Tổng Hợp

CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngày đăng: 14/07/2015, 21:54

Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 1 CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ  Dạng 1: Bài tập dựa trên Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Bài tập 1: Có số liệu cho trong bảng sau: Năng suất lao động (sp/giờ) US UK Lúa mì (W) 6 1 Vải (C) 4 5 Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia khi có mậu dịch tự do xảy ra.  Hướng dẫn giải – Năng suất sao động = số lượng sản phẩm/thời gian – Chi phí lao động = thời gian/số lượng sản phẩm Nếu đề bài không cho năng suất lao động mà cho chi phí thì phải đổi từ chi phí thành năng suất lao động. – Cơ sở lý thuyết của mậu dịch: Với những giả thuyết đã cho, nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối, đồng thời nhập khẩu sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi.  Bài giải: – Cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia là sự khác biệt một cách tuyệt đối về năng suất lao động. + Lúa mì (W): US: 6sp/giờ > UK: 1sp/giờ  US có lợi thế tuyệt đối + Vải (C): UK: 5sp/giờ > US: 4sp/giờ  UK có lợi thế tuyệt đối – Mô hình mậu dịch: US xuất W nhập C UK xuất C nhập W – Lợi ích mậu dịch: + Ở US: Trước khi có mậu dịch: 6W = 4C Yêu cầu để US xuất W: 6W > 4C + Ở UK: Trước khi có mậu dịch: 5C = 1W Yêu cầu để UK xuất C: 5C > 1W => Khung tỉ lệ trao đổi: 4C < 6W < 30C Giả sử ta chọn 6W = 18C + US: Lợi 14C (tiết kiệm được 3.5 giờ lao động) (US sản xuất 6W đem đổi lấy 18C) + UK: Lợi 12C (tiết kiệm được 2.4 giờ lao động) (UK sản xuất 30C, đem 18C đi đổi)  Dạng 2: Bài tập dựa trên Lý thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo Bài tập 2: Có số liệu cho trong bảng sau: Năng suất lao động (sp/giờ) US UK Lúa mì (W) 6 1 Vải (C) 4 2 a. Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích MD của 2 QG b. Mậu dịch có xảy ra không nếu tỷ lệ trao đổi là 6W = 18C? Tại sao? Nếu không thì quốc gia nào không đồng ý giao thương? c. Ở tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích MD của 2 quốc gia là bằng nhau?  Hướng dẫn giải – Cơ sở lý thuyết của mậu dịch: Với những giả thuyết đã cho, nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, đồng thời nhập khẩu sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 2  Bài giải: a. Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích MD của 2 QG – Cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia là sự khác biệt một cách tương đối về năng suất lao động. + Lúa mì (W): 6/1 > 4/2  US có lợi thế so sánh về sản phẩm lúa mì – Mô hình mậu dịch: US xuất W nhập C UK xuất C nhập W – Lợi ích mậu dịch: + Ở US: Trước khi có mậu dịch: 6W = 4C Yêu cầu để US xuất W: 6W > 4C + Ở UK: Trước khi có mậu dịch: 1W = 2C Yêu cầu để UK xuất W: 2C > 1W => Khung tỉ lệ trao đổi: 4C < 6W < 12C Giả sử ta chọn 6W = 10C + US: Lợi 6C + UK: Lợi 2C Giả sử ta chọn 6W = 6C + US: Lợi 2C + UK: Lợi 6C b. Mậu dịch có xảy ra không nếu tỷ lệ trao đổi là 6W = 18C? Tại sao? Nếu không thì quốc gia nào không đồng ý giao thương? – Tỷ lệ 6W = 18C nằm ngoài khung tỷ lệ trao đổi => mậu dịch không xảy ra. Anh không đồng ý trao đổi vì sẽ bị thiệt hại. c. Ở tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích MD của 2 quốc gia là bằng nhau? – Đặt 6W = xC + US: Lợi xC – 4C + UK: Lợi 12C – xC – Lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia bằng nhau <=> xC – 4C = 12C – xC <=> 2xC = 16C <=> x = 8 Vậy, ở tỷ lệ 6W = 8C thì lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia bằng nhau.  Dạng 3: Bài tập về Lợi thế so sánh và Tỷ giá hối đoái Bài tập 3: Có số liệu cho trong bảng sau: Năng suất lao động (sp/giờ) US UK Lúa mì (W) 6 1 Vải (C) 4 2 Giả sử 1 giờ lao động ở US được trả 6 USD, 1 giờ lao động ở UK được trả 1 GBP. Xác định khung tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền để mậu dịch xảy ra.  Bài giải: – Cơ sở mậu dịch giữa 2 quốc gia là sự khác biệt một cách tương đối về năng suất lao động. + Lúa mì (W): 6/1 > 4/2  US có lợi thế so sánh về sản phẩm lúa mì – Mô hình mậu dịch: US xuất W nhập C UK xuất C nhập W – Giá của các sản phẩm ở từng quốc gia: + (P W ) US = 1USD (P W ) UK = 1GBP + (P C ) US = 1.5USD (Pc) UK = 0.5GBP – Lợi ích mậu dịch: + Để US xuất lúa mì: (P W ) US < (P W ) UK => 1USD < 1GBP + Để UK xuất lúa vải: (P C ) UK < (P C ) US => 0.5GBP < 1.5USD (Đưa đồng tiền có giá trị lớn về 1 đơn vị, đồng tiền nhỏ hơn xếp sau) => Khung tỉ giá hối đoái: 1GBP (1USD; 3USD) Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 3  Dạng 4: Bài tập dựa trên lý thuyết Chi phí cơ hội Bài tập 4: Có số liệu cho trong bảng sau: Năng suất lao động (sp/giờ) US UK Lúa mì (W) 6 1 Vải (C) 4 2 a. Tính chi phí cơ hội của các quốc gia ở các sản phẩm b. Giả sử trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và với kỹ thuật đã cho là tốt nhất, 1 năm US sản xuất được 180 đơn vị lúa mì hoặc 120 đơn vị vải, UK sản xuất được 60 đơn vị lúa mì hoặc 120 đơn vị vải. Bằng đồ thị hãy phân tích lợi ích mậu dịch của 2 mậu dịch nếu biết rằng khi chưa có mậu dịch mậu dịch xảy ra, các điểm tự cung tự cấp của 2 mậu dịch lần lượt là A (90W, 60C) và A’(40W, 40C).  Hướng dẫn giải – Lý thuyết chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của sản phẩm này là số lượng sản phẩm khác phải hi sinh để có đủ tài nguyên làm gia tăng 1 đơn vị sản phẩm thứ nhất. – Lý thuyết về đường giới hạn khả năng sàn xuất (PPF) khi chi phí cơ hội không đổi: PPF là một đường thẳng chỉ ra sự kết hợp thay thế nhau của 2 sản phẩm mà quốc gia có thể sản xuất khi sử dụng toàn bộ tài nguyên với kỹ thuật là tốt nhất. – Tính chi phí cơ hội cho 2 sản phẩm ở 2 nước + Dựa vào tỉ lệ trao đổi trong nước + Dựa vào định nghĩa chi phí cơ hội + Áp dụng quy tắc tam suất  Bài giải: a. Tính chi phí cơ hội của các quốc gia ở các sản phẩm – Chi phí cơ hội của các sản phẩm ở từng quốc gia: + (O.C W ) US = 2/3 (O.C C ) US = 3/2 + (O.C W ) UK = 2 (O.C C ) UK = 1/2 (Nếu 1 quốc gia có 2 sản phẩm thì chi phí cơ hội của sản phẩm này bằng nghịch đảo chi phí cơ hội của sản phẩm kia. Chi phí cơ hội là một con số tương đối) – Giá tương đối của các sản