Kỹ Năng Sống

Bài thơ “lính mà em” của lý thụy ý


Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ

 

 Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý

Go down 

Tác giảThông điệpP-C

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeTue Jan 08, 2013 4:00 pm

Tiêu đề: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy ÝTue Jan 08, 2013 4:00 pm


Bài thơ “Lính mà em” của Phạm Tiến Duật hay của Lý Thụy Ý?

Trần Mạnh Hảo (Danlambao)

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Linhmaem-danlambao

Chúng tôi (TMH) vừa nhận được email của nhà thơ, nhà văn Lý Thụy Ý nói về bài thơ “Lính mà em” của bà đã từng in trên báo “Văn nghệ tiền phong” tại Sài Gòn năm 1967, sau đó in vào tập thơ “Khói lửa” của bà in năm 1972 tại Sài Gòn. Bài thơ này còn in trong tuyển tập: “Thơ tình năm 1975” của miền Nam.

Nhưng, lạ lùng thay, bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý lại thấy nằm trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2007, tất nhiên là bài thơ mang tên Phạm Tiến Duật (có sửa một số chữ màu xanh) dưới đây.

***

Còn đây là lá thư điện tử của nhà thơ Lý Thụy Ý gửi chúng tôi (TMH):

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Lythuy10

Kính gởi nhà thơ Trần Mạnh Hảo,

Tôi tình cờ đọc được trên trang mạng của Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Khắc Phục những luồng ý kiến về bài thơ “LÍNH MÀ EM” mà tôi là tác giả. Tôi, Lý Thụy ý, viết báo và làm thơ tại Sài gòn trước 1975, đã viết “Lính mà em” khoảng năm 1967-1968. Bài thơ sau đó đăng lên tuần báo Văn nghệ Tiền phong của Sài gòn, tạo được tiếng vang cho tên tuổi Lý Thụy Ý, và được đưa vào thi phẩm “Khói lửa 20″…

Đó là tâm tư của một người con gái thời chiến yêu lính, “đặc sệt” chất “Em gái hậu phương”, nói với người tình lính chiến hay dùng “Lính mà em” để biện hộ cho những lần thất hứa… Tôi tin rằng nhiều người Sài gòn vẫn còn nhớ “Lính mà em” của Lý thụy Ý, vì bài thơ được hai nhạc sĩ Y Vân và Anh Thy phổ nhạc, Hùng Cường hát và phát đi phát lại trên đài phát thanh nhiều lần…

Tôi gởi kèm cho ông 2 bài thơ, 1 được cho là của nhà thơ Phạm Tiến Duật (ông Nguyễn Khắc Phục gần như khẳng định). Bài thơ có lẽ được chép qua những người không “thuộc” cho lắm nên lôm côm và mất ý, tôi tin nếu Phạm Tiến Duật làm, chắc chắn sẽ hay hơn nhiều! Và một “Lính mà Em” của chính tác giả, Lý Thụy Ý, để ông thấy rõ sự khác biệt giữa “thật” và “tam sao thất bổn”… Thật ra, tôi đã đọc nhiều “Lính mà em”… và thất vọng khi thấy câu chữ hầu như… chẳng còn gì ngoài ba từ “Lính mà em!”

Hy vọng với sự khách quan, ông cho vài ý kiến, và tôi cũng chỉ biết ngậm ngùi khi mà bài thơ nầy giờ đây cũng đã nằm chễm chệ trong tập thơ cuối cùng của nhà thơ Phạm Tiến Duật với những câu cú… đáng buồn!

