Cây Xanh

Cách diệt mạt gà cho bà con nông dân hiệu quả 100%!

cách diệt mạt gà làm giảm đi nỗi lo lắng của bà con nông dân trong chăn nuôi. Hiện tại, một số bà con than phiền về tình trạng mạt gà trong nhà khá nhiều. Mặc dù đã tìm cách diệt nhưng vẫn không dứt điểm được. Làm ảnh hưởng không chỉ năng suất chăn nuôi mà cũng gây bệnh viêm màng não ở người. Những con mạt gà này phát triển rất nhanh nếu không kịp thời ngăn chặn thì hậu quả rất nặng nề. Lắng nghe được nỗi lo âu đó, Traiga.vn sẽ hướng dẫn cho bà con cách diệt mạt gà hiệu quả 100% mà các trang trại khác đã áp dụng thành công.

Cách diệt mạt gàDiệt mạt gà

Cách diệt mạt gà

Con mạt gà

Mạt gà là một loại bọ chuyên đi hút máu động vật và kể cả người. Nó thuộc lớp Hình nhện, thuộc họ Dermanyssus gallinae. Mạt thường sống kí sinh ở trên gà bao gồm lông gà, chuồng trại gà và kho chứa thức ăn. Thậm chí, nếu lây sang người, chúng sẽ tiếp tục sinh sôi và ở các khu vực trong nhà bếp, phòng ngủ, những đồ dùng bằng vải.

Cách diệt mạt gà tận gốcCon mạt

Với kích thước khá nhỏ, trung bình một con khoảng 0,5 mm. Tùy theo nó là đực hay cái thì kích thước sẽ khác nhau. Thường thì con đực nhỏ hơn con cái. Đầu nhỏ nhọn, thân to, lông ngắn ở phần bụng và chân cũng ngắn. Khi hút máu no chúng sẽ có màu đỏ, còn bình thường đa phần màu trắng. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm và đi hút máu gà.

Cách diệt mạt gà tận gốcKích thước của chúng rất nhỏ

Con mạt gà và tác hại

Mạt gà không gây chết gà. Tuy nhiên, tác hại mà nó gây ra rất lớn, bắt buộc người chăn nuôi phải tìm cách diệt mạt gà. Sau đây là những tác hại của nó trong chăn nuôi gà.

Xem thêm :  Cá sọc ngựa: cách nuôi và giá bán

Phòng bệnh - Cách diệt mạt gàChúng thích sống ở những đồ dùng bằng vải và nơi rậm rạp

  • Như đã biết chúng sống kí sinh và chuyên đi hút máu gà. Chính vì thế, gà không phát triển hoặc còi cọc là do mạt hút quá nhiều máu.
  • Dịch bệnh có nguy cơ cao hơn khi chúng kí sinh ở những gia cầm nhiễm bệnh. Từ đó các mầm bệnh này lây lan qua đường máu, dẫn tới việc gà mắc các căn bệnh truyền nhiễm như bệnh Marek ở gà; bệnh ILT trên gà; bệnh Gumboro ở gà;…
  • Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở gà.
  • Chúng sinh sôi rất nhanh.
  • Nếu lây sang người có thể gây bệnh viêm màng não, đặc biệt là trẻ em.

Cách diệt mạt gà tận gốc

Có 2 cách diệt mạt gà hiện nay được áp dụng khá nhiều.

Cách diệt mạt gà bằng phương pháp dân gian

Lá tràm trị mạt

Vào thời xưa, ông bà ta làm gì đã có thuốc để mà diệt mạt gà. Chính vì thế, họ đã tìm ra các phương pháp dân gian khá hiệu quả đó chính là sử dụng những nguyên liệu có sẵn. Vôi bột có một công dụng phòng bệnh rất hiệu quả. Dùng một ít vôi rắc quanh chuồng, mạt sẽ lập tức bị tiêu diệt và tản đi nhanh chóng. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại cây như cây mần tươi, sầu đâu, lá cây bạch đàn. Những tinh chất có trong các loại cây này có mùi khó chịu sẽ giúp đuổi mạt đi.

