Kỹ Năng Sống

Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước: phương pháp của darwin sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định lớn

Bạn đang xem: bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước: phương pháp của darwin sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định lớn Tại Website chongthamvietnam.vn

Đừng sợ hãi! Khoa học sẽ khiến bạn không còn bối rối giữa ngã ba đường của các lựa chọn.

Vào tháng 7-1938, Charles Darwin, khi đó 29 tuổi, đang ngồi suy nghĩ về một quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời ông mãi mãi. Điều trớ trêu là ông không vật vã đấu tranh tư tưởng về vấn đề khoa học nào đó mà là về chuyện có nên kết hôn hay không.

 

Ngày nay, nhiều người đã biết đến phương pháp đưa ra quyết định của Darwin: Ông tạo ra một danh sách những ưu điểm và khuyết điểm. Dưới tiêu đề “không kết hôn”, ông ghi ra những lợi ích của người chưa vợ, bao gồm “có thể thoải mái trò chuyện cùng với những người đàn ông thông minh ở các câu lạc bộ”. Còn dưới nhan đề “kết hôn”, ông liệt kê đến chuyện sẽ làm cha các đứa trẻ  (nếu điều đó làm Chúa vui lòng) và “sức lôi cuốn của các câu chuyện phiếm”.

Ngay cả khi một số giá trị của Darwn dường như đã lỗi thời nhưng chúng ta vẫn thấy điều gì đó thân thuộc. Gần hai thế kỷ sau, thậm chí khi mọi thứ trên thế giới này đã thay đổi, danh sách những điều lợi và không lợi có lẽ vẫn là một kỹ thuật hay được dùng để đưa ra phương án giải quyết cho một phức tạp. Vậy tại sao khoa học về cách đưa ra lựa chọn lại không phát triển?

Thực tế, môn khoa học này từng có nhiều bước tiến nhưng những kiến thức về lĩnh vực này lại không được đánh giá cao. Trong nhiều thập kỷ qua, lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi nhiều chất xám này đã mang đến cho chúng ta một bộ công cụ nhằm đưa ra một lựa chọn tốt hơn. Khi bạn đối mặt với một quyết định phức tạp, cần đến nhiều thời gian, một quyết định mà hậu quả của nó có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ, bạn sẽ không còn bị giới hạn trong danh sách đơn giản của Darwin nữa.

Đương nhiên, không có công cụ mới nào có thể mang đến giải pháp cho mọi quyết định mà bạn đối mặt. Chúng là những lời thúc giục, nỗi đau, cú thúc. Chúng có thể giúp bạn nhìn ra tình trạng hiện tại từ nhiều góc độ mới để hình dung ra cách giải quyết, cân nhắc giữa các lựa chọn nhằm tìm ra phương án tinh tế hơn. Mặc dù không có thuật toán rõ ràng nào có thể đưa ra lời giải nhanh chóng cho các quyết định khó khăn nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn có thể tìm ra những quyết định sáng suốt hơn khi thực hiện các thuật toán đó.

Phát hiện đáng kể nhất trong cuộc nghiên cứu này là nhận ra tầm quan trọng của các lựa chọn khác nhau tuỳ theo diễn biến hành động bạn đang cân nhắc. Vào đầu những năm 1980, Giáo sư Trường Đại học kinh doanh Paul Nutt phân loại các quyết định mang tầm cỡ toàn cầu theo cách một nhà sinh học có thể làm với các loại rau đang trồng trong rừng. Ở nghiên cứu ban đầu được xuất bản vào năm 1984 của mình, ông đã phân tích 78 quyết định của các nhà quản lý cấp cao tại một loạt các tổ chức công và tư ở Mỹ và Canada: các công ty bảo hiểm, cơ quan chính phủ, bệnh viện, công ty tư vấn.