Cũng xin nói thêm rằng, chỉ có “người ngoài cuộc” là nói Lính mà Em của Phạm Tiến Duật, còn bản thân ông thì không thừa nhận. Trên báo TUỔI TRẺ số ra ngày Chủ nhật- 4-11-2007, trong bài “Một người lính đặc biệt trên đường mòn huyền thoại” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về Phạm Tiến Duật có đoạn: (xin trích nguyên văn) “… Khi tôi đến, ông lấy tập thơ tặng tôi và mở tập thơ ra chỉ cho tôi xem một bài thơ và nói đó không phải là thơ của ông, nhưng vì yêu quí mà những người làm sách đã đưa bài thơ đó vào. Đó là bài “Lính mà Em”. Phạm Tiến Duật nói đây là bài thơ của một nhà thơ nào đó của Sài gòn viết trước 1975…” (Nguyễn Quang Thiều).

Thật ra, những dư luận cũng đã qua khá lâu, nhưng gần đây tôi mới tình cờ biết được nên nghĩ tác giả Lính Mà Em lên tiếng cũng không thừa, trước hết để tránh sự ngộ nhận không đáng có, thứ hai là đưa ra nguyên bản bài thơ để những người yêu Lính mà em có một bài thơ đúng nghĩa.

Hy vọng không làm phiền nhà thơ.

Chân thành cám ơn.

Lý Thụy Ý

Sài gòn 22-12-2012

***

Lính mà em

Phạm Tiến Duật

Em trách Anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Thư Anh viết bao giờ Anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!
Anh gửi cho Em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nô-En cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!
Ngày nghỉ phép Anh cùng Em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!
Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư Anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm Anh nhé,
Lính mà em!
Ghét Anh ghê chỉ được tài biện hộ
Làm cho người ta thêm nhớ thương
Em xa lánh những ngày vui trên phố
Để nhớ người hay nói,
Lính mà em!

Phạm Tiến Duật:

Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Ông sống ở  Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động  hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật[1].

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8:50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi [2].

Đóng góp

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Phamtienduat

Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”.

Xem thêm :  99 stt em yêu anh nhiều lắm, tus yêu anh ngắn hay

Những tập thơ chính:

– Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
– Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
– Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
– Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
– Nhóm lửa (thơ, 1996)
– Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
– Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)

Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”[3].

***

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Thotin10

gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu

Các tác giả đã sáng tác trong giai đoạn 1954-1975 ở Miền Nam Việt Nam

Cùng với những bài tản văn, ghi nhận, phê bình, giới thiệu, thơ phổ nhạc; của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình; và của các độc giả đặc biệt có những gắn bó với triều đại Thơ Tình Nam 1975 này.

Chủ Biên: Nguyễn Thị Lệ-Liễu

với sự cộng tác và đóng góp của: Nguyễn Kim Anh, Đàm Kim Liên, Lý Ngọc Sơn, Ngu Yên, Hồ Đình Nghiêm, Nguyên Hạ-Lê Nguyễn, Nguyễn Đức Sơn, Trần Hoài Thư, tạp chí Khởi Hành, Cao Thoại Châu, Bạch Trúc, Lê Đinh Phạm Phú, Lê Vĩnh Phúc, Bảo Khanh, Nguyễn Thanh Châu, Hải Lưu, Trần Đại Vỹ Dạ, Nguyễn Phương Sơn, Võ Chân Cửu, các tạp chí VĂN, BÁCH KHOA, KHỞI HÀNH, Ý THỨC, SÁNG TẠO, VẤN ĐỀ, TUỔI NGỌC, VĂN NGHỆ TIỀN PHONG, xuất bản tại Sài Gòn trước 1975… Và đặc biệt nhà thơ Chu Ngạn Thư đã chụp lại và gửi cho, nhiều bài thơ tình trên các báo cũ…

Trong số các tác giả có bài đóng góp cho công trình Thơ Tình Nam 1975 của gio-o, có những tác giả chúng tôi không biết làm thế nào để liên lạc, có những tác giả đã qua đời. Mong các tác giả có bài trong này, nhận nơi đây sự biết ơn sâu xa của gio-o.com

Lý Thụy Ý
Lính Mà Em
(thơ)


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Linhma11

Lính Mà Em

Lý Thụy Ý

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
-Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết:- Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ- Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
-Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé- Lính mà em!

Anh kể chuyện hành quân nằm sương gối súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
-Hãy hiểu dùm anh nhé- Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
-Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!

