Tổng Hợp

Review top 8 quán bánh đa cua hải phòng ngon chuẩn vị 2021

Bánh đa cua là một trong những món ăn gắn bó lâu đời, trở thành niềm tự hào của người dân Hải Phòng. Dọc khắp đất nước hình chữ S có rất nhiều địa chỉ để bạn thưởng thức được món bánh đa cua, thế nhưng không đâu có hương vị chuẩn như vùng đất Hải Phòng.

Bánh đa cua – món ăn đạt kỷ lục châu Á

Bánh đa cua được ví như là biểu tượng riêng của người đất cảng, có mặt từ lâu đời ở Hải Phòng. Món ăn này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn vươn ra thế giới. Năm 2012 tại Faridabad (Ấn Độ), bánh đa cua hải phòng và một số món ăn khác ở Việt Nam như phở, gói cuốn, cơm cháy Ninh Bình… đã được công nhận trở thành Kỷ lục châu Á.

banh-da-cua-7

Bánh đa cua được ví như là biểu tượng riêng của người đất cảng. Ảnh: @immaiiiiii

Làng Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một trong những nơi đang lưu giữ truyền thuyết về món bánh đa cua. Trong chùa Lạng Côn, ngôi chùa cổ xây dựng từ thời Lý – Trần, có thờ hai vị thành hoàng làng là Chu Xích Công và Trần Quốc Thi. Truyền thuyết của hai vị thành hoàng làng cũng gắn với sự ra đời của món bánh đa nhúng (tiền thân của bánh đa cua) và món bánh đa nướng ngày nay.

banh-da-cua-1

Món bánh đa nhúng là tiền thân của bánh đa cua. Ảnh: Zing

banh-da-cua-2

Món bánh đa nướng ngày nay có nguồn gốc từ làng Lạng Côn. Ảnh: Blog BeeMart

Lịch sử của làng ghi lại, vào thế kỷ 10, ông Chu Xích Công (người Hoa) đến mở trường học ở làng Lạng Côn. Sau này ông được vua Lê Hoàn tiến cử vào triều làm tướng. Khi cuộc chiến tranh Đại Việt – Chiêm Thành (vương quốc cũ của người Chăm Pa, sau này sát nhập vào Đại Việt) diễn ra, ông đươc theo nhà vua đi đánh trận. Vì thời gian chinh chiến lâu dài nên ông đã chế tạo ra một loại lương khô đặc biệt làm từ gạo đó chính là bánh đa. Bánh đa chỉ cần nhúng vào nước sôi, thêm chút muối là đã có thể ăn lại có thể bảo quản được rất lâu. Khi thắng trận trở về làng, ông đem công thức làm món bánh đa để dạy cho dân làng. Vì thế nên khi ông mất, dân làng tôn làm Thành hoàng làng lập miếu thờ.

Đến thế kỷ 13, ông Trần Quốc Thi là một vị quan nhà Trần đã giúp dân làng Lạng Côn mở mang nông nghiệp, dựng trường học ở làng. Món bánh đa được ông kế thừa, chiến biến dễ dàng và ngon miệng hơn. Trong cuộc chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt (tên trước đây của Việt Nam), ông Trần Quốc Thi đã đóng góp lương thực cho nhà Trần, sau khi ông mất cũng được người dân đưa vào miếu thờ như một vị Thành hoàng làng.

Xem thêm :  Tìm hiểu ý nghĩa về tên các loại lan rừng quý hiếm phổ biến hiện nay tại Việt Nam

banh-da-cua-4

Bánh đa tiện lợi vì chỉ cần nhúng vào nước là đã có thể ăn. Ảnh: Bách Hóa Xanh

Trải qua nghìn năm phát triển, món bánh đa ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên khắp Việt Nam. Dần dần món này được chế biến bằng nước nấu cua thay vì nước sôi, thêm nhiều gia vị cùng các loại rau để tạo ra bánh đa cua Hải Phòng.

banh-da-cua-5

Bánh đa được chế biến thành bánh đa cua với nhiều nhân và màu sắc bắt mắt. Ảnh: VietTourist

Nguyên liệu đa dạng của món bánh đa cua

Nguyên liệu làm nên món bánh đa cua đều dễ dàng thấy được ở đồng bằng Bắc Bộ như cua đồng, lá lốt, rau muống,.. Một bát bánh đa cua đúng vị Hải Phòng phải đảm bảo được ba nguyên liệu chính: bánh đa đỏ, cua đồng và rau muống. Trên bát bánh đa cua có sự hội tụ cả ngũ hành âm dương, từ màu nâu đỏ của sợi bánh đa, màu xanh của các loại rau muống, màu vàng của gạch cua, màu đỏ của ớt và của cà chua.

