Cây Xanh

Kỹ thuật trồng cà phê ghép cho năng suất khủng

Những năm gần đây, sản lượng cà phê ngày càng suy giảm, năng suất thấp và không đạt hiệu quả cao như trước. Tuy nhiên, cà phê lại rất ít khi được trồng bằng hạt, đa phần đều trồng bằng cây. Do đó, kỹ thuật trồng cà phê ghép được áp dụng ngày càng nhiều. Thực hiện bằng cách ghép chồi non, cải tạo các vườn cà phê già. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và và tăng năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Vậy kỹ thuật trồng như thế nào? Bạn hãy xem ngay kỹ thuật trồng cà phê ghép cho năng suất “cực khủng” dưới đây!

Kỹ thuật trồng cà phê ghép

1.  Kỹ thuật ghép

Có hai cách ghép để bà con lựa chọn: ghép trên góc cũ hoặc ghép trên góc mới.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bầu đất, trong đó gồm: đất giàu mùn tơi xốp và phân chuồng hoại mục. Tất cả sẽ được trộn đều. Sau đó đục lỗ ở dưới bầu để thoát được nước.

Tiếp đến, bạn sẽ chọn những hạt cà phê tốt, không bị sâu bệnh đem ngâm qua nước vôi rồi đem gieo trên cát. Sau 2 tháng, bạn tiến hành cắm cây vào bịch và tưới nước để đảm bảo độ ẩm.

Sau đó, bạn bắt đầu tiến hành kỹ thuật nối ngọn hoặc cấy ghép. Khi cây cà phê đã phát triển được 1 năm, có từ 5 – 5 cặp là thì làm gốc ghép. Cũng rất đơn giản, bạn hãy dùng sao sắc bén cắt ngang mặt cây, sau đó chẻ thành hình chữ V với độ sâu từ 1.5 – 2cm và dài 15 – 20cm. Nên chọn những cây đầu gong có chất lượng, khả năng phát triển tốt và không bị sâu bệnh để làm ngọn nhé.

Tiếp đến, đưa chồi ghép vào phần đã tạo hình chữ V, ghép và váy các cành sao cho thật khớp với nhau. Giữ chặt giữa hai mảnh ghép này rồi dùng dây nilon có chiều dài khoảng 15cm, rộng 1cm để quấn chặt, che kín đoạn gốc ghép. Nên quấn theo chiều từ dưới lên, quấn qua cả phần ghép khoảng 0,5cm rồi tiến hành thắt chặt dây. Cuối cùng là dùng túi nilon PE để che lại phần đã ghép để ngăn chặn nước tưới hay nước mưa xâm nhập vào.

Xem thêm :  Rùa núi vàng giá bao nhiêu tiền? mua, bán ở đâu tại hà nội, tp hcm

Khi các bước đã hoàn tất, bạn hãy đặt bầu vào dàn che theo từng hàng không được đụng hoặc bón phân hay tưới nước. Sau khoảng 25 ngày thì bạn có thể tháo bao chụp, tưới nước và tưới phân khoảng 300 ngày là có thể trồng được. Lưu ý, dàn che phải có độ sáng từ 75 – 80%.

Xem thêm: Cách trồng và 4 bước chăm sóc cà phê đạt hiệu quả

2.  Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cà phê phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau đây:

  • Đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng.
  • Tầng đất phải dày và có khả năng thoát nước tốt.
  • Đất có chu kỳ tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, không bị thối rễ với các loại cây đã trồng vào những thời vụ trước.
  • Phải trồng cây họ đầu từ 2 – 3 năm đối với đất đã được canh tác.

3.  Đào hố và xử lý

Trong thời gian chờ đợi cây đủ thời gian để trồng vào đất, bạn cần chuẩn bị hố trước 1 – 2 tháng trồng cây. Hố trồng cây cà phê có kích thước phù hợp nhất là 40x40x50cm tương ứng với chiều dài x rộng x sâu.  Trường hợp nếu đất xấu, bạn hãy đào với kích thước 50x50x60cm.

Sau khi đã đào xong, bạn tiến hành bón lót phân hữu cơ trộn đều với lớp đất mặt. Sau đó lấp vào hố với mô cao hơn mặt hố từ 10 – 15cm.

4. Khoảng cách và mật độ trồng

Tùy thuộc vào từng loại giống cây cà phê sẽ có khoảng cách và mật độ trồng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Cà phê chè: Bạn có thể trồng với khoảng cách hàng cách hàng 2m và cây cách cây 1m. Tương ứng với mật độ khoảng 5000 cây/ha.
  • Cà phê vối: Khoảng cách phù hợp là 3.5×2.5m, tương ứng với mật độ 1.330 cây/ha.

