Cây Xanh

Cách chọn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò đực giống phối trực tiếp –

Trong chăn nuôi bò thịt hiện nay, tại nhiều địa phương, do thiếu dẫn tinh viên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm phát hiện bò cái động dục hoặc do không có các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác thu tinh nhân tạo nên vẫn phải áp dụng phương thức phối giống trực tiếp.

1. Cách chọn bò đực giống phối trực tiếp

Bò đực giống Lai sin
Việc chọn bò đực giống phối trực tiếp rất quan trọng bởi vì bò đực giống có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đàn bê sinh ra cũng như năng suất chăn nuôi bò thịt nói chung. Bò đực giống cần được chọn lọc kỹ, theo các tiêu chí sau đây:
Trong chăn nuôi bò thịt hiện nay, tại nhiều địa phương, do thiếu dẫn tinh viên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm phát hiện bò cái động dục hoặc do không có các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác thu tinh nhân tạo … nên vẫn phải áp dụng phương thức phối giống trực tiếp. Việc chọn bò đực giống phối trực tiếp rất quan trọng bởi vì bò đực giống có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đàn bê sinh ra cũng như năng suất chăn nuôi bò thịt nói chung. Bò đực giống cần được chọn lọc kỹ, theo các tiêu chí sau đây:

– Về giống: Thường sử dụng các đực giống lai Zebu (có thể là lai Sind, lai Brahman hoặc lai Sahiwal) để phối cho bò cái nền hướng thịt. Nên chọn các con lai có tỷ lệ máu ngoại càng cao càng tốt và ít nhất cũng 75%. Người ta cũng có thể sử dụng đực giống ngoại để phối trực tiếp. Tuy nhiên, các đực giống này thường có khối lượng lớn và việc phối giống gặp khó khăn.

– Về nguồn gốc: Chọn những con bò đực sinh ra từ bố, mẹ khoẻ mạnh, xuất phát từ vùng an toàn dịch và được tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Khối lượng phù hợp với tiêu chuẩn chung của mỗi giống nhưng phải trên 350kg (lúc trưởng thành).

Xem thêm :  Tư vấn cách xây hồ cá xi măng, mẫu bể cá mini sân vườn nhỏ tuyệt đẹp

– Về ngoại hình và tính năng sản xuất: Bò đực giống phải có ngoại hình phù hợp với các đặc trưng của từng giống. Sinh trưởng, phát triển tốt, không còi cọc. Dáng to khỏe, cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, cơ bắp phát triển. Đầu to, trán rộng, gốc sừng lớn. Mõm rộng, mũi to. Ngực sâu và rộng. Mông to, bụng thon gọn. Bốn chân cân đối, vững chắc.

Cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản: Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Hai hòn cà to, đều, cân đối, treo vững chắc, không sa xuống quá.

Tính dục hăng. Phối giống cho bò cái đạt tỷ lệ thụ thai cao, từ 85% trở lên.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đực giống

a ) – Chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn hậu bị

Sau khi cai sữa, chọn những con đực tốt nhất để làm giống và nuôi tách đực riêng, cái riêng, gọi là giai đoạn nuôi hậu bị. Giai đoạn này kéo dài từ khi cai sữa (lúc đạt 6 tháng tuổi) cho đến bắt đầu đưa vào sử dụng – lúc đạt 18-24 tháng tuổi.

Ngay sau cai sữa bê đực dễ bị rơi vào trạng thái khủng khoảng vì lượng sữa bị cắt hoàn toàn trong khi khả năng lợi dụng các loại thức ăn thô xanh của chúng còn hạn chế. Cần chú ý đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê để chúng không bị còi cọc, bệnh tật, ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của chúng sau này.

Trong giai đoạn nuôi hậu bị nên chăn thả bê và cho chúng ăn tự do thức ăn thô xanh chất lượng tốt, có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin… Cần chú ý là bê đực không cần nhiều canxi vì khẩu phần nhiều canxi sẽ gây nên các chứng bệnh về chân và lưng. Mặt khác, cũng cần lựa chọn các loại thức ăn có giá trị năng lượng cao đưa vào cấu trúc khẩu phần, giảm thiểu các loại thô xanh cồng kềnh để giữ dạng hình bụng đực giống thon gọn.

