Cây Xanh

Mách bạn 7 loại bánh ngọt dễ làm cho người mới bắt đầu

Theo dõi Massageishealthy trên Google News

Danh sách các món bánh truyền thống, những loại bánh dân gian cổ truyền Việt Nam đầy đủ nhất

Nếu nhắc đến sự đa dạng phong phú trong nền ẩm thực thì chắc chắn không thể nào thiếu đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta. Một đất nước phát triển nông nghiệp hàng đầu thì hẳn là sẽ sở hữu rất nhiều loại bánh bột thơm ngon đúng không nào?

Ẩm thực đa dạng trong nền ẩm thực phong phú của Việt Nam với hàng ngàn loại bánh khác nhau

Hôm nay Massageishealthy sẽ giới thiệu đến bạn 25 món bánh truyền thống của Việt Nam nổi bật và vô cùng đặc sắc, cùng xem ngay nhé!

Tên và hình ảnh các loại bánh đặc sản dân gian dân tộc Việt Nam

Bánh đúc lạc miền Bắc

Bánh đúc là món bánh truyền thống Việt Nam

Bánh đúc là món bánh truyền thống Việt Nam và đặc biệt phổ biến ở miền Bắc. Bánh đúc lạc chấm tương bần là một thứ quà quê giản dị mà thân thương. Bạn có thể tự làm tại nhà món bánh truyền thống này thay vì đi mua ngoài hàng đó nha.

Bánh giò chấm mật

Bánh giò chấm mật

Những miếng bánh gio màu vàng nâu chấm với chút mật ngọt đậm là món bánh ngon mát cho những ngày hè. Bánh giò cũng là một trong các món bánh truyền thống Việt Nam từ bao đời nay. Mùa hè, bạn có thể học cách làm bánh gio để trổ tài cho cả nhà nhé.

Bánh tẻ

Đây là món bánh ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam

Với thành phần chính là bột gạo tẻ nên bánh tẻ ăn rất ngon mà không bị ngán. Bánh có phần nhân thịt, mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn các bạn ạ. Đây là món bánh ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam và hiện nay được bán khá nhiều để làm món bánh ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói.

Bánh giò

Bánh giò phải ăn nóng kèm với một chút tương ớt và dưa góp

Bánh giò với lớp vỏ trong suốt, phần nhân thơm ngon là món bánh yêu thích của biết bao người. Bánh giò phải ăn nóng kèm với một chút tương ớt và dưa góp thì ngon hết sảy luôn.

Bánh dày đậu xanh

Bánh dày đậu xanh

Hiện nay bánh dày đậu xanh vẫn được bán nhiều để làm bánh ăn sáng hoặc thường xuất hiện trong những bữa tiệc cưới hỏi. Bánh dày đậu xanh mềm ngon với phân nhân đậu ngọt bùi rất ngon miệng đó các bạn ạ.

Bánh dày giò

Bánh dày giò là món bánh truyền thống Việt Nam mà đứa trẻ nào cũng thích.

Bánh dày giò là món bánh truyền thống Việt Nam mà đứa trẻ nào cũng thích. Chỉ cần 2 miếng bánh dày trắng cộng thêm một miếng giò lụa giản dị là bạn đã có ngay món ăn sáng cực ngon và đủ chất rồi. Lâu lâu mà nhớ lại hương vị của bánh dày giò cũng khiến bất cứ ai cũng phải xao xuyến không yên.

Bánh tai heo

Bánh tai heo được làm từ bột mì rất đẹp mắt

Bánh tai heo được làm từ bột mì, mang hình dáng giống chiếc tai của chú heo nên được gọi luôn là bánh tai heo. Tự làm những chiếc bánh tai heo giòn tan để vừa nhâm nhi vừa xem phim cùng gia đình thì thích lắm ý.

Bánh nhúng tuổi thơ, ai còn nhớ

Những chiếc bánh nhúng mỏng, giòn với hình hoa văn bắt mắt

Bánh nhúng là món ăn vặt gắn liền với thời ấu thơ của bao thế hệ người Việt. Những chiếc bánh nhúng mỏng, giòn với hình hoa văn bắt mắt là món bánh truyền thống Việt Nam từ bao đời nay.

