì vậy, khi quyết định chăn nuôi bò, bà con nên đi theo hướng nuôi an toàn sinh học, tận dụng phụ phẩm, nguồn thức ăn có sẵn, tự sản xuất thức ăn sạch cho đàn bò. Bà con có thể phối trộn các loại cám, bổ sung thêm chế phẩm sinh học, mật rỉ đường… sau đó cho vào máy ép cám viên làm thức ăn cho bò.

Xem thêm :  Giống chó puli và những điều thú vị về giống chó “rậm rạp”!

Bà con có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn tinh cho bò (tính 100Kg thức ăn):

Nguyên liệu (Kg)
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5

Cám gạo
35
 
20
25
50

Bột sắn
10
85
65
65
45

Bột ngô
30
 
 
 
 

Khô dầu các loại
10
10
 
5
 

Bột cá
10
 
10
 
 

Bột sò / Bột xương
4
1
1
1
1

Rỉ mật
0,5
 
2
2
3

Premix khoáng
0,5
 
 
 
 

Ure
 
3
2
1
 

Muối ăn
 
1
 
1
1

Khẩu phần thức ăn nuôi bò thịt từ 7 – 12 tháng tuổi (Kg/con/ngày):

  • Yêu cầu tăng trọng: 390g/ ngày
  • Yêu cầu khối lượng cuối kỳ: 160kg/ con

Tháng tuổi

Thức ăn thô (Kg/con/ngày)

Thức ăn tinh hỗn hợp (Kg/con/ngày)

7 – 8
10
1

9 – 10
15
1

11 – 12
20
1

Khẩu phần thức ăn nuôi bò thịt từ 13 – 20 tháng tuổi (Kg/con/ngày):

  • Yêu cầu tăng trọng: 450g/ngày
  • Yêu cầu khối lượng cuối kỳ: 270kg/con

Tháng tuổi
Thức ăn thô (Kg/con/ngày)
Thức ăn tinh hỗn hợp (Kg/con/ngày)

13 – 14
18
1,5

15 – 16
20
1,5

17 – 18
24
1,5

19 – 20
28
1,5

Khẩu phần thức ăn nuôi bò vỗ béo từ 21 tháng tuổi  đến khi xuất chuồng (Kg/con/ngày):

  • Yêu cầu tăng trọng: 500 – 800 g/ ngày
  • Yêu cầu tăng trọng theo tháng: 15 – 24kg/ con/ tháng
  • Thời gian vỗ béo: kéo dài từ 60 – 90 ngày

Khối lượng bò (Kg)

Cỏ tươi (Kg/con/ngày)

Cỏ khô (Kg/con/ngày)
Rơm (Kg/con/ngày)
Thức ăn tinh (Kg/con/ngày)

230
20
1
4
0,5

260
20
1
4
1

290
25
1
4
1,5

320
30
1
4
1,5

350
30
1
4
2

Ngoài thức ăn, hàng ngày bà con cần cung cấp đủ nước sạch, khoảng 10% thể trọng mỗi ngày, đặc biệt đối với bê con và giai đoạn vỗ béo.

Phòng và trị bệnh cho bò

Phòng bệnh cho bò:

  • Hàng ngày cần tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, tắm chải cho đàn bò.
  • Dọn dẹp phần bò trong chuồng, đưa về hầm chứa hoặc cho vào các công trình sinh học, đem ủ phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng, đem làm chất đệm để nuôi trùn quế.
  • Để đàn bò ra sân chơi, tắm nắng để chúng vận động giúp khỏe mạnh, thịt săn chắc hơn.
  • Tiến hành tẩy giun đũa cho bê con 15 – 20 ngày tuổi.
  • Định kỳ sát trùng, làm vệ sinh xung quanh chuồng trại, tiêm vacxin theo đúng lịch cho đàn bò.
  • Bò có thể bị stress nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Biểu hiện thở nhiều, ngừng ăn, ngừng nhai lại, đi chậm chạp.Để khắc phục, bà con nên thiết kế chuồng nuôi bò thông thoáng, có hệ thống quạt gió, phun sương.