banh-da-cua-6

Trên bát bánh đa cua có sự hội tụ cả ngũ hành âm dương. Ảnh: @eatwpeach_

Món bánh đa cua quan trọng nhất trong việc chọn cua nấu nước dùng. Cua được chọn là cua đồng cái vì sẽ cho nhiều thịt, nhiều gạch hơn. Tiếp đến là chọn bánh đa, nên dùng bánh đa đỏ thay vì bánh đa trắng (ở Hải Phòng có hai loại bánh đa trắng và đỏ). Dù được gọi là bánh đa đỏ nhưng màu sắc thường thấy là màu nâu đậm.

Bánh đa đỏ được làm từ bí kíp gia truyền của người dân Hải Phòng. Hiện nay vùng Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành Hải Phòng là nơi sản xuất bánh đa đỏ chất lượng nhất, cung cấp cho các quán ăn ở Hải Phòng và còn ra nhiều vùng khác. Những hạt gạo phải được chọn lựa kĩ càng sau đó phơi già nắng mới đem về vùng làm bánh đa. Người thợ sẽ đem gạo đi ngâm nước trong nhiều giờ sau đó xay nhuyễn, đổ thêm nước để tạo thành bột sánh mịn. Bột được hòa thêm đường phèn hoặc bột gấc chín tạo màu đỏ, sau đó là dàn mỏng bột, tráng chín và cắt sợi, xếp lên phên tre, phên nứa mang đi hong nắng, tráng sương. Bánh đa phải được phơi dưới nắng vì người dân cho rằng ánh nắng mặt trời như là tinh hoa đất trời giúp cho món ăn trở nên ngon miệng hơn.

banh-da-cua-8

Bánh đa được phơi nắng, tráng sương. Ảnh: Vinacel

Bánh đa nhúng thông thường là loại được phơi một nắng, một sương. Tức là nếu bánh đa được làm trong đêm sẽ phơi đón sương rồi đến phơi nắng; nếu bánh đa làm ban ngày thì phơi nắng đến đêm sương rồi mới thu vào. Phải như vậy sợi bánh mới dẻo dai, không bị nhũn khi nhúng. Người ta gọi đây là bánh đa tươi. Còn bánh đa khô được phơi khô cong, thường để dùng đóng gói đem đi xa, bảo quản được lâu nhưng hương vị lại không được như bánh tươi.

Xem thêm :  Những bộ truyện tranh thiếu nhi nhật bản hay nhất mọi thời đại

banh-da-cua-9

Bánh đa khô được phơi khô cong thường để dùng đóng gói đem đi xa. Ảnh: Bách Hóa Xanh

Một số nguyên liệu khác không thể thiếu khi làm món bánh đa cua là xương ống, tôm nõn, gia vị để nấu nước riêu cua. Kèm theo là một số loại rau và không thể thiếu rau muống giòn. Rau muống ăn bánh đa thường là rau muống cọng to được chẻ nhỏ.

banh-da-cua-10

Rau muống ăn kèm không thể thiếu với món bánh đa cua. Ảnh: di_di_94

Cách nấu bánh đa cua cầu kỳ

Bước đầu tiên khi nấu bánh đa cua là làm riêu cua và nước dùng. Cua đồng được chọn kĩ, làm sạch rồi bóc bỏ mai và yếm, phần thân cua cho vào cối giã nhuyễn. Khi giã thịt cua cho thêm ít muối và đổ nước vào, gạn lấy nước thịt cua. Sau đó, phần xác cua lọc qua rây để lấy nước, công đoạn này lặp lại một đến hai lần để lấy được hết nước cốt từ cua.

banh-da-cua-11

Phần xác cua lọc qua rây để lấy nước. Ảnh: Điện máy XANH

Phần nước đã lọc được đặt lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều và nhẹ tay để cho thịt cua không bị bám ở dưới nồi. Đun cho đến khi thịt cua nổi lên và kết thành tảng, sau đó vớt ra bát. Nước ở trong nồi tiếp tục cho me vào, khi chín nổi thì vớt ra, dầm me để lấy phần nước chua và đổ vào nồi nước dùng. Sau đó nêm nếm gia vị, mì chính, bột nêm, mắm muối vừa khẩu vị ăn.