Bánh tiêu

Bánh tiêu có đặc điểm là rất phồng xốp

Chiếc bánh tiêu vàng ươm với phần vỏ lấm chấm hạt vừng chỉ nhìn đã thấy thèm rồi. Bánh tiêu có đặc điểm là rất phồng xốp nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy thật thú vị và ngon miệng.

Bánh gối

Bánh gối được biết đến là một món ăn vặt phổ biến của các bạn trẻ

Mang hình dạng chiếc gối nhỏ xinh, bánh gối được biết đến là một món ăn vặt phổ biến của các bạn trẻ. Bánh gối vàng giòn với phần nhân miến thịt thơm ngon, chấm cùng nước chấm chua ngọt là hợp vị nhất.

Bánh bột lọc trần

Bánh bột lọc trần còn được biết đến là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích

Không những là món bánh truyền thống Việt Nam mà bánh bột lọc trần còn được biết đến là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trong những dịp tụ tập nhóm thì chỉ cần một đĩa bánh bột lọc trần, vài bát nước chấm là buổi trò chuyện sẽ càng thêm phần rôm rả.

Bánh ít trần

Bánh ít trần là một đặc sản của miền Tây Nam Bộ

Bánh ít trần là một đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Bánh ít trần có vỏ ngoài trắng dẻo và phần nhân tôm thịt quyến rũ. Bạn có thể làm món bánh truyền thống này để thưởng thức cùng gia đình đó nha.

Bánh chín tầng mây

Bánh chín tầng mây với nhiều tầng nhiều lớp, màu sắc hài hòa

Bánh chín tầng mây với nhiều tầng nhiều lớp, màu sắc hài hòa nên nhìn rất ngon mắt. Trái ngược với cái tên mỹ miều, cách làm bánh chín tầng mây lại rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự làm.

Bánh chưng – Bánh tét

Bánh Chưng là đặc sản của người miền Bắc và bánh tét là đặc sản miền Nam.

Bánh Chưng là đặc sản của người miền Bắc và bánh tét là đặc sản miền Nam. Với lớp vỏ bánh xanh màu lá bao bọc nhân bánh là thịt lợn, đỗ xanh mang đậm hương vị dân tộc được người dân Việt Nam làm vào dịp lễ Tết.

Bánh bèo

Bánh bèo là một lại bánh dân dã nhưng lại ngon vô cùng.

Bánh bèo là một lại bánh dân dã nhưng lại ngon vô cùng. Với tôm băm hoặc xay nhuyễn, hành lá rắc lên bánh và nước dùng được dưới trực tiếp vừa thơm vừa béo vừa thanh mát lại vô cùng đậm đà.

Bánh trôi – Bánh chay

Bánh trôi, bánh chay được làm bằng bột nếp, vừa dẻo vừa dai

Một món ăn truyền thống đã được lưu giữ biết bao lâu nay, bánh trôi, bánh chay được làm bằng bột nếp, vừa dẻo vừa dai với hai hương vị đặc trưng riêng và được làm vào Tết Hàn Thực của Việt Nam.

Bánh khúc

Bánh khúc là sự kết hợp của bột nếp, bột tẻ và rau khúc

Bánh khúc là sự kết hợp của bột nếp, bột tẻ và rau khúc ôm trọn nhân bánh gồm đậu xanh, thịt lợn trộn với tiêu và tất cả được bao bọc bởi một lớp xôi nếp trắng dẻo thơm ngon.

Bánh dẻo

Bánh dẻo và bánh nướng là hai thứ bánh được làm vào dịp Tết Trung Thu.

Bánh dẻo và bánh nướng là hai thứ bánh được làm vào dịp Tết Trung Thu. Bánh dẻo, vỏ bánh bột nếp trắng mịn nhào quyện vị nước đường và nước hoa bưởi, với nhân đậu xanh, hạt sen hay nhân thập cẩm ngọt bùi, đậm đà.

Bánh chè lam

Miếng chè lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng

Bánh chè lam có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi của lạc, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía. Miếng chè lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng do lạc tạo nên. Thưởng thức bánh cùng với trà xanh hoặc trà tàu sẽ rất ngon.