Cũng tùy thuộc vào từng vùng sẽ trồng vào một thời điểm thích hợp. Đối với những vùng đất bị ngập úng sẽ trồng vào cuối mùa mưa. Tuy nhiên, tốt nhất là sẽ trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng nguồn nước tưới, đảm bảo đủ nước cho cây.

Xem thêm :  Cách nuôi kỳ đà hoa đạt kích thước lớn nhất châu á

5.  Kỹ thuật trồng

Khi hố đã được chuẩn bị trước 1 khoảng thời gian, bây giờ, bạn hãy dùng cuốc đào một lỗ giữa hố với chiều rộng 15 – 20cm và sâu 25 – 30cm. Sau đó, xé túi nilon bầu cây và tiến hành đặt cây vào ngay giữa hố thật ngay ngắn. Sau đó lấp đất, nén chặt lại ngang với mặt đất. Lưu ý, đặt bầu cây cà phê với chiều sâu khoảng 7 – 10cm và đắp bùn để giữ nước cho cây.

Sau khi trồng xong, bạn hãy dùng rơm rạ hoặc cỏ khô để tủ quanh gốc cách gốc 20cm với độ dày che phủ tối thiểu 20cm và phun thuốc trừ sâu confidor 100SL để giúp chống mối.

Chăm sóc cà phê ghép

1.  Hãm ngọn cây

Khi cây đã phát triển đến độ cao 1 – 1.1m thì bà con tiến hành hãm ngọn cây cà phê ghép. Khi cành ghép có từ 50 – 70% cành cấp 1 và phát sinh thêm cành cấp 2 thì hãy tiến hành nuôi chồi vượt lên đỉnh tán. Lưu ý, mỗi thân chỉ nên nuôi một chồi với chiểu cào 0.4m.

2. Cân đối dinh dưỡng cho cây

Đối với cây cà phê ghép, việc cân đối dinh dưỡng cho cây là vô cùng quan trọng. Chủ yếu là bạn nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Đồng thời phải chăm sóc đúng với quy trình để đảm bảo cây phát triển tốt.

Đồng thời, bạn hãy theo dõi quá trình chồi liền mắt ghép thường xuyên để có các biện pháp xử lý kịp thời nhất.

3.  Trồng dặm

Khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày, bạn hãy kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có cây chết thì bạn cần tiến hành trồng dặm kịp thời để thay thế cho những cây chết, cây bị còi cọc kém phát triển. Bạn cần kết thúc việc trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa khoảng 1.5 – 2 tháng.

Xem thêm :  Bán cá kim long đủ loại, mua cá rồng kim long đẹp giá tốt

4.  Làm cỏ, tủ gốc

Trong suốt thời kỳ cây cà phê sinh trưởng và phát triển, bà con cần tiến hành làm cỏ sạch quanh gốc cây cà phê. Đồng thời cũng cắt những thảm cỏ xung quanh khu vườn để không mọc quá cao.

Đồng thời, thường xuyên dùng rơm rạ để tủ gốc để giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ đất, giúp đất luôn được tơi xốp.

5.  Chống hạn, chống rét

Khi thời tiết bị nắng hạn hoặc giá rét, bạn cần phải che túp cho cây cà phê. Túp phải thật chắc chắn và được che kín hướng Đông Bắc, hở ¼ ở hướng Đông Nam sao cho cách đỉnh cây cà phê khoảng 10 – 15cm.

6.  Tạo hình, tỉa cành

Đây là một việc hết sức quan trọng để cây cà phê có bộ tán cân đối và cành quả được phân bố đều.

  • Tạo hình cơ bản:

Với cách này, bạn chỉ để 1 thân chính ở mỗi hố, không để cây mọc quá nhiều thân. Do đó, bạn phải cắt tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc hoặc nách lá.

  • Tạo hình nuôi quả:
  • Bạn hãy cắt bỏ các cành cơ bản mọc sát đất để thuận lợi hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.
  • Tỉa bỏ các cành sinh trưởng kém, không có khả năng phát triển và hình thành các cành thứ cấp.
  • Cắt bỏ các cành thứ cấp bị sâu bệnh hay mọc sát với thân chính.
  • Bạn hãy cắt ngắn các cành già để chất dinh dưỡng nuôi các cành khác.
  • Bỏ hết các chồi vượt mọc từ thân chính, từ gốc hay từ ngọn.

Như vậy, kỹ thuật trồng cà phê ghép cũng không quá khó phải không nào. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng cà phê ghép, cho năng suất và chất lượng như mong muốn nhé.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê ghép cho năng suất cao, bền vững và chất lượng. Những lưu ý bạn không thể bỏ qua để vườn cà phê ghép đạt sản lượng thu hoạch cao.


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button