Xem thêm :  +221 bài thơ hay buồn ý nghĩa, đong đầy cảm xúc

Phát hiện nổi bật nhất trong công trình nghiên cứu của Giáo sư Nutt là: chỉ có 15% các quyết định ông nghiên cứu có tính đến một phương pháp giải quyết dự phòng ngoài cách xử lý đã có sẵn. Trong một nghiên cứu sau đó, ông phát hiện ra 29% các nhà chiến lược tại những tổ chức đó từng đề ra thêm một vài phương án thay thế.

Điều này dẫn đến một chiến lược tệ hại. Trong suốt nhiều năm, Giáo sư Nutt và các cộng sự đã chứng minh được mối tương quan chặt chẽ giữa số lượng các phương án giải quyết dự phòng và tính hiệu quả của các quyết định đó. Ở một trong các nghiên cứu của mình, Giáo sư Nutt đã nhận ra rằng, 50% những người chỉ đưa ra một giải pháp thường thất bại. Trong khi đó, hai phần ba các quyết định có ít nhất hai giải pháp trở lên lại thường thành công.

Kết quả thật rõ ràng: Nếu tự bản thân bạn lập ra được bản đồ cho câu hỏi “có hay không” thì việc đứng giữa ngã ba đường không khiến bạn phải loay hoay với câu hỏi “đi về hướng nào đây”.

Vậy đâu là cách tốt nhất để tìm ra lối đi cho bản thân? Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng, nếu có thể, bạn nên phân loại các nhóm người tác động đến quyết định của bạn. Cách đây khoảng một thập kỷ, nhà tâm lý học xã hội Samuel Sommers đã tiến hành một loạt các thí nghiệm mô phỏng về tình huống một ban bồi thẩm đoàn tranh luận và đánh giá các bằng chứng thu thập được trong một vụ tấn công tình dục.

Một vài bồi thẩm đoàn là người da trắng, các bồi thẩm đoàn khác lại là người đa chủng tộc. Điều đáng chú ý là, các bồi thẩm đoàn mang trong mình nhiều dòng máu thường thể hiện nhiệm vụ của họ tốt hơn. Họ xem xét đến phần diễn giải của các bằng chứng, ghi nhớ thông tin về vụ việc này chính xác hơn và tham gia bàn bạc một cách nghiêm túc và kiên nhẫn hơn.

Các nhóm thuần chủng – dù họ cùng dân tộc, giới tính hoặc có chung một số quan điểm chính trị – có xu hướng đưa ra quyết định quá chóng vánh. Họ giải quyết mọi việc theo một kịch bản và không đặt câu hỏi nghi vấn vì dường như mọi người đều nhất trí với phần giải thích.

Một nghiên cứu vào năm 2008 do Giáo sư Katherine Phillips sử dụng cách thức điều tra tương tự, đã tiết lộ một khám phá dường như đi ngược lại với lẽ thường: Mặc dù nhóm người mang nhiều dòng máu có khả năng tìm ra chân lý tốt hơn nhưng họ cũng kém tự tin vào những quyết định mình đưa ra. Họ đều dễ có xu hướng gật đầu chấp nhận và cởi mở với những ý kiến sai lầm. 

Một khi bạn có nhiều phương án thay thế, làm thế nào để bạn đánh giá được chúng? Vào những năm 1970, một nhóm chuyên gia đã đề xuất cách tiếp cận liên quan đến việc tưởng tượng ra ba loại môi trường tương lai khác nhau cho mỗi lựa chọn: Kết hợp một câu chuyện mà ở đó mọi thứ trở nên tốt hơn, một câu chuyện mà ở đó mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và một câu chuyện, nơi khiến mọi thứ trở nên kỳ quặc hơn.

Kể chuyện là thứ gì đó chúng ta làm theo bản năng khi chúng ta phải đưa ra một quyết định lớn lao. Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc rời bỏ thành phố và chuyển đến sinh sống ở vùng ngoại ô thì bạn sẽ hay nhắc đến các câu chuyện về cuộc dạo chơi, đi bộ quanh nhà cùng gia đình, các trường học của chính phủ có chất lượng tốt hơn và một khu vườn ở sân sau. Sai lầm chúng ta hay mắc phải là gì ư?