Bánh phu thê (su sê)

Các loại bánh truyền thống Việt Nam - Bánh đặc sản dân gian 3 miền

Bánh phu thê là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Bánh được làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc, ăn bánh vừa giòn vừa dai của bột lọc, cảm giác sần sật của những cọng dừa non, vừa ngậy ngậy béo béo của nhân đậu xanh, hương thơm dịu nhẹ của lá dứa và thanh mát của đường cát trắng.

Bánh ít

Bánh ít là loại bánh được bán khá phổ biến từ miền quê lên thành phố

Bánh ít là loại bánh được bán khá phổ biến từ miền quê lên thành phố. Bánh được làm từ bột nếp và bột đậu xanh với phương pháp hấp cách thủy. Nhân bánh ít được xào chín trước khi gói bằng lá gai hoặc lá chuối tơ. Bánh ít ở miền Bắc thường có hình vuông, miền Trung là hình trụ dài và miền Nam là hình tháp.

Xem thêm :  Chó corgi giá bao nhiêu và những nơi bán chó corgi uy tín nhất

Bánh đúc

Bánh đúc thường được làm bằng bột gạo

Bánh đúc thường được làm bằng bột gạo (miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) cùng với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích. Bánh có độ mịn, mát rất dễ ăn, dễ tiêu và dễ làm. Ngày nay, bánh đúc có nhiều “phiên bản” khác như bánh đúc lá dứa, bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc dừa…

Bánh Tổ

Chỉ cần nghe tên, chúng ta đã có thể đoán ra phần nào về nguồn gốc của món bánh này. Truyền thuyết kể lại rằng bánh này vốn do mẹ Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi, xuống biển làm lương khô ăn dọc đường đi.

Ngày Tết, những miếng bánh Tổ thơm ngon được bày ra đĩa để ăn tráng miệng

Đây là thức bánh đầu tiên do mẹ tổ của dân tộc sáng chế và truyền dạy cho nên được mọi người trân trọng đề cao hết mực, do đó nó có tên là bánh tổ. Bánh Tổ là loại bánh được làm bằng bột nếp, hình dạng rất đơn sơ, không có nhân, không gói kín. Bánh làm thành hình tròn với độ dày, to, nhỏ tùy ý.

Đây là một ăn đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Ngày Tết, những miếng bánh Tổ thơm ngon được bày ra đĩa để ăn tráng miệng, nhâm nhi với chén trà nóng trên tay thì còn gì tuyệt vời hơn?

Bánh gai

Những chiếc bánh gai được làm bằng bột nếp trộn lẫn bột của lá cây gai

Những chiếc bánh gai được làm bằng bột nếp trộn lẫn bột của lá cây gai, nên có màu đen nhánh. Bao bọc bên trong là lớp nhân đậu xanh với dừa nạo sợi, hoặc hột sen cho ngon. Bánh được bao phủ bởi một lớp lá chuối – loại lá truyền thống của dân tộc. Đây là một thức bánh đã góp phần làm nên nét đặc sắc của nền ẩm thực đặc của Việt Nam.

Bánh ram ít

Đất Cố Đô được biết đến ngoài bánh bèo, bánh bột lọc, còn có món bánh ram ít, thoạt nhìn hình dạng phía bên ngoài của bánh ram ít gần giống bánh trôi của miền Bắc; tuy nhiên bánh ram ít có hai phần bánh, được dùng chung với nhau.

Đất Cố Đô được biết đến ngoài bánh bèo, bánh bột lọc, còn có món bánh ram ít

Phần bánh ít bên trên là bột nếp với nhân phía trong là nhân tôm thịt và phần bánh ram phía dưới cũng được làm từ bột nếp và đem chiên giòn. Nghe thì thật đơn giản, nhưng sự chính sự kết hợp này đã làm nên nét tinh tế đặc biệt cho món bánh – cắn một miếng bánh bạn cảm nhận được cả vị dẻo của bột nếp, sự đậm đà của nhân tôm thịt và cái giòn rụm của phần bánh ram phía dưới.

Các món bánh đặc sản miền Nam, miền Tây sông nước

Bánh từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người Việt Nam. Hương vị hấp dẫn cùng mùi thơm quyến rũ, bánh đã làm “say lòng” không chỉ những bạn trẻ mà ngay những người lớn họ cũng yêu thích món quà vặt này.