Kí sinh trên cơ thể gà

Xem thêm :  Hoa hồng spirit of freedom rose màu hồng sen của david austin

Cách diệt mạt gà bằng thuốc

Nếu như bà con muốn hiệu quả nhanh chóng hơn có thể tìm đến các loại thuốc để diệt mạt. Thậm chí chỉ trong vài tiếng đồng hồ đã có thể tiêu diệt mạt gà. 2 loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay có thể kể đến là Hantox hoặc Fedona. Sử dụng các bình xịt để phun thuốc, xịt xung quanh chuồng, các ngóc ngách. Nên phun với diện tích lớn vì chúng khá nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được.

Thuốc diệt mạt gà

Phòng bệnh – Cách diệt mạt gà

Sau khi diệt mạt gà bằng cách phun thuốc hay rắc vôi. Bà con nên cắt tỉa lông gà để loại bỏ mạt. Chúng thích sống kí sinh và sinh sôi ở những nơi rậm rạp. Đối với một số anh em nuôi gà chọi, vì số lượng có thể kiểm soát được nên tốt nhất sử dụng các tinh dầu diệt mạt xịt lên gà để đuổi chúng đi.

Nên rắc vôi bột quanh chuồng

Tốt hơn hết trong việc diệt mạt đó chính là chuẩn bị kĩ lưỡng các công tác phòng bệnh. Xịt khử trùng chuồng định kì, dọn sạch phân gà và các thức ăn đọng quanh chuồng. Thay chất độn chuồng và dụng cụ ăn uống phải được rửa sạch. Phân hoặc các chất cặn trong chuồng không nên vứt bỏ vì có thể mạt sẽ tiếp tục sinh sôi. Nên Gom chất thải lại và dùng vôi bột ủ khoảng 1 thời gian. Chất thải được ủ này cũng có thể sử dụng làm phân bón.

Áp dụng luôn cho gà chọi.

Cách diệt mạt gà hiệu quả và dứt điểm cần áp dụng đúng phương pháp và quy trình. Bài viết trên cung cấp cho bà con cách trị mạt dứt điểm mà rất nhiều người áp dụng thành công. Traiga.vn xóa tan nỗi lo lắng của bà con nông trong chăn nuôi gà, chăm sóc gà.

Xem thêm :  Cá trắm cỏ thích ăn gì nhất? kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ đúng cách

Tổng hợp: Traiga.vn

Đánh giá post

0/5

(0 Reviews)


Hướng dẫn cách trị mạt gà dứt điểm an toàn không độc hại


Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, là loài động vật chân đốt kí sinh họ Mạt (Gamasidae), bộ Ve bét (Acarina).
Chúng có thân hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, chân rất khỏe.
Tùy vời thời điểm no hay đói mà mạt gà có những màu sắc khác nhau: trắng, đỏ hay tím,…
Mạt gà thường hoạt động vào ban đêm, chúng bò ra hút máu gà còn ban ngày thì ẩn nấp ở những nơi tối tăm, bụi bặm hoặc ngay cả ổ gà.
Nên việc trị mạt dứt điểm là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Nếu không biết cách hoặc trị không kịp thời, không dứt điểm thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn: cắn gà mẹ làm gà mẹ bỏ ấp hoặc chết, làm giảm sức đề kháng của gà con.
Quan trọng hơn còn có thể ảnh hưởng đến con người chúng ta: làm ổ trên giường chúng ta, nếu bị đốt chúng ta sẽ bị nỗi những nốt đỏ gay ngứa ngáy rất khó chịu.
Đối với trẻ con khi bị mạt gà cắn, nước bọt của chúng có thể làm viêm màng não.
Cùng xem video để biết phòng và trị mạt các bạn nhé!
Nếu thấy video hay và bổ ích nhớ bấm like, share và subscribe kênh giúp mình nhé.
Xin chân thành cảm ơn!
trimat trimatga matga gacomat gachoi ganoi gada

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button