Cho dầu ăn vào chảo, phi cùng hành khô và cho phần gạch cua lấy được ở mai cua vào xào nhanh. Tiếp tục cho cà chua vào chảo và đảo cho chín, kế tiếp cho cà chua vào nồi nước dùng. Khi nước đã sôi, cho bánh đa đỏ vào bát cùng một số loại rau đã chần qua như rau muống, rau cần. Bánh đa đỏ sẽ được nhúng qua với nước sôi, cuối cùng cho nước dùng vào là hoàn thành bát bánh đa cua. 

banh-da-cua-12

Bát bánh đa cua hoàn chỉnh có phần thịt cua nổi lên. Ảnh: _huyenmi

Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của nước dùng đậm đà gạch cua cùng sợi bánh dai dai thơm mùi gạo, miếng chả lá lốt ngậy béo cùng rau muống giòn ngon tuyệt vời. Hương vị tổng hòa của các nguyên liệu khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

Mỗi bát bánh đa cua chỉ có giá từ 25.000 – 50.000VNĐ nhưng vừa bắt mắt cả về hình thức lại vừa hấp dẫn về hương vị.

Xem thêm :  Cách làm cá kèo kho tiêu đậm vị thơm ngon đúng chuẩn nam bộ

Bánh đa cua – món ăn ý nghĩa với người dân Hải Phòng

Có rất nhiều nơi làm được món bánh đa cua nhưng nếu được thưởng thức ở Hải Phòng bạn sẽ thấy hương vị rất khác. Bánh đa cua ở đây chứa đựng “hương vị quê hương” với những bí quyết đặc trưng để làm nên bánh đa đỏ dai mềm. Người Hải Phòng có thể ăn bánh đa cua quanh năm, vào mọi thời điểm trong ngày mà không ngấy. Nếu ăn vào mùa hè sẽ cảm thấy mát mẻ nhờ màu xanh của rau muống. Vào mùa đông, một bát bánh đa cua nóng lại khiến lòng người ấm áp hơn. Đó chính là lý do mà các cửa hàng bánh đa cua có mặt ở khắp nơi trên vùng đất Hải Phòng, từ các cửa hàng sang trọng đến các ngõ ngách. Cũng vì thế mới có câu thơ về bánh đa cua Hải Phòng:

“Về Hải Phòng để ăn canh bánh đa

Nhớ thương Cát Dài, đợi chờ Cát Cụt…”

banh-da-cua-13

Bánh đa cua có mặt ở khắp nơi trên đất Hải Phòng. Ảnh: Thethaovanhoa.vn

Các địa chỉ ăn bánh đa cua ngon

Bánh đa cua bể

Đây là một trong những quán bánh đa luôn đông khách ở Hải Phòng. Bát bánh đa được chế biến với công thức gia truyền riêng với các nguyên liệu đi kèm như chả lá lốt, chả cá, rau muống và không thể thiếu đó là ít hành phi. Đặc biệt ở đây không dùng mì chính để tạo độ ngọt mà dùng hương vị ngọt được chế biến từ cua biển.

Địa chỉ: 195 Cầu Đất, P. Cầu Đất,  quận Ngô Quyền, Hải Phòng

banh-da-cua-14

Bánh đa cua bể ở 195 Cầu Đất. Ảnh: @dingolong

Bánh đa cua Kỳ Đồng

Bát bánh đa cua thập cẩm ở đây được nấu từ sườn hầm cùng chả giò rán vàng, chả lá lốt. Nước dùng trong vắt thơm mùi xương và mùi cua đồng.

Địa chỉ: 26 Kỳ Đồng, Hồng Bàng, Hải Phòng

banh-da-cua-16

Bánh đa cua Kỳ Đồng được yêu thích – Ảnh: trag.bui

Bánh đa cua Lạch Tray

Bát bánh đa cua với giá 30.000 đồng đầy đủ chả lá lốt, chả viên, tôm, chả cá, tóp mỡ, hành phi. Nếu muốn tăng thêm hương vị, bạn có thể gọi thêm món quẩy. Tuy nhiên quán chỉ mở từ chiều đến đêm.

Địa chỉ: 48 Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng

banh-da-cua-15

Bát bánh đa cua với đầy đủ nhân. Ảnh: Focus Asia Travel

Bánh đa cua không chỉ là một món ăn đem lại sự phát triển kinh tế cho vùng đất Hải Phòng mà còn là một món ăn độc đáo để khi thưởng thức rồi du khách sẽ nhớ mãi không quên.


Làm bánh đa cua Hải Phòng hương vị khó quên_Bếp Hoa


Cac bạn hãy like và subcribe để đón xem những món ăn hấp dẫn tiếp theo nhé ! ^^ Cảm ơn các bạn?
https://m.facebook.com/bep.hoa.332
music
Dont look back_Jonny Easton

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button