Các món bánh đặc sản miền Nam, miền Tây sông nước

Trước kia, chúng chỉ xuất hiện trong các ngày lễ hội hoặc trong các sự kiện đặc biệt. Nhưng ngày nay, khi đời sống của con người được nâng lên, món bánh cũng trở nên đời thường và gần gũi hơn. Chúng ta có thể bắt gặp chúng trong mọi ngõ ngách của thành phố và thưởng thức bất kì lúc nào.

Miền Nam có nhiều loại bánh thơm ngon, gây ấn tượng với nhiều người

Dựa vào hoàn cảnh địa lý, đất nước ta phân chia thành ba vùng rõ rệt: Bắc, Trung, Nam. Sự phân chia này dựa trên những đặc thù về địa hình, khí hậu của từng vùng và đã ảnh hưởng nhiều đến lối sống và văn hóa mỗi vùng. Nó góp phần làm cho văn hóa ẩm thực ở mỗi vùng có những đặc trưng riêng và mang nhiều màu sắc thú vị.

Ở miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… và là vùng sông nước nên hương vị ẩm thực cũng nhiều đa dạng. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của các loại bánh miền Nam là người làm thường cho nhiều đường, nước cốt dừa để tạo vị ngọt đậm, vị béo cho các loại bánh.

Bánh xèo miền Nam

Khác với bánh xèo miền Bắc và miền Trung được rán bằng các khuôn nhỏ, bánh xèo miền Nam được rán bằng những chiếc chảo lớn nên kích thước của bánh khá lớn. Nhân bánh được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau gồm tôm, thịt, ngó sen, củ sen, giá đỗ…, là những sản vật có sẵn của vùng này.

Bánh xèo miền Nam được rán bằng những chiếc chảo lớn

Bánh xèo Nam Bộ nổi bật với kích thước lớn vì được rán bằng chảo, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và nhiều loại rau xanh

Ở miền Tây Nam Bộ người ta còn cho thêm trứng gà hoặc trứng vịt vào bột để tạo màu vàng tự nhiên và tăng hàm lượng dinh dưỡng. Có nơi đặc biệt hơn còn cho thêm cả nước cốt dừa, rượu trắng.

Một yếu tố góp phần không nhỏ để tạo nên hương vị đặc biệt của món ăn đó là nước chấm. Nước chấm bánh xèo miền Nam thường pha chua ngọt, bên trong có để sẵn một ít đồ chua làm từ cà rốt và củ cải. Rau xanh ngoài các loại chúng ta hay thấy thì ở đây còn có thêm lá xoài non, bằng lăng. Chính những điều đặc biệt này đã góp phần làm nên thành công cho món bánh xèo Nam Bộ.

Bánh tét

Nếu ở miền Bắc, vào các dịp tết, giỗ, lễ hội cổ truyền người ta thường dùng bánh chưng, bánh dày để dâng cúng tổ tiên thì ở miền Nam thường dùng bánh tét. Bánh còn thường dùng để đãi khách vào những ngày đầu năm mới cùng với thịt kho tàu, dưa chua.

 

Loại bánh phổ biến trong dịp tết của người miền Nam

So về nguyên liệu thì bánh tét miền Nam chẳng khác gì mấy với bánh chưng miền Bắc. Có khác đi chăng nữa là về hình dáng, lá để gói. Bánh tét thường dùng lá chuối, gói thành đòn trong khi đó bánh chưng dùng lá dong, gói hình vuông.

Về tên gọi bánh tét, theo tìm hiểu có thể được lý giải bởi 2 cách như sau. Thứ nhất, tên gọi bánh tét xuất phát từ bánh tết, bánh thường dùng trong dịp tết. Nhưng sau đó người dân đọc chệch lại thành bánh tét. Thứ 2, cách thức khi dùng loại bánh này. Vì bánh được gói theo đòn dài, nên khi ăn phải dùng dây lạc để tét bánh ra từng lát mỏng nên gọi là bánh tét. Ngày nay, bánh tét ở miền Nam còn có những biến tấu mới với nhân bánh là chuối, dừa, đậu đen, trứng muối để làm.

Bánh pía Sóc Trăng

Bánh Pía là một trong những đặc sản nổi tiếng của người Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra. Bánh Pía được làm chủ yếu từ bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Về nguyên gốc của từ Pía là lấy theo âm đọc của người Triều Châu là bính, có nghĩa là bánh, sau đó được người Việt việt hóa thành Pía.

