Cây Xanh

Cách phòng trị bệnh thán thư trên xoài

Cách phòng trị bệnh thán thư trên xoài

Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể ở một số tỉnh ĐBSCL. Song song với sự gia tăng diện tích, dịch hại trên xoài cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Trong đó, bệnh thán thư là phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng trên năng suất và phẩm chất trái.

Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum  gloeosporioides, phá hại trên cả lá, đọt, bông và trái. Trên lá, bệnh thường có những đốm góc cạnh màu nâu đỏ, lớn khoảng 3-5mm, dễ bị thủng rách, lá rụng khi bệnh nặng. Khi trời ẩm ướt, mầm bệnh tấn công trên hoa, vết nâu xuất hiện dọc trên hoa và hoa bị khô. Trên trái, đốm bệnh nâu đen, hơi tròn hoặc lõm sâu. Các đốm bệnh trên vỏ trái cũng có thể liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh xuất hiện sớm trên trái non thì trái bị rụng. Mầm bệnh có thể tấn công trái non, trái lớn và cả trái sau thu hoạch, tồn trữ.  Bệnh lây lan, phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Giai đoạn ra hoa gặp sương mù nhiều, bệnh dễ phát triển, làm rụng bông.

Xem thêm :  Cách trồng ớt từ hạt với tỷ lệ nảy mầm cao

Cách phòng trị

– Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;

– Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;

– Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.

– Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).

– Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC  trong 20-30 phút sẽ tránh

được bệnh cho đến khi trái chín. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và rất hiệu

 quả, trái ngọt và có màu vàng hấp dẫn.

– Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư: Antracol 70WP, Score 250EC, Manage 15WP,Plant 50WP, Thi O-M 70WP,…. Chú ý giữ  đúng thời gian cách ly để nông sản không còn dư lượng thuốc BVTV nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Bao Đong Khoi


Cách phòng và trị triệt để bệnh thán thư trên cây xoài


Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides Penz
1. Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây:
Trên lá: Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.
Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.
Trên hoa: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa. Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.
Trên quả: Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Thuộc họ Melanconiaceae, bộ Menaconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colleterichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.
4 Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm C.gloeosporioides là tác nhân gây bệnh có tính cơ hội. Do đó, việc tránh tổn thương cho cây có tâm quan trọng đặc biệt.
Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.
Biện pháp hóa học:
Dùng Mancozeb nồng độ 200 g thuốc/100 lít nước, phun 2 tuần/lần trong giai đoạn ra hoa, nếu khi ra hoa mà trời mưa thì dùng kết hợp với Mancozeb và Prochloraz. Saur a hoa phun thuốc Mancozeb hàng tháng và ngừng phun trước khi thu hoạch 14 ngày.
Đối với quả sau thu hoạch có thể nhúng quả trong vòng 24 giờ vào nước nóng chứa Bennomyl trong 5 phút.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button