Tổng Hợp

Bảng chấm công trên excel 2018

Bảng chấm công trên excel 2018 – Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Hôm nay, mình xin chia sẻ bảng chấm công trên excel 2018, giúp các bạn kế toán hay nhân sự dễ dàng tạo được mẫu bảng chấm công bằng excel đẹp mắt, download mẫu chấm công theo ngày, theo ca,…

Mẫu bảng chấm công trên Excel 2018 được thiết kế theo đúng lịch năm 2018, đã cập nhật các ngày nghỉ lễ tết theo lịch nghỉ lễ, tết được công bố.

  • Phương pháp và trách nhiệm ghi:

– Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.
– Hàng ngày tổ trưởng (trưởng ban, phòng, nhóm…) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong cột từ cột 1 đến cột 31 (tức từ ngày 1 đến ngày 31 trong những tháng có 31 ngày) theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
– Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận sẽ ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.
– Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Xem Thêm :   21 Tài Liệu Python Cơ Bản Đến Nâng Cao Cập Nhật 2021

Các bạn đang xem bài viết:

  • Phương pháp chấm công:

Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
– Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,… thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
***Cần chú ý 2 trường hợp: 
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ, làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội Họp.
+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm “NB” và vẫn tính trả lương thời gian.

Từ khóa liên quan: Bảng chấm công trên excel 2018, bảng chấm công bằng excel đẹp mắt, download bảng chấm công 2018, download bảng chấm công 2017, mẫu bảng chấm công theo ca, bảng chấm công 2017, download bảng chấm công 2017

Có thể bạn quan tâm: 

*** Trả lương theo thời gian:

Thời gian tính và trả lương có thể theo tháng, ngày hay giờ. Nhưng DN hiện nay chủ yếu tính và trả lương theo tháng.

Cách tính 1:

Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / ngày công chính xác của tháng * số ngày làm việc thực tế

Cách tính 2:

Lương tháng = (lương + phụ cấp nếu có) / 26 * số ngày làm việc thực tế

Ở cả 2 cách tính lương tháng ở trên chỉ khác nhau ở số ngày công chính xác của tháng. Hoặc cố định 1 ngày ở tất cả các tháng tính lương.

Ví dụ:

ở công thức 1 nếu tính lương cho tháng 1 thì số ngày công chính xác là 27 (trừ 4 ngày chủ nhật). Còn tháng 2 thì số ngày công chính xác của tháng là 24 ngày (trừ 4 ngày chủ nhật). Còn cố định ở công thức 2 thì luôn lấy con số 26 làm số ngày công chuẩn trong tháng.

Với cách tính 1: NLĐ nghỉ bao nhiêu ngày thì bị trừ số lương tương ứng với số ngày nghỉ không hưởng lương theo công thức:

Lương bị trừ khi nghỉ không lương = Lương tháng – lương tháng / ngày công chính xác của tháng * số ngày nghỉ không lương

Với cách tính 2: NLĐ sẽ cân nhắc nên nghỉ tháng nào để tiền lương của họ ít ảnh hưởng nhất. Ví dụ: nghỉ 2 ngày trong tháng 1 thì trong công thức sẽ nhân với con số 25. Còn nghỉ 2 ngày trong tháng 2 thì trong công thức sẽ nhân với con số 22.

Ví dụ: 

Tháng 1/N có 31 ngày, nghỉ 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm. DN trả lương cho công nhân A là 5 triệu đồng (nếu đi làm đủ 27 ngày)

Nếu tính lương theo cách 1:

Lương tháng = 5.000.000/27*27 = 5.000.000

Nếu tính lương theo cách 2:

Lương tháng = 5.000.000/26*27 = 5.192.308

Hai cách tính này có cho 2 kết quả khác nhau nếu giả sử các yếu tố tính lương giống nhau. Vì vậy, DN tính lương cho NLĐ theo cách nào. Thì phải ghi rõ trên hợp đồng lao động hoặc quy chế lương, thưởng của DN.

*** Trả lương theo sản phẩm:

Đây là hình thức trả lương phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ theo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm hoặc theo công việc đã hoàn thành. Hình thức này nhằm khuyến khích NLĐ làm việc thế nào cho hiệu quả, nâng cao năng suất lao động cho DN thì mới được hưởng nhiều lương.

Lương sản phẩm = Sản lượng SP * đơn giá SP

*** Trả lương khoán:

Là hình thức trả lương theo mức độ hoàn thành công việc của khối lượng công việc được giao.

Lương khoán = Mức lương khoán *% hoàn thành công việc

*** Trả lương theo doanh thu:

Là hình thức trả lương mà thu nhập của NLĐ được hưởng. Tương ứng với doanh số đạt được thỏa mãn mục tiêu doanh số mà DN đặt ra. Hình thức này thường áp dụng cho các nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,…Hình thức này cũng làm động lực cho NLĐ tích cực hơn trong công việc của mình.

*** Kỳ hạn trả lương cho NLĐ:

NLĐ hưởng lương theo thời gian là giờ, ngày, tuần. Thì được trả lương sau thời gian hoàn thành công việc. Có thể được trả gộp lại. Và phải có sự thoả thuận của 2 bên. Nhưng tối đa 15 ngày phải được trả gộp 1 lần.

NLĐ hưởng lương thời gian là tháng thì hạn được trả lương là 1 tháng 1 lần hoặc có thể nửa tháng 1 lần.

Còn các hình thức trả lương khác như trả lương theo sản phẩm, khoán, doanh thu. Thì kỳ hạn trả lương theo thoả thuận giữa 2 bên DN và NLĐ được trả lương.

Link download: Các bạn tải file miễn phí tại đây nhé!

1

/

5

(

1

bình chọn

)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp
Xem thêm :  KỸ THUẬT NUÔI TẮC KÈ, TÀI LIỆU NUÔI TẮC KÈ

Related Articles

Back to top button