Xem thêm :  Chó bị sổ mũi rất nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị tại nhà hiệu quả update 2021

Loại bánh làm nên thương hiệu ở tỉnh Sóc Trăng

Để có được một mẻ bánh Pía thơm ngon, người làm bánh phải đầu tư công sức và thật khéo léo trong khâu chế biến. Nếu trước kia bánh Pía khá đơn giản với lớp vỏ làm bằng bột mì và nhân bằng đậu xanh và mỡ heo thì ngày nay các loại nhân ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng như khoai môn, hạt sen, sầu riêng, trứng, lạp xưởng…

Bánh bò Sài Gòn

Thơm thơm béo ngậy là những điểm nổi bật của món bánh bò nước cốt dừa Sài Gòn. Đây là một món ăn chơi của người dân nơi đây. Nguyên liệu để làm bánh gồm bột gạo, nước, đường, men và nước cốt dừa hoặc dừa sợi.

Món ăn vặt rất dễ bắt gặp dọc những con đường ở Sài Gòn

Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân nơi đây.

Một chiếc bánh bò dừa hoàn hảo đòi hỏi miếng bánh phải giòn lớp vỏ ngoài nhưng lại dai ở lớp bên trong. Thật khó diễn tả cảm giác khi thưởng thức miếng bánh nóng hổi vừa thơm giòn lại vừa dai và có vị béo này. Chiếc bánh bò dừa gồm hai phần hình trụ úp vào nhau, bên trong có nhân dừa xào chín.

Bánh cay

Bánh cay là loại bánh dùng để ăn vặt rất dân dã của người Sài Gòn. Bánh gây sự chú ý của người ăn bởi màu vàng rộm điểm xuyến những chấm li ti màu đỏ của ớt. Nghe tên gọi thì chúng ta cũng dễ hình dung vị của bánh như thế nào rồi, bánh mang vị cay đặc trưng không dễ lẫn lộn với bất kì loại bánh nào.

Bánh cay là loại bánh dùng để ăn vặt rất dân dã của người Sài Gòn.

Loại bánh thích hợp khi ăn vào những lúc tiết trời lành lạnh, vị cay nồng của bánh sẽ làm ấm lòng những người con xa quê trong những ngày lạnh giá.

Về hình dáng, bánh không lớn lắm, mỗi cái chỉ bằng đầu ngón chân cái. Nguyên liệu làm bánh cũng khá đơn giản và rất dễ tìm gồm bột mì, ớt, muối. Tuy đơn giản như vậy nhưng chúng cũng đã làm xiu lòng những tín đồ ăn vặt. Vào những ngày mưa gió, trời lạnh được thưởng thức món bánh này thì tuyệt vời. Chắc chắn vị cay nồng của bánh sẽ làm ấm lòng những người con xa quê trong những ngày lạnh giá.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là đặc sản quen thuộc với người miền Tây.

Bánh tằm khoai mì là đặc sản quen thuộc với người miền Tây. Bánh hơi dai, có vị bùi thơm của khoai mì (củ sắn) và dừa nạo, kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm của mè rang, tạo nên một món ăn khiến ai ăn thử một lần đều khó mà quên được.

Bánh cuốn ngọt đặc sản Bến Tre

Bánh cuốn ngọt Bến Tre

Bánh cuốn ngọt hay còn gọi là bánh ướt có thể xem là đặc sản Bến Tre. Bánh ướt ngọt thực chất là bánh tráng dừa khi mới tráng xong, chưa đem phơi, còn ướt, cuốn thêm ít nhân đậu xanh, dừa bào để cho ra món ăn chơi thú vị.

Bánh tét lá cẩm – Đặc sản Cần Thơ

Bánh tét lá cẩm đặc sản của Cần Thơ

Bánh tét lá cẩm đặc sản của Cần Thơ thuộc top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam và là một trong các món ăn dân dã đã được Martin Yan chọn để quay chương trình thực tế “Taste of Vietnam”.

Bánh lá mơ

Bánh được làm từ bột gạo, lá mơ và nước cốt dừa

Bánh lá mơ là đặc sản của vùng sông nước miền Tây, bánh được làm từ bột gạo, lá mơ và nước cốt dừa. Bánh lá mơ có vị ngọt bùi, dẻo mịn của bột gạo, chấm với nước cốt dừa.

