Tổng Hợp

Địa chỉ quán bánh trôi tàu ngon nhất hà nội

Bùi Thủy

Vị ngọt dịu từ mật mía quyện chút cay của gừng già, thơm bùi của mè đen, ngậy ngậy của đậu phộng khiến ai cũng mê mẩn.

bánh trôi tàu từ lâu đã trở thành nét văn hóa ẩm thực của Hà Nội. Viên bánh nổi bồng bềnh trong lớp nước sóng sánh ngọt dịu xen lẫn vị cay cay của gừng. Bên ngoài bánh là lớp vỏ trắng, dẻo, mềm mịn, còn bên trong là lớp nhân vừa tròn đủ vị của mè đen và đậu phộng giòn.

Cách làm bánh trôi tàu đơn giản tại nhà - Hình 1

Trong thời tiết se lạnh, một chén bánh trôi tàu nóng khiến cho cả ‘ thế giới’ bống chốc thu lại trong thức quà dung dị, mộc mạc ấy. Ảnh: Bùi Thủy.

Khẩu phần: 4-5 suất

1. Nguyên liệu

Phần bột cho vỏ bánh

– 250gr bột gạo nếp

– 150ml nước ấm

– 1/8 muỗng cà phê muối

Phần nhân mè đen

– 1/2 chén hạt mè đen

– 1/2 chén đậu phộng

– 1/3 chén dừa nạo

– 1/2 chén đường (hoặc nhiều hơn tùy theo khẩu vị)

– 1/8 muỗng cà phê muối (thêm muối là cách làm cho các món chè nói chung trở nên đậm đà hơn)

– 2 thìa dầu ăn hoặc bơ lạt

Video đang HOT

Phần nước gừng

– 4 chén nước (1 lít)

– 1/4 chén gừng tươi (một nửa đập dập để nấu nước, một nửa cắt sợi nhỏ để rắc lên khi ăn)

– 3/4 chén mật mía là ngon nhất. Nếu không có thì sử dụng đường phên, hoặc cũng có thể sử dụng đường thốt nốt. Những loại đường này khi nấu lên tạo hương vị thơm nhẹ và màu hổ phách sóng sánh khá đặc trưng của bánh trôi tàu. Lượng đường có thể tăng, giảm theo khẩu vị của mỗi người.

Phần nước cốt dừa (tùy chọn theo sở thích):

– 200ml nước cốt dừa

– Chút đường (theo khẩu vị)

Bột năng/ hoặc bột sắn

Cách làm bánh trôi tàu đơn giản tại nhà - Hình 2

Bánh trôi tàu từ lâu đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Bùi Thủy.

2. Cách làm:

Cách làm phần nhân bánh: Mè đen rang chín, đậu phộng rang chín xát sạch vỏ lụa. Để lại một chút mè đen, chút đậu phộng rang giã sơ, cùng chút dừa nạo để rắc lên sau cùng khi thưởng thức. Có 2 cách làm nhân:

Cách truyền thống : Cho đậu phộng vào máy xay, tiếp đó cho mè đen vào xay mịn. Sau đó, cho hỗn hợp này vào chảo cùng đường, dừa nạo, thêm chút nước, muối và sên trên lửa nhỏ cho tới khi đường tan hết, rồi cho dầu ăn (hoặc bơ lạt) vào. Bạn sên cho tới khi đặc lại thành khối dẻo. Tắt bếp, để nguội và chia đều, vê thành các viên tròn đều nhau.

Cách làm khác : Cho tất cả hỗn hợp gồm mè đen, đậu phộng, dừa nạo, đường vào máy xay mịn. Sau đó, lấy hỗn hợp ra trộn với bơ lạt (nhiều chút tầm 3-4 thìa canh đã làm mềm) trộn đều, cho vào túi zip để vào ngăn đá ít nhất 2 giờ cho đông lại. Sau đó lấy ra, cắt thành từng viên, rồi vê tròn lại. Phần này nên chuẩn bị trước để khi làm lấy ra sẽ nhanh hơn.

Xem thêm :  thơ yêu đơn phương 4 câu | Hỏi gì?

Cách làm phần bột cho vỏ bánh : Trong một bát trộn to, cho bột nếp vào, từ từ đổ nước ấm vào từng chút một đồng thời nhào bột cho tới khi tạo thành khối dẻo mịn, không dính tay là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc phần bột lại và ủ từ 20-30 phút.

