Tổng Hợp

Brand storytelling là gì? Phát huy sức mạnh của nó trên Social Media

Brand Storytelling là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong ngành công nghiệp tiếp thị. Đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội, nơi các Marketer luôn cố gắng tạo ra các nội dung mới và hấp dẫn.

Vậy thì Branding Storytelling là gì? Sức mạnh của nó trên social media to lớn như thế nào? Hãy cùng LP Tech tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây!

1. Brand storytelling là gì?

Brand Storytelling (kể chuyện thương hiệu) là việc sử dụng các câu chuyện để kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng, tập trung vào việc liên kết những gì bạn đại diện với những giá trị mà bạn chia sẻ với khách hàng.

Brand Storytelling đó có thể dưới dạng video ngắn, hình ảnh, truyện ngắn,…Và thông qua hình thức này giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và tăng doanh thu.

Một số ví dụ về Brand Storytelling như đó là một blogger làm đẹp có thể kể về câu chuyện cách mà họ giảm cân để tạo nên một body quyến rũ. Hay chủ nhà hàng kể câu chuyện tuyệt vời trên social media về động lực để họ được khởi nghiệp thành công.

Vậy tại sao hình thức kể chuyện thương hiệu này ngày càng phát triển? 

Bởi chính thói quen của người tiêu dùng thay đổi đang thúc đẩy sự phát triển của các chiến lược kể chuyện thương hiệu. Người tiêu dùng lấy thiết bị di động làm trung tâm, chủ động tránh quảng cáo dựa trên sự gián đoạn và chọn từ nhiều nguồn thông tin và giải trí khác nhau.

Xem Thêm :   Hướng dẫn cách tính số giờ làm việc trên bảng chấm công Excel từ máy chấm công

Xem thêm :  400+ mẫu hình xăm đẹp nhất 2021 cho nam và nữ

Điều quan trọng là, người tiêu dùng có xu hướng thích tương tác với các nội dung cung cấp trải nghiệm chất lượng cao, hữu ích và chân thực. Theo các nghiên cứu về Brand Storytelling cho thấy rằng:

  1. Câu chuyện đáng nhớ

    gấp 22 lần

    so với sự kiện và số liệu

  2. Hoạt động thần kinh của chúng ta

    tăng 5 lần

    khi nghe một câu chuyện

  3. Kể chuyện

    kích thích hoạt động của não

    cho phép người nghe cảm nhận, nếm thử và thậm chí là ngửi thấy câu chuyện.

Các nội dung quảng cáo khô khan, PR quá nhiều về sản phẩm/dịch vụ sẽ khiến người dùng dễ bị “dị ứng” và “ đề phòng”. Thay vào đó hình thức mượn lời kể chuyện (Brand Storytelling), vừa gần gũi vừa đánh trúng cảm xúc của người dùng sẽ tác động đến quyết định mua hàng nhiều tốt hơn.

2. Phát huy sức mạnh của Brand storytelling trên Social Media

Trong thời đại phương tiện truyền thông chiếm lĩnh thế giới và là một phần không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Thống kê về social media trên toàn thế giới cho biết: 

Hơn 46% tổng dân số trên toàn cầu tương đương với 3,5 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội. Trong đó, hơn 90% người dùng truy cập mạng xã hội từ điện thoại thông minh. 

Cho nên, hình thức kể các câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) hấp dẫn chính là cách tốt nhất để thu hút người dùng vào xem , gây thương “nhớ” cho họ và và tăng độ nhận diện thương hiệu. 

Bằng cách phân phối Brand Storytelling trên Social Media, doanh nghiệp sẽ nhận ra được sức mạnh của nó trong hoạt động Marketing.

Xem thêm :  Cách trồng hoa lan trong chậu và kĩ thuật nhân giống cho hoa to, đẹp bốn mùa

Nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Không ai có thể biết được khán giả của họ muốn gì khi chưa biết khán giả là ai? Cho nên, nghiên cứu khách hàng tiềm năng và tìm hiểu cá tính cá nhân khách hàng là cách để xác định được hình thức câu chuyện sẽ truyền tải một các chính xác. 