Bánh hỏi

Bánh hỏi là món ăn phổ biến ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung

Bánh hỏi là món ăn phổ biến ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Bánh được làm từ gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm, trải qua nhiều công đoạn rồi hấp chín. Bánh được dùng để ăn thay cơm ngay cả trong khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt…

Bánh ka-tom

Bánh “ka-tom”, còn gọi bánh “kà-tum”

Bánh “ka-tom”, còn gọi bánh “kà-tum”, tiếng Khmer có nghĩa là gói kín trong lá thốt nốt. Đây là loại bánh chỉ hiện diện trong những dịp lễ hội lớn, ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, Ok-Om-Bok, Dolta…

Bánh cúng Nam bộ đặc sản người miền Tây

Bánh cúng Nam bộ đặc sản người miền Tây

Bánh cúng là một món ăn dân dã cùng với bánh cấp của người dân Nam Bộ, nhất là người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo (gạo nguyên hạt đem xay nước), pha với nước cốt dừa, đường, nước cốt lá dứa. Bánh có vị dai, béo, ngọt, mặn vừa miệng, ăn không ngán và nhất là màu sắc phải bắt mắt, mùi vị hấp dẫn.

Các loại bánh dân gian cổ truyền trong ngày tết truyền thống Việt Nam

Ngoài bánh chưng và bánh tét, hãy cùng xem mọi người ăn Tết với những món bánh đặc trưng ngày Tết nào khác trên khắp ba miền đất nước?

Các loại bánh ngày tết truyền thống Miền Bắc

Bánh tẻ

Bánh tẻ chuẩn bị đem hấp.

Ngoài bánh chưng, bánh tẻ là món không thể thiếu tại các vùng quê miền đồng bằng sông Hồng trong dịp năm mới. Dù món bánh này xuất hiện quanh năm, nhưng cứ đến Tết, hương vị và không khí nó mang lại cũng trở nên rất đặc biệt.

Gạo làm bánh tẻ phải là gạo mới, hạt dài, trắng trong, không có nấm mốc. Sau khi vo kĩ, người ta ngâm gạo vào nước lạnh trong vòng 12 tiếng để hạt gạo nở đều, sau đó xay thành bột. Nhân bánh làm từ hành lá, mộc nhĩ (nấm mèo), thịt ba chỉ băm nhỏ.

Bánh tẻ chấm với nước mắm gia vị rất ngon.

Bánh gói trong lá dong hay lá chuối khô. Khi hấp lên thơm phức mùi gạo chín hòa trộn với hương thơm hấp dẫn của nhân bánh, khiến người ta chỉ ao ước được cắn ngập răng vào đó, vừa thổi vừa ăn miếng bánh nóng hổi trong cái giá lạnh của ngày Tết ở miền Bắc.

Bánh tro

Bánh tro có thể ăn không...

Để chế biến món bánh tro, người ta phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp. Đầu tiên phải chế ra nước tro từ cây dền gai, rơm nếp hay tro vỏ bưởi, sau đó đánh với nước vôi trong. Tiếp tục ngâm gạo nếp vào nước tro này để gạo mềm và trong. Sau đó đem bánh đi gói rồi luộc hoặc hấp.

...hoặc ăn với mật ong cũng rất ngon.

Bánh tro có thể ăn không hoặc chấm với mật ong sẽ có hương vị rất đậm đà khó quên. Loại bánh này giải nhiệt khá tốt và có lợi cho đường tiêu hóa nên vào dịp Tết người ta thường làm bánh tro để nhâm nhi.

Các loại bánh ngày tết truyền thống Miền Trung

Bánh tổ

Miếng bánh tổ ngon ngọt hấp dẫn.

Đây là loại bánh đặc trưng của người Quảng Nam, có nguồn gốc từ những người gốc Bắc di cư vào vùng đất này sinh sống từ xa xưa, vì nhớ về quê cha đất tổ nên cứ đến dịp Tết là họ lại làm bánh tổ để cúng tổ tiên.