(Khói Lửa 20-1967)

Lính Mà Em, thơ Lý Thụy Ý, trong tập THƠ TÌNH NAM 1975 do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Linh10
.

Về Đầu Trang Go down P-C

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: “Xe không kính” chở “Lính mà em” từ Cộng Hòa sang Việt Cộng    Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeThu Jan 10, 2013 3:42 am

Tiêu đề: “Xe không kính” chở “Lính mà em” từ Cộng Hòa sang Việt CộngThu Jan 10, 2013 3:42 am

“Xe không kính” chở “Lính mà em” từ Cộng Hòa sang Việt Cộng

(tranhung09.blog)

Hai bài thơ khác biệt nhiều nếu đặt cạnh nhau:

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý 305450_565260166820810_258699807_n
Theo: Blogcanhsat4sao

Lính Mà Em, thơ Lý Thụy Ý, trong tập THƠ TÌNH NAM 1975 do gio-o.com tuyển chọn và giới thiệu.

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Thotinhmiennam2

Qua những bằng chứng trên đây, rõ ràng bài thơ “Lính mà em” là thơ của nhà thơ Lý Thụy Ý chứ không phải thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Chỉ cần nghe hơi thơ biết đây là thơ của một người phụ nữ, càng không phải phong cách thơ tinh nghịch, hóm hỉnh, nghiêng về bút pháp hiện thực của Phạm Tiến Duật.

Chắc là người chủ biên tuyển tập Phạm Tiến Duật (tập 1) là nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc khi thực hiện tuyển tập thơ này. Mong nhà văn Nguyễn Khắc Phục cho công luận biết vì sao một bài thơ của nữ thi sĩ Việt Nam Cộng Hòa làm cho lính miền Nam lại biến thành bài thơ của nhà văn cộng sản miền Bắc làm cho lính miền Bắc trong khi hai bên đang ở hai chiến tuyến giao tranh?

Bài thơ “Lính mà em” của nhà thơ Lý Thụy Ý viết năm 1967, khi Phạm Tiến Duật chưa nổi tiếng ngoài miền Bắc. Trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ miền Bắc năm 1970 Phạm Tiến Duật được giải nhất và từ đó bạn đọc mới biết Phạm Tiến Duật.

Tiểu sử Lý Thụy Ý

– Tên thật Nguyễn Thị Phước Lý, Sinh nhật vào ngày : 02-04-1947
– Quê nội: Quảng Nam – Quê ngoại: Thừa Thiên – Huế
– Làm thơ, viết văn, viết báo ở đất Sài Gòn từ giữa thập niên 60 thế kỷ XX.

Lý Thụy Ý, một nữ văn, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết  cho tuần báo ‘ Văn Nghệ Tiền Phong’, thư ký tòa soạn tờ báo này trông  coi mục Văn nghệ Kaki  (Văn nghệ lính)
Sau  1975, Lý Thụy Ý, bạn cải tạo các nhả văn, báo Thanh Thương Lý Đại Nguyên, văn sĩ Doãn Quốc Sỹ, vv.  ở trại tập trung nào đó trên Cao nguyên (tôi không nhớ rõ niên hạn năm cải tạo), sau về tp.HCM lấy chồng, viết văn, sáng tác.

Những tác phẩm chính:

Thơ: – Khói lửa 20 (1972) – Thơ tình Lý Thụy Ý (1995) – Kinh tình yêu (2003)
Văn: – Theo triền nắng đổ (1970) – Người sau tuyến lửa (1972) – Bông hồng không tỏa hương (1992) – Ngọc lai (1993) – Khuya hoang (1994) – Những mùa xuân chín (1999)
(Theo: Đàn Chim Việt)


*********

Cập nhật thông tin:

http://trannhuong.com/tin-tuc-14616/bai-tho-%E2%80%9Clinh-ma-em%E2%80%9D-khong-co-trong-tuyen-tap-tho-pham-tien-duat-1.vhtm

Bài thơ “Lính mà em” không có trong Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật 1
Trần Nhương
25 tháng 12 năm 2012 9:11 AM

Mấy hôm nay trên mạng ồn ào về chuyện bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý có trong tuyển thơ Phạm Tiến Duât.