Lắp ráp bột và nhân : Bột sau khi ủ, chia thành các phần đều nhau, rồi vo tròn lại thành những quả bóng nhỏ, ấn dẹt đặt nhân vào giữa và vo tròn lại. Có thể tạo hình tròn hoặc hình bầu dục tùy theo sở thích.

Cách luộc bánh : Đun sôi nồi nước lớn. Nhẹ nhàng thả bánh vào luộc ở lửa vừa. Khi thấy bánh nổi lên thì vớt ra để vào một bát tô nước lạnh để chúng không dính vào nhau.

Cách làm nước gừng : Lấy một nồi khác, cho 4 chén nước vào cùng mật mía/hoặc đường phên cùng chút gừng đập dập cho thơm và đun sôi nhỏ lửa tầm 5-8 phút. Thỉnh thoảng hớt bọt để nước trong. Sau đó, vớt bánh đã luộc cho vào nồi nước gừng, đun sôi 1 phút cho vị ngọt thấm vào bánh, tắt bếp.

Trình bày : Múc 2-3 chiếc bánh trôi nóng ra bát, múc nước gừng vào, rắc thêm chút vừng đen, đậu phộng rang giã sơ, dừa nạo lên trên. Có thể thêm nước cốt dừa nếu thích. (Cách làm nước cốt dừa sánh đặc: Cho nước cốt dừa cùng chút đường (điều chỉnh theo khẩu vị) và bột năng vào nồi khuấy đều. Sau đó, bật lửa nhỏ vừa đun vừa quấy cho tới khi tạo thành hỗn hợp sánh đặc thì tắt bếp).

Bánh trôi tàu nên thưởng thức khi còn nóng.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán “vèo” gần 1000 viên bánh

Không biển hiệu hào nhoáng hay chỗ ngồi xa hoa, quán bánh trôi tàu trên phố Đê Tô Hoàng (Hà Nội) chỉ là một gánh bánh trôi giản dị, có mặt trên phố đã hơn 20 năm nay.

Bánh trôi tàu “đắt hàng” nhất là khi tiết trời chuyển mình từ thu sang đông, dù được bày bán ở góc phố hay có mặt trong thực đơn của nhà hàng ẩm thực thì nó vẫn giữ nguyên hình dáng đến nguyên liệu.

Những viên bánh trôi tàu ngập trong nước đường thơm mùi gừng đúng là tuyệt phẩm sinh ra để dành cho những ngày giá rét. Xắn nhẹ miếng bánh, húp thìa nước đường thơm mùi gừng, ấy là mùa đông đã về.

Ở Hà Nội có vô vàn quán bánh trôi tàu, từ Hàng Giầy, Hàng Cân, Hàng Điếu, Bạch Mai…với giá cả phải chăng, từ 15.000 đồng – 20.000 đồng/1 bát bánh trôi tàu gồm 3 viên bánh.

Xem thêm :  Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

Nhưng để tìm về hương dân dã, truyền thống của thức quà này thì không thể bỏ qua quán bánh trôi tàu trên đường Đê Tô Hoàng. Bởi có lẽ, chỉ khi ngồi ở những hàng quán ven đường hay đi sâu vào các ngõ ngách, vừa ăn vừa cảm nhận cái lạnh của tiết trời thì người ta mới thưởng thức được trọn vẹn hương vị tinh tế, dân dã của món ăn này.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 1

Không biển hiệu hào nhoáng hay chỗ ngồi xa hoa, quán bánh trôi tàu trên phố Đê Tô Hoàng chỉ là một gánh bánh trôi giản dị, có mặt trên phố đã hơn 20 năm nay. Chủ quán bánh tên Vân. Trước đây, cô Vân thường gánh hàng đi bán rong, mãi sau này mới về đây ngồi bán.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 2

“Đều như vắt tranh”, cứ 3 giờ chiều, cô Vân lại tất tả gánh nồi bánh ra địa điểm bán quen thuộc, nhiều khách quen đã ngồi chờ sẵn để thưởng thức.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 3

Đặt gánh hàng xuống, cô chủ đầu đã điểm bạc thoăn thoắt lau bát, lau thìa và múc bánh trôi cho thực khách. Khoảng 15 phút sau, khách bắt đầu đông nườm nượp.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 4

Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi ăn ở đây từ lâu lắm rồi, thường thì cuối tuần tôi mới đến tận nơi, còn ngày thường tôi hay đặt mua online. Vị mặn của nhân bánh với vị ngọt của nước gừng hòa vào nhau lại rất hợp, khiến người ăn không bị ngán mà đã ăn là nghiện luôn”.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 5

Thực khách ngồi quây quần bên nồi bánh, vừa thưởng thức vừa tò mò không hiểu vì sao cô chủ phân biệt được đâu là nhân mặn, đâu là nhân ngọt, bởi viên nào viên nấy đều tròn lẳn, y chang nhau.