Xem thêm :  Bán nhà vườn sầu riêng đẹp mê ly có ao cá suối chảy bao quanh núi đồi ở đồng nai

Bánh tổ (hay bánh ổ) có nguyên liệu đơn giản là nếp hương và đường đen. Đầu tiên người ta thắng đường, gạn bỏ hết các tạp chất, còn nếp thì đem xay thành bột thật mịn. Đem đường và nếp trộn đều, cho thêm chút nước cốt gừng cho thơm.

Rưới thêm chút hạt mè cho thơm và béo.

Sau đó lót lá chuối vào những cái giỏ đan bằng tre, to bằng chén ăn cơm rồi đổ bột vào đó. Sau đó cho vào nồi hấp chín. Hương thơm của nếp và đường hòa quyện vô cùng hấp dẫn và kích thích vị giác.

Bánh in

Đây là món bánh truyền thống của người miền Trung.

Bánh in được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Nhân bánh làm từ đậu xanh, mè rang hoặc đường. Đầu tiên cho bột vào nửa khuôn, cho nhân bánh vào, rồi tiếp tục đổ bột lên đầy khuôn. Lấy nắp khuôn đậy lên và đè thật mạnh cho bánh cứng lại và thành hình rồi khéo léo đẩy bánh ra khỏi khuôn.

Tùy vào nhiều nơi mà kích cỡ và số lượng nhân bánh cũng khác nhau.

Để bánh được cứng hơn, người ta thường đem phơi nắng hoặc nướng sơ qua lò than. Lúc này bánh sẽ có mùi thơm rất đặc biệt. Cắn vào một miếng, bột bánh tan ngay trên đầu lưỡi, cảm giác rất khó tả.

Bánh thuẫn

Một sạp bánh thuẫn bày bán.

Bánh thuẫn được làm từ bột năng và bột mì, có thêm trứng gà, đường và một chút vani. Đầu tiên đánh trứng trước cho nổi bọt lên, sau đó cho bột vào đánh tiếp đến khi tất cả hòa trộn đều với nhau. Sau đó đổ bột lên khuôn và nướng cho đến khi bánh nở phồng và nứt ra là chín.

Bánh thuẫn đang trên lò nướng.

Bánh thuẫn ngon nhất là ăn lúc ngay vừa ra khỏi lò, lúc bánh còn nóng hổi và thơm phưng phức mùi trứng và vani. Trong những ngày Tết trời lạnh, được quây quần quanh bếp nướng bánh ăn thì còn gì bằng.

Bánh nổ đặc sản Quảng Ngãi

Với người dân Quảng Ngãi, bánh nổ không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ Tết mà còn là đặc sản nổi tiếng bên cạnh đường phèn. Bánh làm từ thóc nếp rang trên than hồng tạo nên những tiếng nổ vui tai, có thể tên gọi của nó cũng xuất phát từ quá trình làm bánh.

Bánh nổ không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ Tết mà còn là đặc sản nổi tiếng

Những hạt nếp nổ bung, trắng ngần đẹp mắt được ép vào khung gỗ sẵn có hình chữ nhật. Người ta thắng đường (sên) thành keo, cho thêm ít gừng rồi bôi xung quanh bánh. Vì thế bánh có vị thơm của nếp, của gừng, cộng với sự ngọt thanh của đường, lại giòn tan trong miệng tạo sự thú vị khi ăn.

Bánh lăn miền Trung

Là một món ăn dân dã, rẻ tiền, bánh lăn từ lâu đã trở nên quen thuộc với các gia đình miền Trung mỗi dịp Tết đến xuân về. Thành phần chính là nếp thơm dẻo được chọn lựa từ mùa trước, thêm vào rất nhiều nguyên liệu như cà chua, quất, cà rốt, bí đao, chuối, gừng và vài ba lát dứa… Tất cả được xắt mỏng, rim với đường nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp mứt đặc lại.

Bánh lăn từ lâu đã trở nên quen thuộc với các gia đình miền Trung

Phần nếp được rang kỹ, xay hoặc giã mịn thành bột, sau đó trộn đều với nước đường cho đến khi dẻo lại. Bột nếp và mứt hòa vào nhau nén thành khối trụ tròn dài, khi ăn cắt thành từng khoanh nhỏ trông khá nhiều màu sắc.