Xem thêm :  Thơ cà phê sáng chủ nhật hay ❤️ chùm thơ cafe chủ nhật

Đầu tiên, chúng ta hiếm khi dành thời gian để phân tích kỹ lưỡng về tất cả các lực lượng tạo ra câu chuyện; và thứ hai, chúng ra hiếm khi bận tâm đến việc tạo ra các câu chuyện đa chiều. Câu chuyện mở ra theo cách nào nếu bọn trẻ không thích những người bạn mới cùng lớp hoặc nếu một số thành viên gia đình thích lối sống kiểu mới. Trong khi đó, những người còn lại luôn nhớ đến những người bạn cũ và cuộc sống ở chốn phồn hoa đô thị?

Nhà tâm lý học Gary Klein đã phát triển một biến thể của kỹ thuật này. Ông gọi nó là “trước khi chết”. Ở tình huống điều tra về nguyên nhân cái chết, Tiến sĩ Klein đã yêu cầu người lên kế hoạch hãy tưởng tượng rằng, đó là một thời điểm trong tương lai và rằng kế hoạch của họ đã được thực hiện nhưng thất bại. Đó là tất cả những gì họ biết; họ phải giải thích tại sao họ lại thất bại”.

Theo kinh nghiệm của Tiến sĩ Klein, chiến lược này tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều khi tìm ra những sai sót tiềm ẩn trong mỗi quyết định. Một loạt các thói quen nhận thức tệ hại – từ suy nghĩ nhóm đến khuynh hướng xác nhận – có xu hướng khiến chúng ta không nhìn thấy những cạm bẫy đã được giăng sẵn phía trước. Dù bạn có luôn tự hỏi bản thân rằng: “Liệu có bất kỳ sai sót nào ở kế hoạch mà chúng ta chưa lường tới không?” thì điều này vẫn chưa đủ sức giúp chúng ta tránh được sai lầm. Thông qua việc thúc ép bản thân mường tượng ra các viễn cảnh mà quyết định của bạn có thể là thảm hoạ, bạn có thể suy nghĩ về giải pháp cho những điểm mù và cảm giác tự tin có thể dẫn đến sai lầm.

Một khi bạn thực hiện tất cả những điều này, bạn sẽ có quyết định cho chính mình. Trong một số trường hợp, vượt qua các giai đoạn ban đầu của việc đưa ra quyết định sẽ đưa bạn trở thành người giành chiến thắng. Nhưng nếu quyết định này vẫn là điều khó khăn thì giai đoạn cuối có thể được hoàn tất nhờ sự trợ giúp của điều gì đó được gọi là mô hình có giá trị – một phiên bản trần trụi và mạnh mẽ hơn của danh sách ủng hộ và chống đối.

Đầu tiên, bạn hãy viết ra những điều có giá trị quan trọng nhất với bạn. Suy nghĩ về lựa chọn của Darwin về việc liệu có nên kết hôn hay không. Những giá trị mà quyết định này mang đến là tự do, sự đồng hành, những cuộc trò chuyện thông minh với những người đàn ông tại các quán bar và là cha của trẻ con. Tiếp đến, bạn hãy nghĩ đến giá trị của những điều phía trên, bạn sẽ thấy mình nhận được rất nhiều giá trị quý giá cho quyết định này. Nếu dùng toán học để nhìn nhận, bạn sẽ đặt ra một loạt giá trị từ 0 đến 1. Nếu một cuộc trò chuyện thông minh không có ý nghĩa quan trọng với bạn, bạn có thể cho nó 0,25 điểm, trong khi đó, viễn cảnh có con sẽ mang đến những điều tuyệt vời cho bạn thì bạn có thể ghi vào mục này 0,9 điểm.

Xem thêm :  Top 9 bài phân tích 12 câu đầu trao duyên siêu hay

Với các giá trị đã được đánh giá điểm số, bạn có thể hình dung ra viễn cảnh cho các lựa chọn mà mình đưa ra. Bạn cho điểm từng lựa chọn liên quan đến cách nó giải quyết mỗi giá trị cốt lõi như thế nào, dựa trên thang điểm từ 1 đến 100. Mặc dù bạn dành điểm số rất thấp cho việc có em bé nhưng với Darwin, số điểm đó vẫn cao hơn cuộc đấu khẩu.