phẩm: + (Pw/Pc) US = 2/3 (Pw/Pc) UK = 2 Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 4  Hướng dẫn vẽ đồ thị – Quốc gia 1 (US): + Bước 1: Dựa vào tọa độ điểm A và A’ => trục hoành thể hiện số lượng sản phẩm W, trục tung thể hiện số lượng sản phẩm C. + Bước 2: Vẽ đường giới hạn khả năng sản suất Xác định tọa độ của các điểm (0W, 120C) và (180W, 0C) trên đồ thị. Nối 2 điểm này lại với nhau. (Trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và với kỹ thuật đã cho là tốt nhất, 1 năm US sản xuất được 180 đơn vị lúa mì hoặc 120 đơn vị vải). + Bước 3: Xác định vị trí điểm tự cung tự cấp A (90W, 60C) trên đồ thị. + Bước 4: Nhận xét: US có lợi thế về W => US xuất W, nhập C (US tập trung vào chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm W) – Quốc gia 2 (UK): vẽ tương tự US. – Để mậu dịch xảy ra, khung tỉ lệ trao đổi: (P W /P C ) (2/3, 2) – Giả sử ta chọn P W /P C = 1, giả sử tiếp ta lấy 70W = 70C (Khi chọn số này, không lấy vượt quá khả năng sản xuất của quốc gia) – Khi mậu dịch xảy ra US xuất 70W sang UK và nhập 70C UK xuất 70C sang US và nhập 70W – Khi mậu dịch xảy ra: + Ở US: Điểm A có xu hướng di chuyển về trục hoành, khi chuyên môn hóa hoàn ta có điểm B. + Ở UK: Điểm A’ có xu hướng di chuyển về trục tung, khi chuyên môn hóa hoàn ta có điểm B’. – Đường đi của mậu dịch sẽ bắt đầu từ điểm chuyên môn hóa, đi theo chiều xuất rồi nhập (xuất trước, nhập sau) + Ở US: Từ điểm B, xác định vị trí điểm C thể hiện số lượng sản phẩm W còn lại sau xuất khẩu (110W). Từ vị trí này, tiếp tục xác định vị trí điểm thể hiện số lượng sản phẩm C nhập khẩu (70C). Ta có điểm tọa độ điểm tiêu dùng mới E (110W, 70C). + Ở US: Từ điểm B’, xác định vị trí điểm C’ thể hiện số lượng sản phẩm C còn lại sau xuất khẩu (50C). Từ vị trí này, tiếp tục xác định vị trí điểm thể hiện số lượng sản phẩm W nhập khẩu (70W). Ta có điểm tọa độ điểm tiêu dùng mới E’ (50W, 70C). – Lợi ích của 2 quốc gia (Lấy điểm tiêu dùng mới – điểm tiêu dùng cũ  Lợi ích của 2 quốc gia) + US lợi (20W, 10C) + UK lợi (30W, 10C) (2 tam giác:  BCE và  B’C’E’ được gọi là 2 tam giác mậu dịch; chúng bằng nhau vì BC = B’E’ và BE = B’C’)  Dạng 5: Bài tập dựa trên lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế Bài tập 5: Bằng đồ thị, phân tích lợi ích mậu dịch của 2 QG với chi phí cơ hội tăng nếu biết rằng khi chưa có mậu dịch xảy ra, giá cả sản phẩm so sánh (GCSPSS) cân bằng nội địa của 2 QG lần lượt là: P A = P X / P Y = 1/4 ; P A’ = P X / P Y = 4 Cho biết các điểm tự cung tự cấp của mỗi QG lần lượt có tọa độ là A (50X, 60Y), A’ (80X, 40Y); và các điểm chuyên môn hóa của 2 QG lần lượt có tọa độ là B (130X, 20Y), B’ (40X, 120Y)  Hướng dẫn giải – Lý thuyết về đường giới hạn khả năng sàn xuất (PPF) khi chi phí cơ hội không đổi: PPF là một đường cong lõm từ gốc tọa độ. Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 5  Bài giải:  Hướng dẫn vẽ đồ thị – Quốc gia 1 (US): + Bước 1: Dựa vào tọa độ điểm A và A’ => trục hoành thể hiện số lượng sản phẩm X, trục tung thể hiện số lượng sản phẩm Y. + Bước 2: Vẽ đường giới hạn khả năng sản suất Xác định tọa độ của các điểm A(50X, 60Y) và B(130X, 20Y) trên đồ thị. Vẽ đường GHKNSX đi qua 2 điểm này (là một đường cong) + Bước 3: Nhận xét: Điểm tự cung tự cấp A nằm xa trục hoành => US có lợi thế về sản phẩm X => US xuất X, nhập Y (US tập trung vào chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X nhưng không chuyên môn hóa hoàn toàn vì khi đó chi phí cơ hội tăng lên rất nhanh). – Quốc gia 2 (UK): vẽ tương tự US. – Để xảy ra mậu dịch, khung tỉ lệ trao đổi: P X /P Y (1/4, 4) – Giả sử ta chọn P X /P Y = 1. Giả sử tiếp ta lấy 60X = 60Y – Khi mậu dịch xảy ra US xuất 60X sang UK và nhập 60Y UK xuất 60Y sang US và nhập 60X – Đường đi của mậu dịch sẽ bắt đầu từ điểm chuyên môn hóa, đi theo chiều xuất rồi nhập (xuất trước, nhập sau) + Ở US: Từ điểm B, xác định vị trí điểm C thể hiện số lượng sản phẩm X còn lại sau xuất khẩu (70X). Từ vị trí này, tiếp tục xác định vị trí điểm thể hiện số lượng sản phẩm Y nhập khẩu (60X). Ta có điểm tọa độ điểm tiêu dùng mới E (70X, 80Y). + Ở US: Từ điểm B’, xác định vị trí điểm C’ thể hiện số lượng sản phẩm Y còn lại sau xuất khẩu (60Y). Từ vị trí này, tiếp tục xác định vị trí điểm thể hiện số lượng sản phẩm X nhập khẩu (tăng thêm 60X). Ta có điểm tọa độ điểm tiêu dùng mới E’ (100X, 60Y). – Lợi ích của 2 quốc gia + US lợi (20X, 20Y) + UK lợi (20X, 20Y) Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 6  Dạng 6: Bài tập dựa trên lý thuyết Nguồn lực sản xuất của Heckscher-Olin (Lý thuyết H-O và Lý thuyết H-O-S) Bài tập 6: Chi phí SX Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2 K L K L X Y 1 2 4 2 2 4 2 1 P K /P L 2 4/3 Xác định mô hình mậu dịch ở 2 QG và biểu thị lợi thế so sánh của 2 QG trên cùng một đồ thị  Hướng dẫn giải – Yếu tố thâm dụng: + X là sản phẩm thâm dụng lao động khi (L/K) X > (L/K) Y + Y là sản phẩm thâm dụng lao động khi (K/L) Y > (K/L) X – Yếu tố dư thừa (một cách tương đối): (yếu tố nào dư thừa  giá của yếu tố đó sẽ rẻ) + Quốc gia 1 dư thừa về lao động, khan hiếm về tư bản khi (P L /P K ) QG1 < (P L /P K ) QG2 (giá tương đối của lao động ở QG1 < giá tương đối của lao động ở quốc gia 2) + Quốc gia 2 dư thừa về tư bản, khan hiếm về lao động khi (P K /P L ) QG1 < (P K /P L ) QG2 (giá tương đối của lao động ở QG1 < giá tương đối của lao động ở quốc gia 2) – Lý thuyết H-O Với những giả thuyết đã cho, khi mậu dịch xảy ra thì mô hình mậu dịch của các quốc gia sẽ là: + Xuất sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia dư thừa + Nhập sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia khan hiếm  Cơ sở mậu dịch: nguồn lực sản xuất vốn có của các quốc gia. – Lý thuyết H-O-S Với những giả thuyết đã cho, mậu dịch quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối về giá cả các yếu tố sản xuất (giá của lao động, giá của tư bản) giữa các quốc gia. + Giá của lao động: tiền lương (wage-w) + Giá của tư bản: lãi suất (interest-r) + Tiền lương tương đối: (w/r) QG1 = (w/r) QG2 hoặc (r/w) QG1 = (r/w) QG2 w QG1 = w QG2 hoặc r QG1 = r QG2  Bài giải: – Xác định yếu tố