Trang Trannhuong.com cũng nhận được bài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo nêu ý kiến và chúng tôi cứ đưa lên mạng nhà.

Sau đây chúng tôi xin nói rõ như sau:

1- Nhóm làm tuyển thơ PTD gồm Nguyễn Khắc Phục, Trần Nhương, Vũ Cao Phan làm tuyển tập vào những ngày cuối cùng của Phạm Tiến Duật (chúng tôi tạm gọi là Tuyển tập 1). Chúng tôi quyết tâm làm để Phạm Tiến Duật nhìn thấy tập sách. Đúng như thế, khi Nguyễn Khắc Phục mang sách đến bệnh viện 108, Duật đã ôm cuốn sách đó vào ngực. Ít ngày sau thì Duật ra đi.

2- Trong 140 bài có trong tuyển tập không có bài “Lính mà em”. Như vậy xin bạn đọc hiểu đúng sự thật cho.

3- Sau khi Phạm Tiến Duật qua đời, có một nhóm làm tuyển tập khác, chúng tôi không có tập sách trong tay nên không biết trong đó có bài “Lính mà em” hay không.

Khi thấy trên mạng có ý kiến, nhà văn Nguyễn Khắc Phục nhanh nhảu xin lỗi vì chúng tôi nhầm lẫn khi phải làm gấp quá. Văn hóa xin lỗi của ông chủ biên đáng hoan nghênh và làm gương cho nhiều người. Nhưng Nguyễn Khắc Phục đã xin lỗi nhầm. Vì không có tuyển tập trong tay nên Nguyễn Khắc Phục điện thoại cho tôi xem lại. Tôi lần 140 bài trong mục lục thì không hề có. Chúng tôi xin đính chính lời xin lỗi đó là “Chúng tôi không có lỗi”, trong tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật do nhóm chúng tôi làm không có bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý…
.

Xem thêm :  Phân tích bài thơ ai dậy sớm của tác giả võ quảng

Về Đầu Trang Go down thanhdo

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: “LÍNH 5 ĐỒNG” của XHCN   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeSat Jan 12, 2013 1:36 am

Tiêu đề: “LÍNH 5 ĐỒNG” của XHCNSat Jan 12, 2013 1:36 am

Cái nầy không phải là đạo thơ mà là ăn cướp thơ!
Bài thơ “Lính mà em” là sản phẩm văn hóa đồi trụy của bọn Mỹ Ngụy nên có quyền tịch thu! Nhà cửa, tài sản, vàng bạc… của tụi bây, bọn CS tao còn tịch thu được huống hồ là 1 bài thơ!!

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý NHC-VietCong

Nhân đây nhớ lại bài “LÍNH 5 ĐỒNG” của XHCN có từ những năm 1980 (không rõ tác giả)

LÍNH 5 ĐỒNG

Em bỏ tôi là phải lắm rồi
Lính quèn binh phục lại lôi thôi
Gia tài gói gọn ba lô cóc
Nó ở tây về hẳn hơn tôi

Tôi biết thân tôi lính 5 đồng
Làm gì có nổi áo nylon
Làm gì có những chiều thứ bảy
Đến để tặng em những đóa hồng

Nó ở tây về có máy khâu
Ra đường ăn mặc đúng mốt Âu
Chiều chiều mô-kích bay dạt phố
Ai cũng nhìn theo bảo nó giầu

Nó hẳn hơn tôi, bởi nó giầu
Nên em lấy nó có gì đâu
Cho dù nó hơn em nhiều tuổi
Em vẫn cứ yêu, vẫn gật đầu.