Hạn chế chủ yếu của danh sách ưu điểm và khuyết điểm nằm ở chỗ, chúng ta chỉ đơn thuần ghi lại những hiểu biết về quyết định hiện tại và không nhìn nó dưới góc độ mới mẻ nào cả. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Thomas Schelling từng nói rằng: “Dù những phân tích và trí tưởng tượng của anh ta có nghiêm túc đến đâu đi chăng nữa thì thứ mà một người không thể làm là đưa ra một danh sách mà anh ta không bao giờ thực hiện được”.

Và đứng trước những lựa chọn khó khăn, chúng ta phải thực hiện những bước nhảy giàu trí tưởng tượng nhằm khám phá ra lối đi và chạm đến những kết quả mới mà chúng ta chưa bao giờ hình dung ra. Những công cụ mới chỉ đơn giản giúp chúng ta nhìn mọi việc rõ ràng hơn từ nhiều góc độ khác nhau mà thôi.

Theo The New York Times

Minh Phương


Bông Mua Tím | Hoàng Diễn & Hữu Toán Bolero Tik Tok (Bâng khuâng đứng hàng ba nhìn ra …)


Bông Mua Tím | Hoàng Diễn \u0026 Hữu Toán Bolero Tik Tok (Bâng khuâng đứng hàng ba nhìn ra …)
Sáng Tác : Hà Phương
Organ : Tấn Tài Keybroad
Thu \u0026Mix : Hoàng Diễn \u0026 Nguyễn Phong
Nguồn Tik Tok : https://vt.tiktok.com/ZSJmwV7Ve/
BÔNG MUA TÍM
Bâng khuâng đứng hàng ba nhìn ra nơi bờ sông vắng
Ôi đêm lắng chìm sâu nhớ thương làm bạc mái đầu
Từ khi lên xe hoa đi theo chồng về miệt xứ xa
Cây mua buồn còn có trổ hoa hay đã tàn vì xa cách xa.
Mang nỗi nhớ dòng sông chìm trong một màu mua tím
Nơi hẹn ước cùng nhau với bao nụ hoa kỷ niệm
Tìm ra đâu hương xưa giữa khung trời đầy mây gió mưa
Gót son mềm còn có ai đưa nghe hắt hiu lều tranh gió lùa.
Hò ơi! Con chim manh manh đậu phải cành chanh
Trái ngang mà lỡ bước nên đành xa cách nhau
Vẫy tay một mối duyên đầu
Ngờ đâu ký bước qua cầu đắng cay.
Gửi nửa mảnh tình sai về nơi phương trời xa ấy
Thương biết mấy là thương bến xưa còn ai ngóng chờ
Người ơi! Nơi xa xăm có hiểu lòng người xưa đó không?
Bông mua tàn rụng rớt ven sông cho xót xa một kiếp má hồng.
Hoàng Diễn xin gửi lời chào đến quý vị và các bạn yêu thích nhạc Dân Ca Trữ Tình \u0026 Bolero
Nơi đây Hoàng Diễn sẽ cập nhật những bài hát dân ca miền sông nước và bolero
Mong được sự ủng hộ từ mọi người

❖ Nếu bạn yêu thích kênh hãy để lại 1 Subscribe nhé!!!
► Đăng ký kênh ngay: https://bit.ly/3c3GmPv
►Facbook : https://bit.ly/2RXxHqS
►TikTok : https://vt.tiktok.com/ZSJmUJPv9/

© Bản quyền thuộc về HOÀNG DIỄN Bolero \u0026 Yo Music . Vui lòng không đăng tải lại dưới bất kì hình thức nào.
© Copyright by Hoang Dien Bolero \u0026 Yo Music ☞ Do not Reup!
HoàngDiễnBolero HoàngDiễnTikTok HoàngDiễnKaraoke HoàngDiễnOfficical

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button