thâm dụng: Ở cả 2 quốc gia: X là sản phẩm thâm dụng lao động, Y là sản phẩm thâm dụng tư bản – Xác định yếu tố dư thừa: (P K /P L ) QG1 = 2 > (P K /P L ) QG2 = 4/3  Quốc gia 1 dư thừa về lao động, khan hiếm về tư bản – Mô hình mậu dịch: + Quốc gia 1: Xuất X nhập Y + Quốc gia 2: Xuất Y nhập X – Biểu thị bằng đường giới hạn khả năng sản xuất Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 7 – Giá lao động (w/r) QG1 thấp; giá tư bản (r/w) QG2 thấp. Khi có mậu dịch, QG1 chuyên môn hóa vào X (xản phẩm thâm dụng lao động)  nhu cầu về lao động tăng  tiền lương tăng. Tương tự đối với QG2.  Dạng 7: Bài tập phân tích Cân bằng cục bộ và sự tác động của Thuế quan Cho hàm cầu và hàm cung về sp X của 1 QG có dạng sau: Q DX = –20P X + 90 ; Q SX = 10P X Trong đó: Q DX , Q SX là số lượng sản phẩm X tính bằng đơn vị; P X là giá cả sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết QG này là nước nhỏ và giá thế giới là P W = P X = 1 USD a) Hãy phân tích thị trường sản phẩm X khi có mậu dịch tự do b) Để bảo hộ sản xuất trong nước, chính phủ đánh thuế quan = 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu. Hãy phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan này.  Hướng dẫn giải – Dạng bài tập này bắt buộc phải vẽ đồ thị. – Theo giả thiết, quốc gia này là một nước nhỏ, khi giao thương sẽ sử dụng giá của thế giới. Giá thế giới là một đường co giãn hoàn toàn và song song với trục hoành. – Biểu diễn 2 hàm cung cầu Q DX , Q SX trên đồ thị. Trục tung thể hiện giá của sản phẩm, trục hoành thể hiện số lượng sản phẩm.  Bài giải: – Xác định điểm cân bằng (E): Điểm cân bằng là điểm mà tại đó Q DX = Q SX <=> –20P X + 90 = 10P X <=> P X = 3 => Giá cân bằng: 3USD; số lượng sản phẩm cân bằng: 30sp Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 8 a. Phân tích thị trường (Xác định 4 nội dung: mức giá giao thương, khối lượng sản xuất, khối lượng tiêu dùng, khối lượng thương mại) – Giá thế giới xuất phát từ điểm có tung độ là 1 (theo đề bài). Giả định giá thế giới cắt đường cung và đường cầu tại 2 điểm A và B. – Thay mức giá thế giới vào 2 hàm cung cầu, ta có: + P X = 1 + SX = 10X (sản xuất 10 sản phẩm X) + TD = 70X (tiêu dùng 70 sản phẩm X) + NK = 60X (nhập khẩu 60 sản phẩm X = sự chênh lệch giữa Tiêu dùng và Sản xuất = độ dài đoạn AB trên đồ thị) – Đối với người tiêu dùng: Khi chưa có mậu dịch, NTD tiêu dùng 30X với mức giá 3USD; Khi có mậu dịch, NTD tiêu dùng 70X với mức giá 1USD. – Đối với nhà sản xuất: Trước mậu dịch tự do xảy ra, doanh thu của NSX: 30 x 3 = 90USD Khi mậu dịch tự do xảy ra, doanh thu của NSX: 10 x 1 = 30USD b. Phân tích cân bằng cục bộ của thuế quan – Khi đánh thuế 100%, mức giá mới là 2USD. Giả định giá thế giới mới cắt đường cung và đường cầu tại 2 điểm C và D. + P X = 2 + SX = 20X (sản xuất 10 sản phẩm X) + TD = 50X (tiêu dùng 70 sản phẩm X) + NK = 30X – Phân tích cục bộ: Khi có thuế, NSX có lợi, doanh thu tăng, ngân sách chính phủ tăng; NTD chịu thiệt hại, tiêu dùng ít đi với mức giá cao hơn. – Xác định các giá trị a, b, c, d trên đồ thị: a = 