Bánh đậu xanh đặc sản Hội An

Bánh đậu xanh là món bánh ghi đậm dấu ấn của mảnh đất quê hương, khiến người con Phố Hội mỗi khi xa quê đều luôn nhớ về. Bột làm bánh đậu xanh Hội An được làm từ loại đậu xanh hạt nhỏ ruột vàng, ngào với nước đường với tỉ lệ vừa đủ để bột không quá khô hay quá nhão.

Bánh đậu xanh là món bánh ghi đậm dấu ấn của mảnh đất quê hương

Phần nhân bánh được thêm vào ít mỡ heo, gia vị đường, muối,… cho vào khuôn nén chặt, khi nướng chín có mùi thơm cực kỳ hấp dẫn. Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu năm, ngồi thưởng thức bánh đậu xanh nướng bên những tách trà nóng cùng hàn huyên tâm sự với khách đến thăm nhà thì thật không còn gì thú vị, tao nhã bằng.

Bánh măng cố đô Huế

Ở cố đô Huế, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán đều có sự hiện diện của bánh măng. Đây là loại bánh có hình vuông, gói bằng giấy màu bóng kính trong suốt. Tuy nguyên liệu tạo thành đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm nhưng công đoạn thực hiện rất công phu, như người ta vẫn ca ngợi sự tỉ mỉ trong văn hóa ẩm thực xứ Huế.

Ở cố đô Huế, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều có sự hiện diện của bánh măng.

Bánh măng ngọt ngào làm bằng nếp, hòa quyện trong lớp bột mịn màng ấy là những sợi măng vừa giòn lại vừa mềm, tạo vị rất đặc trưng khó có thể lẫn nhầm với các loại bánh truyền thống khác.

Các loại bánh ngày tết truyền thống miền Nam, miền Tây

Bánh hồng đào

Bánh hồng đào có màu đặc trưng là màu hồng.

Bánh hồng đào (hay còn gọi là bánh lá liễu, bánh ba góc) gồm phần da bánh làm từ bột há cảo trộn bột nếp nhồi nước sôi rồi pha vài giọt phẩm đỏ để có màu hồng đẹp mắt. Phần nhân bánh gồm thịt nạc, tôm khô, nấm đông cô và đậu phộng băm nhỏ, tẩm gia vị rồi xào sơ.

Nhưng cũng có loại màu trắng.

Đầu tiên hấp chín nhân bánh rồi ngắt bột thành từng miếng nhỏ, cán mỏng, cho nhân vào, túm miệng rồi vo tròn. Sau đó cho viên bánh vào khuôn để ép thành miếng bánh có dáng đẹp. Sau đó đem bánh hấp lại khoảng 15 phút là được. Món bánh vừa dẻo vừa thơm phưng phức mùi nhân và gia vị như muốn níu chân người ở lại.

Bánh phồng cá dãnh miền Tây

Đây là món ngon của người miền Tây vào dịp Tết.

Loại bánh này chỉ xuất hiện vào dịp cuối năm và Tết âm lịch, vào thời điểm cá dãnh theo bầy từ Campuchia tràn về các vùng sông nước miền Tây. Chọn những con cá còn tươi, nhiều thịt, đem bỏ đầu, đuôi và ruột rồi quết nhuyễn. Sau đó cho thêm lòng trắng trứng vịt cùng bột mì và các loại gia vị cho thơm rồi quết tiếp một lần nữa cho đều.

Hương thơm của miếng bánh hòa trộn từ nhiều thứ, rất lạ lẫm.

Cho bánh vào nồi hấp từ 1,5 – 2 tiếng rồi cắt nhỏ và đem phơi 4-5 nắng. Sau đó cho vào túi ni lông để bánh được giòn. Khi nào ăn đem ra chiên là được. Món bánh vừa thơm vừa hòa trộn giữa các vị mặn, béo và giòn, đậm đà như cái tình của người miền Tây sông nước.

Ẩm thực Việt Nam luôn rất phong phú và đem đến những cảm nhận thân thuộc và gần gũi đúng không nào các bạn? Nếu bạn vẫn chưa nếm hết các loại bánh truyền thống mà chúng tôi vừa giới thiệu trên thì hãy nhanh nhanh thử hết để xem mình thích loại nào nhất nhé.

Massageishealthy sưu tầm và tổng hợp!

4.2/5 – (9 bình chọn)

aaaaaaaaaaaaaaa


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button