Cây Xanh

Bệnh lepto ở chó và những điều cần biết

Các bạn thường rất đau lòng khi phải chứng kiến các bé cưng của mình bị bệnh, sức khỏe yếu. Do đó, việc trang bị những kỹ năng chữa bệnh, chăm sóc các chú cún đối với mỗi chúng ta là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là căn bệnh lepto ở chó, nó vô cùng nguy hiểm và thậm chí là có thể lây lan sang người. Vậy triệu chứng và cách chữa bệnh này như thế nào là hiệu quả nhất?

Bệnh Leptospirosis là gì?

Đây là căn bệnh do loại xoắn khuẩn mang tên Leptospira gây ra, nó được biết đến là bệnh trùng xoắn khuẩn. Hay được gọi với một tên khác là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này xảy ra ở các bé cưng của chúng ta chủ yếu qua niêm mạc, đường da và xâm nhập khắp cơ thể nhờ đường máu. Đặc điểm lâm sàng của bệnh lepto ở chó chính là nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể như gan, thận,…

Cách chuẩn đoán bệnh lepto ở chó chính xác

Nếu bệnh ở giai đoạn trầm trọng, những bộ phận trong cơ thể của các bé sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Đặc biệt, các bạn nên lưu ý rằng nếu cục vàng của bạn càng nhỏ tuổi thì chúng có hệ miễn dịch càng. Vì vậy, nếu mắc bệnh, các chú cún rất dễ gặp phải những biến chứng về sức khỏe sau đó.

Tỉ lệ các bé cún yêu mắc phải căn bệnh này cao hơn mèo. Và có một điều mà các bạn không ngờ rằng, bệnh này còn có khả năng lây truyền sang người. Xoăn khuẩn Leptospirosis có rất nhiều loại, các chuyên gia hiện nay đã xác định được 230 loại trong số đó. Bên cạnh đó, 9 loại đáng ghét, gây thù hận với những cục vàng của chúng ta đó là L.pomona, L.canicola, L.icterohaemorrhagiae, L.autumnalis, L.bataviae

Cụ thể với Việt Nam ra, căn bệnh này hiện nay rất hoành hàng và phát triển nhiều ở các bé cún cưng nhà ta. Cụ thể 20% chó của người dân nuôi và 80% còn lại là chó cảnh nghiệp vụ

Tác nhân và nguyên nhân gây bệnh lepto ở chó

Như đã đề cập ở trên, loại vi khuẩn xoắn leptospira là nguyên nhân chính khiến các cục vàng của chúng ta mắc bệnh. Các chuyên gia đã nghiên cứu với một số lượng lớn vi khuẩn này và chia chúng thành 2 loại chính như sau:

  • Loại sinh sống trong môi trường đất, nước
  • Loại ký sinh và gây nhiều bệnh lý khiến nhau bên trong cơ thể của động vật có vú

Các bạn cũng có thể nhìn nhận được rằng, kẻ thù chính gây nên bệnh lepto ở chó chính là loại thứ hai mang tên Leptospira interrogans. Tác nhân gây bệnh này vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường – chúng sẽ chết và bị tiêu diệt bởi tác động của bức xạ UV, nhiệt độ môi trường cao, hoặc khi bị các bạn ra tay xử lý bằng các hóa chất khử trùng, làm thay đổi môi trường pH thành môi trường axit.

Tác nhân gây ra bệnh lepto ở chó

Tuy nhiên với điều kiện thích hợp như trong đất ẩm ướt và đầm lầy, khuẩn xoắn leptospira có thể ở trạng thái khả thi với một thời gian dài. Chúng có tác động vô cùng xấu trong việc mang bệnh đến cho các bé cún chúng ta. Căn bệnh này thường tồn tại với 2 dạng chính bao gồm:

  • Bệnh Weil – Vasiliy – bệnh leptospirosis
  • Sốt anicteric hoặc nước

Hình thức cuối của bệnh lepto ở chó xuất hiện những vết thương, nhiễm trùng trên niêm mạc và da. Các bé bạn của bạn sẽ xảy ra những vết trầy xước, vết thương làm các bé rất đau đớn và đáng thương. Nguyên nhân của tình trạng này là các vi khuẩn xoắn thông qua cổng vào và làm nhiễm trùm, khiến các biểu bì bị thương.