Đồng thời, bằng cách tương tác qua các cuộc trò chuyện trực tuyến về sản phẩm và tận dụng dữ liệu đó trong (CRM- quản lý quan hệ khách hàng) để nghiên cứu khách hàng cũng là điều tuyệt vời. Nó giúp biết được ai đang mua sản phẩm và mối quan tâm của họ là gì?

Đây chính là dữ liệu quan trọng để tập trung cho mục tiêu content Brand Storytelling

Tạo chiến lược 

Trên social media sẽ có rất nhiều tin khác nhau hiển thị trong một khoảng thời gian ngắn. Để Brand Storytelling của bạn có thể níu chân họ thực sự không dễ. Nên những gì cần là một chiến lược tốt để đảm bảo câu chuyện được khán giả lắng nghe.

Bằng cách phân phối Brand Storytelling đúng thời điểm và hình thức trình bày đúng theo sở thích khách hàng. Những video sáng tạo thường rất dễ cuốn hút. Đặc biệt lưu ý, tạo nội dung phải phù hợp với từng nền tảng. 

Instagram phải là hình ảnh chất lượng cao, Twitter tương thích với kích cỡ nội dung ngắn hay là Linkedin với các dòng suy nghĩ dài.

Phân phối nội dung một cách nhất quán nhưng không được dồn dập chính là cách để khách hàng tiêu thụ dễ dàng.

Tạo ra nội dung có giá trị

Brand Storytelling chính là vũ khí của marketing. Bạn đang kể câu chuyện về thương hiệu nhưng không nhất thiết nội dung đó phải mang tính giải trí quá nhiều. Thay vào đó hãy ưu tiên tạo ra các nội dung như video hướng dẫn, trò chơi, cuộc thi hoặc các công cụ có thể tải xuống nó cũng là một phần của câu chuyện định vị thương hiệu. 

Xem thêm :  Chevrolet Spark cũ : mua bán xe Spark cũ giá rẻ 10/2021

Những nội dung này sẽ trở thành hướng dẫn đáng tin cậy cho khách hàng trên hành trình tìm kiếm đến giải pháp. Nó giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, kể chuyện Brand Storytelling kèm theo nội dung do người dùng tạo sẽ là cách thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng đón xem.

Trực quan

Ngay cả khi kể câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) trên văn bản cung cần nhớ kèm theo hình ảnh trực quan. Bởi đó chính là thứ quyền lực thu hút khán giả. Ví dụ như các tweet chứa hình ảnh nhận được mức độ tương tác cao hơn trung bình 71% so với những hình ảnh sau đó.

Ngoài ra, video đang là xu hướng đáng chú ý nhất trong việc kể chuyện trên mạng xã hội. Một ví dụ điển hình về cách kể chuyện cuốn hút trên social media đó là Instagram Stories chạm mốc 500 triệu người xem mỗi ngày. Câu chuyện đó sẽ có sức mạnh “khổng lồ” hơn nữa khi nó có thể đưa đến hàng trăm rồi hàng ngàn lượt follow từ người xem.

Chia sẻ

Social media chính là thị trường tốt nhất để hiệu ứng viral marketing diễn ra hiệu quả. Tạo câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) với nội dung kích thích phản ứng thực sự như cười, nước mắt, hứng thú hay bất cứ điều gì phù hợp với thương hiệu của bạn. 

Nó sẽ khiến mọi người share với bạn bè và những người follow họ. Lúc này, việc khuyến khích chia sẻ, thu hút phản hồi và tương tác với các câu hỏi, lời nhận xét sẽ khả năng tăng tiếp cận của doanh nghiệp lên cao.

https://chongthamvietnam.vn/wp-content/uploads/2021/10/lic3aan20he1bb8720tc6b020ve1baa5n20-20lptech-1.html

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button