Nước ngoài tôi cũng đã từng đi
Cam bốt, Ai lao có lạ gì
Nhưng mà em cứ như không biết
Bởi lẽ tôi về chẳng có chi…

Em có nhớ không buổi chia tay
Lời thề hẹn ước vẫn còn đây
“Anh đi, em sẽ chờ anh mãi”
Thế mà giờ đã vội quên ngay

Ngày xưa hai đứa học chung trường
Tôi là cậu bé thật dễ thương
Và em yêu tôi từ dạo ấy
Mơ ước rồi đây sẽ chung đường

Em có nhớ chăng buổi ra trường
Chia tay hai đứa thật vấn vương
Em vào đại học, tôi đi lính
Hai đứa hai đường, phương mỗi phương

Năm xưa hai đứa khắc tên nhau
Trên cây liễu nhỏ ở bên cầu
Bao giờ có dịp đi qua đó
Xóa hộ cho tôi một chữ đầu

Rồi đây trên tay bế con ai
Khi được tin về một chàng trai
Xưa em đã yêu, giờ ngã xuống
Tôi biết rằng em chỉ thở dài

.

Về Đầu Trang Go down trannguy

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeSat Jan 12, 2013 10:05 pm

Tiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy ÝSat Jan 12, 2013 10:05 pm

Bọn Việt cộng không bao giờ gọi quân nhân là lính .Chúng gọi là chiến sĩ hoặc bộ đội vì thế cho nên bài thơ này chắc chắn không phải của VC làm .

Về Đầu Trang Go down thanhdo

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeSun Jan 13, 2013 1:39 am

Tiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy ÝSun Jan 13, 2013 1:39 am

Đồng ý 100% với bạn trannguy.

Bài thơ “Lính 5 đồng” của một “ngụy SG” viết hộ cho “bộ đội dép râu” nên mới dùng từ “lính” quen thuộc của VNCH.

Bài thơ “Lính 5 đồng” phổ biến lậu trong dân ngụy thôi cho đỡ tức… và dĩ nhiên cán bộ hay bộ đội không ưa bài thơ này nên mới tịch thu và sửa lại bài “Lính mà em” cho hợp với bọn chúng nó.

Smile

Về Đầu Trang Go down vanle

Khách viếng thăm


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitimeMon Nov 24, 2014 12:12 am

Tiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy ÝMon Nov 24, 2014 12:12 am

Lý Thụy Ý bị bắt vì bài thơ có 2 câu:
“Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?”
“Tôi kiêu hãnh vì tôi là Ngụy.”

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Sai-gon-ngap-giua-bien-nuoc-den

CUỐI THU MƯA NÁT…

Lảo đảo năm canh lệ mấy hàng
Ngậm ngùi cố sự, bóng lưu quang.
Cuối thu mưa nát lòng dâu biển
Ngày muộn chuông đau chuyện đá vàng.
(THÂM TÂM)

Ghen tị thì không, ngậm ngùi thì có.

Tháng Mười cuối Thu, ngậm ngùi chuyện cũ, nên có bài này.

Ông Hát Ông hỏi:
“Ai nói: ai giải phóng ai?”

CTHĐ:
“Lý Thụy Ý.”

Những ngày u ám năm 1984.  Trong cái gọi là Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn của bọn Công An Thành Hồ, anh Doãn Quốc Sĩ, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt bị giam ở Khu C2, Trần Ngọc Tự Khu B, Duy Trác, Dương Hùng Cường và H2T ở Khu C1, Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn ở Khu B.

Tháng 5, 1985, nhóm  văn nghệ sĩ trên đây lên xe tù sang Nhà Tù Chí Hòa. Trên xe, sau 12 tháng mới lại gặp nhau, mới được trò chuyện với nhau thoải mái, anh em tôi cười nói râm ran. Tôi có cảm nghĩ như trên chuyến xe tù ấy anh em tôi đi ăn cưới chứ không phải là những người tù từ Trung Tâm Thẩm Vấn của bọn Công An Cộng đi sang Nhà Tù dễ sợ nhất Đông Dương.