Xem thêm :  12 điều cần biết khi nuôi và mua bán thằn lằn da báo

Tiếp đó, mầm bệnh bắt đầu tiến sâu vào dòng chảy của bạch huyết, sau đó xâm nhập vào hệ thống lưu mang và tiến thẳng vào các cơ quan của những chú cún. Đặc biệt, Leptospira còn ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, gan và thận nữa đấy các bạn ơi !

Triệu chứng của bệnh lepto ở chó

Thể quá cấp tính

Leptospira có biểu hiện đặc trưng bởi khởi phát cấp tính với những biểu hiện phổ biến như nhiễm độc, vàng da, sốt xuất huyết, suy thận hoặc có biểu hiện viêm màng não vô khuẩn

Thời gian ủ bệnh: tính từ thời điểm các tác nhân truyền nhiễm xâm lăng vào cơ thể cho đến khi bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên thường mất từ 7 đến 10 ngày. Tùy thuộc vào mỗi loại khuẩn xoắn leptospira mà những chú cún cưng của bạn sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Những triệu chứng thường thấy khi xảy ra bệnh lepto ở chó là:

  • Nhiệt độ của các bé gia tăng đột ngột và xảy ra tình trạng sốt cao với 40,5 đến 41 độ C.
  • Các bé cưng của bạn sẽ có những biểu hiện chán ăn, chỉ nằm lì một chỗ, mắt lờ đờ, hai chân sau đi chệnh choạng hoặc có hiện tượng xung huyết kết mạc
  • Niêm mạc và da thay đổi thành màu vàng sẫm, nước tiểu cũng có màu vàng, và đi rất khó khăn, đau rát
  • Các bé cún cưng có thể bị nôn ra máu hoặc chảy máu mũi, dẫn đến tình trạng suy kiệt, gầy nhanh, thân nhiệt bỗng nhiên hạ và tử vong trong vòng 3 đến 5 ngày tới
  • Các bạn có thể nhận ra mùi thối bất thường từ miệng của các bé
  • Phân của cún cưng đi có dạng tiêu chảy và có máu

Triệu chứng bệnh lepto ở cún yêu

Thể cấp tính

Giai đoạn phát triển của bệnh thường được nhận biết bởi những triệu chứng tổn thương gan, thận của các cục vàng mà bạn yêu thương một cách nghiêm trọng:

  • Nhiệt độ thay đổi và giảm nhanh so với mức bình thường
  • Có hiện tượng xuất huyết và triệu chứng loét trên màng nhầy bên trong của khoang miệng
  • Các chú cún bị tiêu chảy ra máu do bị xuất huyết và tình trạng loét ở ruột, những ảnh hưởng đến gan làm vàng da mắt, màng nhầy của miệng, ảnh hưởng đến thận gây nên hiện tượng tiểu ra máu
  • Khi bạn sờ vào bụng của bé, các bé rất đau, nhất là phần gan
  • Các bé còn bị đau ở vùng thận

Ở những chú cún nhỏ hoặc những cục cưng tí hon mới sinh tầm 1 tuần, căn bệnh hung ác này phát triển với tốc độ nhanh như chớp. Những giai đoạn với các triệu chứng thường chỉ diễn ra trong vòng 2 giờ, nhiều nhất là 2 ngày. Với một thời gian ngắn như vậy, các bạn rất khó để tìm được cách phòng tránh hiệu quả. Vậy làm đành phải đau khổ, ngậm ngùi nhìn bé yêu phải rời xa mình.

Thể mãn tính

Với giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh thường khó nhận biết bởi rất ít triệu chứng. Dạng mãn tính của loại bệnh này cũng rất hiếm xảy ra. Dưới đây là những biểu hiện mà chúng tôi đã tổng hợp được về thể mãn tính của bệnh lepto ở chó