15, b = 5, c = 30, d = 10 – Thiệt hại mất đi: Số dư NTD giảm: a + b + c + d = 60USD – Lợi ích thu được: + Lợi ích của NSX: Số dư của NSX tăng: a = 15USD + Lợi ích của chính phủ (mức thuế mỗi sản phẩm là 1USD; số lượng sản phẩm nhập khẩu là 30). Ngân sách chính phủ tăng: c = 30USD – Thiệt hại ròng: b + d = 15USD  Ý nghĩa các diện tích b, d trên đồ thị: – Diện tích b: biến phí, khoản tiền mà chính phủ bỏ ra để duy trì một ngành sản xuất không có lợi thế so sánh. – Diện tích d: NTD phải tiêu dùng ít đi với mức giá cao hơn nhằm bù đắp ngân sách thiếu hụt do việc cố tình duy trì ngành sản xuất sản phẩm X của chính phủ. Đây là thiệt hại của NTD. Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 9  Dạng 8: Bài tập về Liên hiệp quan thuế Có số liệu cho trong bảng sau: Quốc gia A B C P X (USD) 16 12 10 a) Nếu QG A đánh TQ không phân biệt 100% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu thì trong trường hợp này, QG A sẽ nhập khẩu sản phẩm X từ đâu hay tự sản xuất trong nước? Sau đó, nếu QG A liên kết với QG B trong 1 liên hiệp quan thuế thì liên hiệp quan thuế tạo thành là loại gì? Tại sao? b) Đổi mức thuế thành 50%  Hướng dẫn lý thuyết – Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch (Trade Creating Customs Union) Là 1 liên hiệp thuế quan mà ở đó chi phí sản xuất cao hơn của 1 nước thành viên này được thay thế bởi chi phí sản xuất thấp hơn của 1 nước thành viên khác.  Luôn mang lại lợi ích cho các nước dù là thành viên hay không. – Liên hiệp thuế quan chuyển hướng MD (Trade Diverting Customs Union) Là 1 liên hiệp thuế quan mà ở đó chi phí sản xuất thấp hơn của 1 nước không phải là thành viên được thay thế bởi chi phí sản xuất cao hơn của 1 nước thành viên.  Luôn mang bất lợi đến các nước không là thành viên, còn đối với các nước là thành viên thì có thể lợi, có thể không.  Bài giải: Quốc gia A B C P X (USD) 16 12 10 t = 100% 16 24 20  A tự sản xuất A liên kết B 16 12 20  Nhập khẩu từ B A là nước thành viên có chi phí cao được thay thế bởi B là nước thành viên có chi phí thấp  Tạo lập mậu dịch t = 50% 16 18 15  Nhập khẩu từ C A liên kết B 16 12 15  Nhập khẩu từ B C là nước không thành viên có chi phí thấp được thay thế bởi B là nước thành viên có chi phí thấp  Chuyển hướng mậu dịch . Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 1 CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ  Dạng 1: Bài tập dựa trên Lý thuyết Lợi thế. đoái: 1GBP (1USD; 3USD) Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 3  Dạng 4: Bài tập dựa trên lý thuyết Chi phí cơ hội Bài tập 4: Có số liệu cho trong. 60Y). – Lợi ích của 2 quốc gia + US lợi (20X, 20Y) + UK lợi (20X, 20Y) Các dạng bài tập KTQT Thầy: Nguyễn Hoàng Lê Ngoại thương 003 – khóa 16 Trang 6  Dạng 6: Bài tập dựa trên lý thuyết

Xem Thêm :   Tư vấn lắp đặt bóng đèn ô tô siêu sáng tốt nhất hiện nay

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Xe Cộ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  Những công dụng của đậu hũ non mà không phải ai cũng biết

Related Articles

Back to top button