Xe tù chạy qua trước rạp Xi-nê Casino Dakao, quẹo vào đường Hiền Vương. Tôi nhìn xuống con đường có căn nhà tôi đã sống trong năm năm thời tôi hai mươi tuổi. Trong năm năm ấy không biết bao nhiêu lần tôi qua lại trên đoạn đường này.

Tim tôi nặng trĩu khi tôi nghe Lý Thụy Ý kể:

“Phòng giam em nhìn ra con đường các anh đi sang phòng thẩm vấn. Có mấy con nhỏ dặn em: “Hôm nào chị thấy ông Hoàng Hải Thủy đi làm việc, chị cho tụi em biết, tụi em chờ nhìn ông ấy lúc ông ấy về.” Hôm đó em thấy anh đi qua, em bảo chúng nó. Chờ lúc anh về nhìn thấy anh xong, chúng nó nói:

“Chị đừng cho chúng em thấy ông ấy thì hơn. Trông ông ấy chúng em buồn quá.”

Tôi biết tại sao mấy cô tù trẻ buồn khi mấy cô nhìn thấy tôi. Tôi tóc bạc, râu ria,  xương sẩu, đen, gầy, dáng đi gù gù không giống ai. Năm ấy, những năm 1976, 1977, sống ngoài nhà tù thân xác tôi đã thê thảm, cô em văn nghệ của tôi là cô Thục Viên nói:

“Anh thay đổi quá. Có hôm em gặp anh trên phố, em muốn gọi anh mà ngại không biết có phải là anh không.”

Cô thấy người ngợm tôi thảm não quá, con người tôi thay đổi khác hẳn tôi trước Ngày 30 Tháng Tư 1975. Sống ở ngoài tôi đã thế, sống trong tù thân xác tôi còn thảm đến chừng nào.

Lời Lý Thụy Ý kể trên xe tù làm tôi ỉu sìu suốt từ lúc nghe chuyện cô đến lúc tôi từ trên xe ôm bọc quần áo, mùng mền xuống sân Nhà Tù Chí Hòa.

Lý Thụy Ý bị bắt vì bài thơ cô làm trong có hai câu:

“Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?”

và:

“Tôi kiêu hãnh vì tôi là Ngụy.”

Nằm ở Số 4 Phan Đăng Lưu một năm, nằm ở Nhà Tù Chí Hòa ba năm, ra tòa, Lý Thụy Ý bị phang án tù khổ sai 5 năm. Người thiếu phụ thi sĩ bị tù khổ sai 5 năm chỉ vì 2 câu Thơ!

Cuối thu mưa nát lòng dâu biển. Đêm qua tôi tìm trên Internet bài Thơ trong có hai câu làm Lý Thụy Ý bị tù 5 năm, tôi tìm không thấy. Tôi tìm được mấy bài Thơ Tình của cô:

Xem thêm :  Cảm nhận sự ấm áp, chân thành của tình bạn qua 16 bài thơ sâu lắng, ý nghĩa!

Thật Tình

Thật tình em rất yêu anh
Thủy chung qua mấy khúc quanh cuộc đời
Thật tình nghe tiếng mưa rơi
Nhớ sao là nhớ những lời tình ru
Thật tình cuộc sống phù du
Mà sao vẫn nói thiên thu đợi chờ ?
Thật tình như một bài thơ
Bên chồng con vẫn bơ vơ nhớ Người
Thật tình – vâng thật tình thôi
Từ yêu khép nửa nụ cười vì anh
Thật tình giọt nắng mong manh
Vô tình làm cả bức tranh loang màu
Thật tình – chẳng thật tình đâu
Thật tình… bởi miệng quen câu… thật tình .

EVE

Em choàng quanh anh vòng tay
Nụ hôn nghiêng ngửa cổ đầy đam mê
Đêm nay lạnh quá – đừng về
Em xin làm chất café quên buồn 
Nửa đời – tóc gỡ chưa suôn
Bởi hay dan díu … không thương cũng ừ !
Chưa chung thủy – đã tạ từ
Chúa chưa kịp dạy … con hư mất rồi
Lần nầy … lần này nữa thôi
Chúa cho trái cấm con mời “người ta”
Chúa sinh con làm “Đàn bà.”