  • Các bé rơi vào tình trạng thiếu máu – niêm mạc trở nên nhợt nhạt, các bé cún không còn năng động như ngày thường. Chúng thường tỏ ra mệt mỏi và không muốn làm gì
  • Ở thể mãn tính này, trên da các chú cún sẽ phát ban và xuất hiện những vết loét
  • Lông của các cục vàng sẽ xuất hiện những đốm hói, mọc lởm chởm. Bộ lông mà chúng từng tự hào nhất trở nên khô và mất đi độ mềm mại, sáng bóng
  • Đặc biệt, các bạn thậm chí còn có thể sờ được những hạch bạch huyết ở háng và cổ các bé
Xem thêm :  Năng suất cao với kỹ thuật nuôi gà thả vườn chuẩn

Thể mãn tính ở bệnh lepto

Nếu một chú chó nhóc con đã bị mắc bệnh leptospirosis ngay từ trong bụng mẹ, thì chó mẹ theo tự nhiên sẽ bị sảy thai bởi không thể nào sinh các bé ra được. Để lường trước và chẩn đoán được căn bệnh này, chỉ có bác sĩ thú y mới kiểm tra chính xác được.

Tuy nhiên, một vài chuyên gia có kinh nghiệm đã có thể chẩn đoán được chính xác căn bệnh này bằng trực quan của mình. Nhưng để đảm bảo được điều đó, ông đã phải tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu có liên quan

Chẩn đoán bệnh Lepto ở cún cưng

Đừng xem thường bệnh lepto ở chó nhé, bởi đây là một loại bệnh nghiêm trọng, do đó bạn cần có biện pháp trị dứt hiệu quả. Bạn nên trang bị cho mình bao tay cao su để đeo, bởi khi tiếp xúc với những chất lỏng của chú cún, thì đó chính là cơ hội lan truyền nhanh nhất. Đặc biệt là các loại chất lỏng từ tinh dịch, nước tiểu, nôn mửa, nạo sau phá theo và chất dịch từ cơ thể của cún cưng khi tiết ra khỏi cơ thể. Bạn cần phải thận trọng và xử lý thật cẩn thận những chất được kể trên

  • Bạn cần phải liệt kê đầy đủ lịch sử về tình trạng sức khỏe của cục vàng nhà ta. Từ đó, bạn có thể đưa cho bác sĩ thú y những đầu mối về từng biểu hiện của bệnh nhiễm trùng để họ có thể chẩn đoán được giai đoạn bệnh, những biến chứng nguy hiểm của pet nhà bạn một cách chính xác nhất
  • Các bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, bảng điện phân và xét nghiệm nước tiểu kháng thể huỳnh quang. Từ máu và nước tiểu mà bác sĩ thu thập được, họ có thể kiểm tra được tình trạng, sự phát triển của vi khuẩn.
  • Ngoài ra, việc xét nghiệm titer hoặc thử nghiệm kết tập bằng kính hiển vi cũng được bác sĩ tiến hành hỗ trợ cho việc đo phản ứng miễn dịch của cơ thể bé chó với nhiễm trùng. Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán được chính xác tình trạng vi khuẩn leptospira spirochetes và mức độ nhiễm trùng hệ thống

Tiêm vaccin phòng bệnh lepto ở boss

Kết quả thí nghiệm lâm sàng

  • Huyết học: tình trạng giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, thời gian đông máu bị kéo dài
  • Hóa sinh: chỉ số chlor, natri hạ hoặc tăng phosphat, kali máu, tăng đường huyết, tăng ALT, AST, LDH, ALP, bilirubin huyết thanh, amylase, acid mật trong huyết thanh, troponin, C-reactive protein huyết thanh, cholesterol. Giảm albumin huyết thanh, tối loạn điện giải và thay đổi hóa chất
  • Kết quả xét nghiệm nước tiểu: trọng lượng riêng bé hơn hoặc bằng 1,029, protein niệu, glucose niệu ở cầu hoặc ống thân. Tăng mủ trong nước tiểu, tế bào hạt, máu trong nước tiểu, tăng tỷ lệ creatinin/protein trong nước tiểu