Cô Vân nhanh nhảu giải đáp: “Bánh tôi làm ra, sao lại không biết được, trên mỗi viên bánh đều có những “ký hiệu” riêng chỉ mình tôi hiểu”.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 6

Cô Vân kế thừa nghề làm bánh trôi tàu truyền thống của gia đình chồng, ấy thế mà đã hơn 20 năm lưu giữ hương vị dân dã, đượm hồn Hà Nội mỗi độ đông về.

Quán chỉ bán từ 3h – 6h chiều. Ngày nào cô chủ cũng chuẩn bị sẵn 4 – 5 thùng bánh trôi tàu (tương ứng khoảng gần 1000 viên bánh), 1 thùng chè hoa cau, 1 thùng chè đỗ đen, 1 thùng chè sắn. Ngày nào cũng bán hết nhẵn.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 7

Bánh trôi của hàng cô Vân có 3 loại nhân: Nhân thịt nấm, nhân vừng đen và nhân đỗ xanh. Mỗi bát bánh trôi thường có 3 viên bánh thập cẩm, phủ thêm nước cốt dừa, mè đen rang thơm, đỗ lạc vỡ nhỏ và dừa tươi nạo sợi. Vị thơm của cốt dừa nhà làm và bùi bùi của mè đen, đỗ lạc sẽ làm miếng bánh trôi thêm vừa miệng.

Xem thêm :  Top trang web học tiếng pháp cho người mới bắt đầu năm 2021

Nguyên liệu để làm bánh trôi cũng dễ tìm, gần gũi: Gạo nếp, đỗ xanh, vừng đen, gừng già, đường, thịt lợn, nấm hương, mộc nhĩ.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 8

Vỏ bánh mịn mướt, dẻo, nhanh tan trong miệng. Thực khách nên thưởng thức chậm rãi để cảm nhận được cái ngọt bùi của đỗ xanh, vừng đen. Đưa một thìa bánh cùng thìa nước nước đường vào miệng, cổ họng sẽ nóng ran, cái nóng quyện với cái ngọt của nước đường đọng lại trong dạ dày, làm xua tan cái lạnh của mùa đông.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 9

Điều làm nên sự khác biệt ở mỗi quán bánh trôi tàu chính là nhờ vào hương vị của nước đường. Để nước đường ngon, thơm không lẫn vào đâu được, cô Vân phải chọn loại gừng già, nấu cùng đường mật mía để có màu mật ong. Nước bánh trôi tàu không quá ngọt mà có vị cay cay của gừng để át đi cái lạnh của mùa đông.

Ngoài bánh trôi tàu, hàng cô Vân còn có cả món chè sắn, chè đỗ đen, chè hoa cau. Chè sắn có thêm trân châu nhân dừa, chè đỗ đen và chè hoa cau nấu đặc sền sệt, Đặc biệt, chè hoa cau còn có xôi vò ăn kèm. Những món này tuy không bán “chạy” bằng bánh trôi tàu nhưng cô Vân vẫn nấu bán để khách có thêm lựa chọn.

Nồi bánh đặt trên bếp than hồng, sôi liu riu, khói nghi ngút, thơm lừng hấp dẫn. Mùi thơm cay cay, ngọt dịu của nước gừng khiến những người con xa xứ nhớ quê nhà mỗi khi đón mùa đông về.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 10

Chiều cuối tuần được quây quần cùng những người thân yêu bên nồi bánh trôi, vừa ăn thức quà dân dã vừa trò chuyện, dù là người Hà Nội hay du khách phương xa, chắc hẳn sẽ cảm thấy thêm yêu mùa đông nơi này.

Bên cạnh bánh trôi tàu, ở Hà Nội còn bán món bánh trôi chay quanh năm, đặc biệt vào dịp Tết Hàn Thực (mùng 3, tháng 3 âm lịch hàng năm). Những viên bánh tròn trắng trong, bọc nhân đường phên (đường mật mía) xếp ngay ngắn trên đĩa, có giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/đĩa.

Quán bánh trôi tàu không biển hiệu, 3 tiếng bán vèo gần 1000 viên bánh - Hình 11

Rảo bước trên những con phố Hà Nội trong buổi chiều mùa đông, mùi thơm của gừng già tỏa ra từ nồi bánh trôi tàu ở cuối phố cũng đủ khiến bạn cảm thấy ấm lòng hơn.



Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button