Khẩu phần thức ăn hàng ngày trong giai đoạn nuôi hậu bị có thể như sau:

Xem thêm :  Giống bơ ruột đỏ

– Từ 07 đến 12 tháng tuổi: 15 – 20kg cỏ tươi + 1,0kg thức ăn tinh hỗn hợp

– Từ 13 đến 18 tháng tuổi: 20 – 25kg cỏ tươi + 1,5kg thức ăn tinh hỗn hợp

– Từ 19 đến 24 tháng tuổi: 30 – 35kg cỏ tươi + 2,0kg thức ăn tinh hỗn hợp

Lượng thức ăn tinh trong khẩu phần cho ăn thành 2-3 lần mỗi ngày. Chú ý các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh: thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ; định kỳ tiêm phòng vacxin và tẩy uế chuồng trại. Thường xuyên tắm trải, tối thiểu 2 ngày một lần.

b) – Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng bò đực giống phối trực tiếp

Trong chăn nuôi bò thịt theo đàn, thông thường người ta bố trí một đực giống “phụ trách” 35-40 con bò cái sinh sản. Đực giống được chăn thả cùng đàn bò cái trên bãi chăn thả công cộng và phối giống tự do khi có bò cái động dục. Trong trường hợp này cần chú ý thải loại (thiến và dưa vào vỗ béo) tất cả những đực giống không đảm bảo chất lượng và chỉ đưa vào chăn thả chung những đực giống đã được chọn lọc. Vào các tháng mùa Xuân và mùa Thu – mùa mà bò cái động dục nhiều, cần có chế độ bồi dưỡng thêm cho đực giống bằng các loại thức ăn chất lượng tốt, thức ăn giầu đạm.

Nên áp dụng phương thức phối giống trực tiếp có kiểm soát (đặc biệt là những vùng ít bãi chăn thả tự nhiên), nghĩa là có chọn lọc bò đực, có theo dõi bò cái động dục và cho ghép đôi giao phối theo kế hoạch, theo định hướng. Áp dụng phối giống có kiểm soát có ưu điểm là tăng số bò cái được phối giống (một bò đực giống mỗi năm có thể phối giống cho khoảng 150-180 lượt bò cái); khai thác tối đa phẩm chất của đực giống tốt; theo dõi được nguồn gốc của các thế hệ bê sinh ra …

Dù áp dụng phương thức nào, khi nuôi dưỡng cần căn cứ vào cường độ sử dụng bò đực giống. Yêu cầu chung là bảo đảm đủ dinh dưỡng, bò khỏe mạnh nhưng không được tích mỡ nhiều, bò có tính hăng và chất lượng tinh tốt. Muốn vậy, cần cho bò đực ăn các loại thức ăn chất lượng cao, có độ choán dạ cỏ thấp và dễ tiêu hóa. Thức ăn đạm có nguồn gốc động vật phải chiếm 50% tổng lượng thức ăn đạm. Thông thường, mỗi ngày cần cung cấp cho bò đực lượng thức ăn thô xanh bằng 10% khối lượng cơ thể của nó và cho ăn thêm 3-4kg thức ăn tinh. Những ngày đực giống làm việc phải bổ sung thêm trứng gà để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Xem thêm :  Tất tần tật về phương pháp phòng và trị bệnh hồng lỵ ở heo

Chế độ sử dụng hợp lý là cho phối giống 3-4 lần (đối với bò đực giống trưởng thành) và 2-3 lần trong một tuần (đối với bò đực giống tơ), với thời gian nghỉ 1-2 ngày giữa các lần phối.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý:

– Cho bò đực giống vận động mỗi ngày khoảng 1km.

– Hàng ngày tắm chải cho bò. Mùa đông tắm chải hai ngày một lần vào lúc nắng ấm.

– Cung cấp đầy đủ nước uống cho bò, nước uống phải trong, sạch, không bị ô nhiễm.

– Định kỳ tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng.

– Chuồng trại luôn sạch sẽ. Có thể dùng rơm rạ lót nền chuồng vào mùa đông.

– Định kỳ dùng vôi bột, vôi tôi (tỷ lệ 10%), dung dịch focmôn 5%, dung dịch crezin 3% tẩy uế chuồng nuôi.

 


2 con bò nọc được máy cày đưa đến tận nhà hót | hantran official


Hi, chào các bạn
Mình là kênh Gia Hân Vlog, nay mình chuyển qua kênh Trần Ngọc Gia Hân làm clip phục vụ các bạn, Các bạn yêu thích kênh gia hân vlog nhớ đăng ký kênh này nhé!
lái máy cày , Chú 5 lép nọc bò trảng bàng tây ninh đưa cùng lúc đưa 2 con nọc đi thả giống 2 nơi, khu vực này nhiều nhà nuôi bò, cũng áp dụng hình thức phối giống trực tiếp, bò khỏe hót nhanh lẹ, các bạn ở gần ủng hộ chú nhé
đăng ký kênh :
https://www.youtube.com/channel/UC39WnCRUUrEoeADaISDkapw

liên kết:
https://www.instagram.com/p/ByLNxIlWD9/?igshid=1fw4ugpbtqcl5
Xem Giang Vy (@GiangVy7): https://twitter.com/GiangVy7?s=09
https://www.facebook.com/profile.php?id=100016016176759
https://www.facebook.com/GiaHanfc.fc/
máycày conbò giahân trầnngọcgiahân

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button