Kỹ Năng Sống

7 bài tổ quốc nhìn từ biển

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 4

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 3

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 2

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 1

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển đầy đủ nhất.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 1

Bạn đang xem: 7 bài Tổ quốc nhìn từ biển

Câu 1:

a. Ý nghĩa của từ “bão giông” ?

A, Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên.

B, Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển.

C, Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước.

Đáp án: B

b. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

Trả lời:

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

Câu 3: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ phép điệp trong đoạn thơ ?

Trả lời:

– Điệp từ: Nếu, Tổ Quốc, biển.

Xem thêm :  Soạn bài lớp 8: hành động nói

– Điệp cấu trúc:

“Nếu Tổ Quốc đang bão giông từ biển

Nếu Tổ Quốc hôm nay nhìn từ biển”

+) Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ Quốc.

Câu 4: Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?

Trả lời:

+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.

+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 2

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?

Câu 5: Từ nội dung của đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với biển đảo quê hương.

Đáp án: 

1. Phương thức biểu đạt: Học sinh có thể trả lời: phương thức biểu cảm hoặc biểu cảm.

2. Nội dung chính: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn với biển đảo quê hương.

3. – Hai biện pháp tu từ: Điệp từ, so sánh…..

– Tác dụng:

+ Điệp từ: sự trăn trở, lo âu về tình hình biển đảo

+ So sánh: Sự biết ơn với biển đảo

4. * HS có thể trả lời một trong những cách sau:

– Con dân Việt Nam ngàn đời ở mọi miền tổ quốc đều hướng về (thao thức, lo lắng) biển đảo quê hương – chủ quyền dân tộc….

– Hoặc: Trường Sơn hướng về biển đảo, thao thức lo lắng về chủ quyền dân tộc…..

5. * HS viết đoạn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau:

– Khẳng định vai trò biển đảo.

Xem thêm :  Chùm thơ chế doremon về tình yêu khiến bạn cười ra nước mắt

– Hiện nay tình hình biển đông đang diễn biến phức tạp.

– Suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi người.

– Kể ra những hành động cụ thể, thiết thực.

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 3

Câu 1. Lịch sử của đất nước, dân tộc hiện lên như thế nào trong hai khổ thơ đầu?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3. Bốn câu thơ được in đậm có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ?

Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng với cảm xúc, suy ngẫm được thể hiện trong đoạn thơ trên?

A. Niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống bất khuất, anh hùng của nhân dân, đất nước.

B. Nỗi đau trước những mất mát, hi sinh mà đất nước từng nếm trải.

C. Nỗi buồn thương, chán nản vì Tổ quốc phải đương đầu với quá nhiều thử thách nghiệt ngã.

D. Niềm tin vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của Tổ quốc.

Câu 5 (2,0 điếm). Khổ thơ cuối của đoạn thơ ở phần Đọc hiểu gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về Tổ quốc Việt Nam? (Trình bày bằng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ.)

Đáp án:

Câu 1. Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc được tái hiện trong hai khổ thơ đầu:

– Đất nước Việt Nam luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm.

– Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều mất mát, đau thương.

– Các thế hệ cha ông đã chiến đấu bất khuất, kiên cường, đã đánh tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, dân tộc.

Câu 2. Học sinh tự làm.

Câu 3. Bốn câu thơ được in đậm là điệp khúc mở đàu các khổ thơ. Khi phân tích giá trị biểu hiện của điệp khúc này cần gắn vói nội dung của từng khổ thơ nói riêng và của đoạn thơ nói chung (Nhấn mạnh “điểm nhìn” nào khi tái hiện hình tượng đất nước? Từ đó đánh thức, khơi gợi trong tâm hồn người đọc những cảm xúc, suy nghĩ gì?)…

Xem thêm :  +99 câu nói hay về tình yêu thể hiện đúng tâm trạng.

Câu 4. Đáp án đúng: C.

Câu 5. Cần dựa trên cơ sở đọc hiểu khổ thơ, nên tập trung vào các ý sau:

– Nỗi đau và ý thức về bổn phận thiêng liêng với quá khứ (mất mát, máu xương dằng dặc..).

– Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm tin vững chắc vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của đất nước (Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.,.).

Đọc hiểu bài Tổ quốc nhìn từ biển – Đề số 4

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu.

Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

Đáp án:

Câu 1:

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

– Ý nghĩa của từ “bão giông” trong câu thơ đầu là: Chỉ giông bão từ thiên nhiên và giông bão từ những hiểm họa đối với chủ quyền của đất nước.

Câu 3:

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ được gợi lại trong đoạn thơ. Tác giả nhắc lại truyền thuyết này nhằm:

– Gợi nhắc về cội nguồn dân tộc

– Nhắc nhở chúng ta về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

– Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết đấu tranh vì Tổ quốc.

Câu 4:

– Học sinh viết đoạn văn thể hiện rõ cảm nhận của mình về những hiểm họa đang đe dọa an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước từ biển. Nêu lên tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của bản thân về chủ quyền của Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc khi cần.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, Ngữ Văn 12


Tổ Quốc Nhìn Từ Biển – Artista Band MV Full HD


\

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button