Cách nuôi bò nhanh lớn (04)

9 bệnh thường gặp ở bò và cách điều trị:

Bệnh lở mồm long móng (FMD)

  • Là bệnh phổ biến có khả năng lây lan mạnh ở các loại gia súc, trong đó có bò. Bệnh do virus gây ra.
  • Triệu chứng: sau khi bị mắc bệnh từ 2 – 3 ngày thì vật nuôi sốt cao, có mụn nước phồng lên, bên trong là dịch vàng. Mụn lây lan nhanh quanh miệng, móng. Núm vú và bầu vú bị sưng căng
  • Cần theo dõi để phát hiện sớm và đem đi đốt hoặc chôn tránh lây lan. Những con chưa bị bệnh nhưng đang ở trong khu vực bệnh lưu hành thì bà con có thể tiêm vacxin đa giá chủng A và Asia 1, tiêm lặp lại 8 tháng 1 lần.

Bệnh lao (tuberculosis)

  • Đây là bệnh do Mycobacterium tuberculosis  gây ra trên cả người và vật nuôi. Bệnh này có thể lây truyền qua không khí hoặc trực tiếp qua vết thương.
  • Triệu trứng không rõ ràng, nó phụ thuộc vào vị trí của các ổ lao trên cơ thể. Nếu bầu vú bị nhiễm lao thì sản lượng sữa sẽ bị giảm sút, có hạch mọc lên. Biểu hiện của con bị lao phổi có thể là ho khan kéo dài, đau đớn, có đờm.
  • Nếu đàn bò trong chuồng nuôi bị bệnh ho lao thì cần đem đi tiêu hủy gấp nếu không sẽ lây lan sang cả người và các loại vật nuôi khác.
  • Bà con có thể sử dụng vacxin BCG để tiêm phòng, đồng thời tuân thủ các quy định vệ sinh thú y.

Bệnh uốn ván

  •  Bệnh này do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, có thể lây lan qua vết thương do đinh gỉ hoặc kim loại gây nên. Độc tố di chuyển vào vào máu đi đến não khiến bò bị co giật cơ.
  • Biểu hiện dễ nhận thất là hiện tượng co cứng cơ tăng lên, chúng sẽ giảm nhai, đi lại khó khăn. Một số con bị nặng sẽ bị chết vì ngạt thở, trước khi chết thì sốt cao kéo dài khoảng 5 ngày.
  • Bệnh này xảy ra ở người và vật nuôi, khó điều trị. Bà con có thể tiêm kháng huyết thanh và peniciline để làm dịu các cơ co giật cơ.
  • Cách phòng tránh: bà con tiêm phòng vacxin uốn ván cho bò, nếu chúng bị tổn thương do đinh gỉ gây ra thì cần tiến hành phẫu thuật sau đó tiêm kháng huyết thanh để tăng khả năng miễn dịch.

Bệnh nhiệt thán

  • Bệnh này do vi khuẩn  Bacillus anthracis gây ra, vật nuôi có thể bị ủ bệnh từ 1 – 4 ngày. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.
  • Triệu chứng sốt cao, niêm mạc có màu tối, cổ, lưng, sườn và các cơ quan sinh dục bị sưng lên ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, đàn bò bị bệnh còn xuất hiện mụn ngoài da , có thể bị chảy máu đen ở miệng, mũi, hậu môn và âm đạo.
  • Để phòng bệnh, tốt nhất bà con nên tiêm vacxin cho cả đàn, đặc biệt ở những vùng nhiệt thán. Con bị bệnh chết cần đem đi chon, đốt sau đó tẩy uế sạch sẽ.
Xem thêm :  Kỹ thuật nuôi cá rô đầu nhím hiệu quả

Bệnh giun phổi

  • Bệnh này sinh sống trong cuống phổi, tốc độ đẻ trứng rất nhanh, trung bình 1 con giun cái đẻ 200 trứng/ ngày.
  • Chúng lây lan qua đường cỏ vào dạ múi khế của bò. Một số triệu chứng mắc bệnh ở bò như: ho, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu.
  • Vì ở bên trong nên khó phát hiện, bà con có thể khám qua phân và đường nước bọt, nếu thấy ấu trùng thì trúng dạng bị nhiễm giun phổ.
  • Cách phòng tránh tốt nhất là quản lý nguồn thức ăn, đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không ôi thiu, ẩm mốc. Tiêm vacxin phòng bệnh cho bò.

Bệnh sán lá gan (Fascioliasis)

  • Bệnh này rất thường thấy ở bò nhưng triệu trứng lại không rõ ràng. Thường chỉ chẩn đoán thông qua kiểm tra phân dưới kính hiển vi.
  • Tốt nhất trước khi cho vào chuồng nuôi, bà con nên tiến hành tẩy ký đúng quy định để giảm thiểu rủi ro, khả năng mắc bệnh.

