Cây Xanh

Bệnh khô vằn

Bạn đang xem: Bệnh khô vằn Tại Website chongthamvietnam.vn

bệnh khô vằn là bệnh nấm quan trọng thứ 2, gây thiệt hại nặng trên lúa sau bệnh đạo ôn. Bệnh thường phát sinh gây hại và có thể làm giảm năng suất lúa tới 30%. Qua bài viết này “Phân bón sông mã” xin giới thiệu đến bà con một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh khi chúng xuất hiện trên đồng ruộng cũng như phân tích được đặc điểm phát sinh phát triển của chúng. Từ đó có thể đưa ra được biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn hiệu quả. Giúp hạn chế tối đa thiệt hại cho bà con nông dân.

1. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani )

Hình ảnh: Bệnh khô vằn

– Bệnh khô vằn thường gây hại chủ yếu ở bẹ lá và phiến lá.

– Bệnh phát sinh đầu tiên ở các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già dưới gốc.

– Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt. Sau đó lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây.

– Trên vết bệnh xuất hiện hạch nấm màu trắng (hạch non) hoặc màu nâu (hạch già).

– Hạch nấm hình thành trên vết bệnh có thể rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Hình ảnh: Hạch nấm bệnh khô vằn

2. Nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên cây lúa (Rhizoctonia solani)

2.1. Tác nhân gây bệnh khô vằn trên cây lúa

Xem thêm :  12 công dụng điều trị hiệu quả của cây bồ công anh

– Bệnh do nấm Rhizoctonia solani (thuộc lớp nấm trơ) gây ra.

2.2. Hình thái của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên cây lúa

– Hình dạng sợi nấm: phân nhánh vuông góc, hơi thắt lại gần điểm phân nhánh, có vách ngăn dần điểm phân nhánh.

– Hình dạng hạch nấm: Do các tế bào tràng hạt nén ép chặt. Xốp, không có sự phân hóa về cấu trúc giữa ruột và vỏ hạch.

2.3. Đặc điểm sinh học của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên cây lúa

– Nấm Rhizoctonia solani sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28 – 32 độ C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ <10 độ C và > 38 độ C.

– Hạch nấm Rhizoctonia solani hình thành nhiều ở 30 – 32 độ C, không hình thành ngưỡng nhiệt độ <12 độ C và >40 độ C.

– Ban đầu bệnh xâm nhiễm chủ yếu bằng hạch. Xâm nhiễm chủ yếu qua khí khổng bên trong bẹ lá. Có thể xâm nhập trực tiếp.

– Quá trình xâm nhiễm bệnh yêu câu ẩm độ cao (96 – 97%).

– Phổ ký chủ của bệnh tương đối rộng (khoảng 180 loài cây trồng).

2.4. Nguồn bệnh

– Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm trong đất, tàn dư (quan trọng nhất): có thể tồn tại nhiều tháng trên đất ruộng sau thu hoạch (ngập nước ngắn hạn vẫn có tới 30% số hạch giữ được sức sống).

– Sợi nấm tồn tại trên hoặc trong tàn dư cây bệnh hoặc cỏ dại.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh khô vằn trên cây lúa

– Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao (28 – 32 độ C) và độ ẩm cao (bão hòa hoặc có lượng mưa cao).

Xem thêm :  Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn đơn giản cho người mới

– Bệnh phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và mật độ cấy.

– Giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh có mực độ bệnh ít.

– Giai đoạn từ trỗ đòng đến chín sáp là thời kỳ bệnh nhiễm nặng nhất.

– Ở Miền Bắc, vụ mùa bị nặng hơn vụ Đông Xuân.

– Bón phân đạm nhiều, nhiều lần làm bệnh phát triển mạnh hơn. Bón Kali làm giảm mực độ nhiễm bệnh của cây.

4. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh khô vằn trên cây lúa

– Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.

– Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục. Nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa để bổ sung đầy đủ, cân đối cho lúa. Để cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, hạn chế được sự lây nhiễm bệnh.

– Bố trí hệ thống tưới tiêu hợp lý, không để mực nước quá cao trong trường hợp bị bệnh sẽ là điều kiện tốt để bệnh lây lan và phát triển mạnh.

– Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn. Tốt nhất phun khi bệnh mới phát sinh trên bẹ lá già kết hợp với rút cạn nước trên đồng ruộng. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Validacin, Monceren, Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt 250ND, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, A.v.tvil 5SC, Til calisuper 300EC … 

Xem thêm :  Phân biệt các loại ong cho mật - kinh nghiệm 20 năm ở rừng

NVKHNN- Trịnh Thị Khương


BỆNH KHÔ VẰN TRÊN LÚA VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ | Bảo Minh FE


THAM GIA GROUP ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN KĨ THUẬT HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI: https://www.facebook.com/groups/kythuatbaominh/
(KỸ THUẬT CÂY TRỒNG_ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG)
Bệnh khô vằn trên lúa là bệnh xảy ra rất thường xuyên, đối với bà con trồng lúa có thể nói là một nổi sợ. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cây lúa và có khả năng gây mất mùa.
BMFE gửi đến quý bà con cách để phòng và trị căn bệnh này hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Mời quý bà con cùng xem qua video.

Link sản phẩm:
Topvil: http://baominhagri.com/bmfetopvil111scnamhongthanthulemlephat

BMFE​ xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của công ty.
BMFE​ rất hân hạnh được chia sẽ, đồng hành cùng bà con trên con đường phát triển nông nghiệp.
CHẤTLƯỢNGLUÔNTIÊNPHONG​!
ĐỒNGHÀNHCÙNGNHÀNÔNG​
GIẢIPHÁPCHOCÂYTRỒNG
Website: https://baominhagri.com​
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/BM.Fertilizer​
Hotline: 0985 294 911 028 3 6259 5386

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button