Kiểm tra huyết thanh học

  • Vi ngưng kết MAT: MAT là tên gọi của một thử nghiệm về nhóm huyết thanh đặc hiệu. Kết quả của MAT đưa ra những biểu hiện về sự tăng hoặc giảm hiệu giá MAT, vô cùng cần thiết để xác định huyết thanh của bệnh lepto cấp tính. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể sẽ cho ra kết quả giả, bởi nó không phân biệt được hiệu giá sau khi chú cún cưng của bạn được tiêm vaccin và hiệu giá sau khi bị bé bị mắc bệnh lepto
  • ALISA: Phương pháp này được tiến hành với việc đo lường IgM và IgG, ELISA rất hiệu quả trong việc phân biệt giữa tình trạng nhiễm trùng tự nhiên và đáp ứng miễn dịch do vaccin gây ra. Trong khi xét nghiệm MAT lại không thể làm được. Tuy nhiên, ELISA lại có một nhược điểm là đặc hiệu serovar thấp hơn MAT, do đó việc áp dụng đơn lẻ phương pháp này ngày nay không còn được khuyến khích nhiều.
Xem thêm :  Cây hoa thạch thảo – cúc cánh mối

Nuôi cấy vi khuẩn

Trong 10 ngày đầu của bệnh, mẫu máu là tối ưu nhất. Sau thời gian đó, bác sĩ mới lấy mẫu nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn. Để thực hiện quá trình này, bác sĩ sẽ lấy từ 0,25 đến 0,5 ml nước tiểu, máu, hoặc dịch não tủy để cấy trực tiếp vào 7 đến 10ml vào môi trường.

Định danh vi sinh vật

PCR – một phương pháp được xem là rất hiệu quả để phát hiện xoắn khuẩn leptospira trong máu, nước tiểu chó và tinh dịch. Từ kết quả PCR, các chuyên gia có thể nhận định được bé cún cưng nhà bạn là âm tính hay dương tính với căn bệnh.

Bệnh lepto ở chó tuy là nguy hiểm đến sức khỏe của cả bạn lẫn những chú cún cưng, tuy nhiên không phải là không có cách chữa trị. Do đó, nếu thấy cún yêu của bạn có những biểu hiện khác lạ, bạn nên mang bé tới các bác sĩ thú y để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Để có được những kỹ năng chăm sóc cún yêu hiệu quả, bạn có thể truy cập Dogily.vn để trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn nhé. Chúc các bạn và các chú cún luôn luôn có nhiều sức khỏe và hạnh phúc

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/dich-vu/benh-vien-thu-cung/benh-lepto-o-cho/ khi chia sẻ nha.

Phạm Hoàng Long, Dogily Petshop

Cảm ơn bạn!

===========================

Trụ sở chính: Dogily Petshop quận 1:

Trụ sở chính của Dogily Petshop - Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam tại 59/7a bis Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dogily Petshop Phú Nhuận:

Dogily Petshop Tây Hồ:

Dogily Petshop Tây Hồ: 209 đường nước Phần Lan, quận Tây Hồ, Hà Nội

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường

Email: dogily.vn@gmail.com

Hotline 1: 0916.299.911

Hotline 2: 0965.086.079

Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/

Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop

Website: https://dogily.vn


⚠️Nguy Hiểm! – Bệnh Lepto Chó Lây Sang Người | ⚠️Danger! Leptospirosis disease spread to humans!


Bệnh Lepto do xoắn khuẩn hình lò xo gây nên. Bệnh có thể lây sang người. Triệu chứng điển hình của bệnh này thường như sau: sốt kéo dài, tổn thương gan, thận, phổi. Thậm chí gây viêm não, báng bụng, vàng da. Nước tiểu là nơi chứa nhiều xoắn khuẩn Lepto, chăm sóc chó bệnh cần đeo găng tay cao su để không chạm trực tiếp vào nước tiểu, dịch tiết, nước bọt. Chuột là trung gian lây bệnh chủ yếu, vì vậy khu vực nuôi chó mèo cần diệt chuột, khử trùng tiêu độc thường xuyên và tiêm ngừa vắc xin cho chó mèo đầy đủ quy trình!
•+++•
Lepto disease is caused by springshaped spirochetes. The disease can spread to humans. Typical symptoms of this disease are often as follows: prolonged fever, liver, kidney and lung damage. Even cause encephalitis, ascites, jaundice. Urine is home to many Lepto spirochetes, taking care of sick dogs should wear rubber gloves so that they do not directly touch urine, secretions, saliva. Rats are the main vector of infection, so cats and dogs need to kill mice, disinfect and disinfect regularly and vaccinate cats and dogs with full process!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button