Bệnh nấm

  • Bệnh này thường gây ra ở lông trong điều kiện lông bị ẩm ướt kéo dài, độ ẩm môi trường cao.
  • Bệnh nấm có thể lây lan từ con này qua con khác bằng các dụng cụ chải, dây thừng… Vết nấm lan rộng, thường xuất hiện ở mũi, tai, mắt.
  • Bà con sử dụng thuốc diệt nấm để điều trị. Nhưng vùng bị nấm thì thực hiện nhẹ nhàng. Đồng thời không dùng chung vật dụng.

Bệnh ỉa chảy

Bệnh này rất thường xảy ra ở bê do không thực hiện đúng cách nuôi dưỡng, không vệ sinh chuồng trại, nguồn thức ăn không đảm bảo. Bê bị ỉa chảy, phân có mùi tanh, có dính chất nhầy và máu. Bà con xử lý như sau:

  • Ngày 1: hoa 9g muối + 1 lít nước trộn thêm vào thức ăn.
  • Ngày 2: trộn 1,7 lít sữa + 2,6 lít nước chia thành 3 phần đều nhau sau cho an trong 3 ngày.
  • Ngày 3: trộn 2,6 lít sữa + 1,7 lít nước cho ăn như ngày thứ 2.

Điều trị cho đến khi khỏi hẳn.Ngoài ra không nên cho bê ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa thức ăn.

Trường hợp bị ỉa chảy do giun đũa, bà con có thể dùng một số loại thuốc như: Phenothiazin, Piperazin, Tetramisol, Mebenvet. Ỉa chảy do bị bệnh cầu trùng, bà con dùng thuốc: Furazolidon, Phenothiazin, Sulfamerazin…

Lưu ý: Liều lượng và cách sử dụng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Bò bị ngộ độc thức ăn:

  • Rất ít hộ chăn nuôi quan tâm đến tình trạng này, tuy nhiên trong quá trình nuôi bò thịt, bò sữa, bà con cần kiểm tra nghiêm ngặt nguồn nguyên liệu đầu vào.
  • Nếu bò bị ngộ độc, có thể sử dụng thuốc trợ tim mạch, thuốc an thần hoặc thuốc chống xuất huyết để điều trị các triệu chứng gây ra.
  • Để giải độc, bà con truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, huyết thanh ngọt đẳng trương với liều lượng 2000ml/100kg cho bò hàng ngày. Đồng thời pha một gói dung dịch oresol 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội cho chúng uống.

* Cách tính trọng lượng bò như sau:

Khối lượng hơi (Kg) = 90 x (vòng ngực x vòng ngực x dài thân chéo)

Ví dụ:

  • VN = 1,34m
  • DTC = 1,18m
  • Vậy khối lượng hơi (Kg) = 90 x (1,34 x 1,34 , 1,18) = 191Kg.

Chắc chắn khi nuôi bò, bà con rất quan tâm nuôi bò nhốt thịt bao lâu thì bán được? Nếu thực hiện đúng cách nuôi bò nhanh lớn như ở trên thì một con bê con nuôi đến khoảng 20 – 24 tháng tuổi đã có thể xuất bán. Chúc bà con chăn nuôi thành công!


Cách nuôi bò vỗ béo – Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo


Cách nuôi bò vỗ béo Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo
Hiện nay tại nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo và từng bước đạt được kết quả khả quan. Nuôi bò vỗ béo giúp bà con thoát nghèo và từng bước làm giàu hiệu quả. Mời bà con theo dõi chương trình giới thiệu kỹ thuật nuôi bò vỗ béo tại Phú Thọ.
Để chăn nuôi bò vỗ béo được thuận lợi và dễ dàng, bà con có thể sử dụng máy băm cỏ, cây ngô 3A2,2Kw. Máy có năng suất 200 – 500 (Kg/h) giúp bà con dễ dàng băm cỏ làm thức ăn nuôi bò.
Chi tiết về sản phẩm bà con xem tại Website: http://may3a.com/maybamthancayngocovoi
================================================
Quý khách và bà con đặt mua máy, vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tuấn Tú
Hotline Miền Bắc: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186
Hotline Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Website: http://may3a.com
Email: may3a.info@gmail.com
VPGD Miền Bắc: Ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button