Cây Xanh

Tất tần tật về phương pháp phòng và trị bệnh hồng lỵ ở heo

bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

benh-hong-ly-tren-heo-swine-dysentery 1Heo tiêu chảy lỏng

1. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae thuộc loại Gram (–), yếm khí, dài 6 – 8 µm, đường kính 320 – 380 mm, có tiêm mao nhỏ ở mỗi đầu tế bào xoắn khuẩn để dễ di chuyển.

Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nhưng có thể tồn tại nhiều tuần trong những chất hữu cơ ẩm ướt. Xoắn khuẩn gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể heo qua đường ăn, uống.

2. Triệu chứng

Bệnh thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính:

Thể cấp tính:
Heo sốt cao 40 – 40,5o độ C; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn.

Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám hôi thối.

Xem thêm :  Con dúi là con gì? đặc điểm, sinh sản, kỹ thuật nuôi dúi

benh-hong-ly-tren-heo-swine-dysenteryTiêu chảy phân đen.

Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.

Thể mạn tính:
Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính.

Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen.

Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước.

Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi.

3. Bệnh tích

  • Xác heo chết gầy còm, lông dựng, dính phân, hiện tượng mất nước thường gặp.
  • Tổn thương phù thành ruột già và màng treo ruột, trong khi ở ruột non không bị tổn thương.
  • Hạch lympho màng treo ruột sưng, thủy thũng nhẹ.
  • Niêm mạc ruột được phủ một lớp màng nhầy và sợi fibrin lẫn đốm máu.

benh-hong-ly-tren-heo-swine-dysentery 2Tổn thương trên niêm mạc ruột

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là tiêu chảy, màu phân, thể trạng heo), xác chết heo.

Phân biệt với các bệnh khác gây tiêu chảy trên heo như:

  • Bệnh cầu trùng heo.
  • Bệnh viêm dạ dày – ruột do virus.
  • Tiêu chảy do Salmonella.
  • Tiêu chảy do E. coli.
Xem thêm :  Cách trồng cây vú sữa trước nhà siêu đẹp, sai trĩu quả

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm (niêm mạc ruột già), hạch màng treo ruột để nuôi cấy phân lập hoặc quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae.
  • Có thể dùng phản ứng ELISA.
  • Xét nghiệm vi thể.

5. Phòng và trị bệnh

Khi phòng bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Quản lý cùng vào cùng ra theo lô, chuồng. Theo dõi heo mới nhập đàn, cách ly, cho ăn thức ăn trộn kháng sinh trong vòng 1 tuần trước khi nhập vào đàn heo của trại.
  • Sát trùng, vệ sinh và giữ khô ráo nền chuồng thường xuyên và nghiêm ngặt. Thiết kế nền chuồng đảm bảo độ dốc phù hợp để giữ khô nền chuồng.
  • Diệt chuột, nuôi nhốt chó ở khu vực riêng.
  • Bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin) vào trong thức ăn, trong vòng 1 tuần, vào những thời điểm nguy cơ (nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, thay đổi thức ăn,…) và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh.

Điều trị:

  • Thể cấp: Tiêm kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin) cho những ca nặng, bổ sung kháng sinh nói trên vào trong thức ăn hoặc nước uống với liều điều trị cho toàn đàn. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 – 2 tuần. Tăng cường vệ sinh, dọn dẹp sạch chất thải heo bệnh trong và ngoài chuồng. Nếu điều kiện chuồng trại cho phép thì nên chuyển heo qua chuồng trống đã vệ sinh tiêu độc. Tiến hành vệ sinh tiêu độc và để khô, trống chuồng trong vòng 15 ngày.
  • Thể mãn: bổ sung kháng sinh (tylosin, lincomycin, tiamulin, virginiamycin). Ở những trại mà có tình hình bệnh Hồng lỵ nghiêm trọng thì nên bổ sung kháng sinh bắt đầu từ lúc sau cai sữa và cho heo nái 1 tuần trước và sau khi sinh. Thời gian sử dụng kháng sinh 1 – 2 tuần. Vệ sinh tiêu độc, dọn sạch phân, chất thải trong và ngoài chuồng thường xuyên, nghiêm ngặt.
Xem thêm :  Cây hợp mệnh thủy

Naipet.com


PGS.TS PHẠM NGỌC THẠCH | KHẮC PHỤC BỆNH HỒNG LỴ Ở LỢN


chuyengiaphamngocthach tuvanchannuoi TưVấnChănNuôi PGS.TSphamngocthach ChuyênGiaPhạmNgọcThạch Tưvấntrựctuyến cacbenhthuonggaptrengiaxucgiacam cachxulydichbenhgiaxucgiacam
CHUYÊN MỤC TƯ VẤN CHĂN NUÔI TRỰC TUYẾN : https://www.youtube.com/playlist?list=PL89I4LmlX7S3IKuz9HmsHc6iSOv98iFpw
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG CHĂN NUÔI : https://www.youtube.com/playlist?list=PL89I4LmlX7S1AVJmOUx8jb8JqNUnFPIiI

Thông tin chi tiết liên hệ
? tuvanchannuoipnt@gmail.com
Fanpage PGS.TS Phạm Ngọc Thạch
https://www.facebook.com/PGS.TS.PHAM.NGOC.THACH
Youtube: Chuyên gia Phạm Ngọc Thạch
https://www.youtube.com/channel/UChFZFODvQmsMJHGuAfQ0zzA?view_as=subscriber

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Related Articles

Back to top button