Khoảng năm 1980 Lý Thụy Ý viết tiểu thuyết Ngọc Lai. Cô gửi bản thảo Ngọc Lai sang Hoa Kỳ cho ông Hồ Anh, báo Văn Nghệ Tiền Phong. Hồ Anh xuất bản Ngọc Lai. Năm 1995 tôi xin ông cho tôi một quyển Ngọc Lai, ông nói sách đã bán hết.

Lý Thụy Ý sống bình yên ở Sài Gòn.

Duy Trác, sĩ quan, tù khổ sai ở miền Bắc. Khi cùng các bạn tù làm khổ sai ven đường vào trại tù, gặp mấy bà vợ tù đi thăm chồng, hỏi:
“Sài Gòn có gì vui không, mấy chị?”

Một bà trả lời:
“Sài Gòn chỉ vui khi các anh về.”

Cảm khái Duy Trác làm bản nhạc với lời ca:

Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về

Bảo Chương

Tôi đã gặp em bỡ ngỡ tình cờ
Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố
Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời
Sài Gòn có vui? Sài Gòn có vui?
Em ngước nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ
Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ.
Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ:
“Sài Gòn chỉ vui khi các anh về!”

Tôi sẽ về đòi lại quê hương đã mất
Tôi sẽ về cùng em lau khô hàng nước mắt
Tôi sẽ mời em dạo chơi phố xá tươi vui
Những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới
Tôi sẽ về quỳ bên thánh giá bao dung
Tôi sẽ nguyện cầu cho tình yêu và cuộc sống
Đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê
Cám ơn Sài Gòn tôi sẽ trở về
Sài Gòn mến yêu! Người tình dấu yêu! Tôi sẽ trở về!

Bị bắt, ra tòa. Duy Trác bị phang án tù 4 năm.



Trần Ngọc Tự, sĩ quan Tâm Lý Chiến, đi tù miền Bắc về Sài Gòn, đem máy ảnh đi chụp một lô ảnh người Sài Gòn trên vỉa hè Sài Gòn. Tập ảnh có ảnh mấy cô Sài Gòn ngồi bán những bàn ủi, nồi cơm điện trên vỉa hè. Anh để tên tập ảnh này là “Nhìn Em đi anh..” Tập ảnh gửi sang Paris. Trần Ngọc Tự bị án tù 4 năm.

Dương Hùng Cường, bút danh Dê Húc Càn, sĩ quan, tù về, viết bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Bài viết gửi sang Paris. Cường bị bắt Tháng 4, 1984. Bị giam đến cuối năm 1987, Cường chết trong sà-lim Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu.

Anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong Phòng 11, Khu ED, Nhà Tù Chí Hòa.

Doãn Quốc Sĩ, tù về, viết bài “Bố về, Đi.” bị án 9 năm tù khổ sai.

Tôi kể chuyện xưa – những chuyện tù đầy của những văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa – để nói lên nỗi ngậm ngùi của tôi. Anh em tôi khổ quá, anh em tôi chết không một tiếng vang. Dương Hùng Cường là người văn nghệ sĩ VN thứ nhất bị Cộng Sản giam đến chết trong sà-lim vì một bài viết gửi ra nước ngoài. Anh Doãn Quốc Sĩ bị tù khổ sai 9 năm vì hai bài viết “Bố về, Đi.”

Không một tổ chức văn nghệ sĩ người Việt nào trên thế giới vinh danh Người Viết Dương Hùng Cường. Nhớ nhắc đến Dương Hùng Cường cũng không, nói gì đến chuyện Vinh danh Người Viết Dương Hùng Cường.

Tôi viết bài này cũng để nói lên chuyện: Khi bức màn sắt hạ xuống nước Nga năm 1920, phải 30 năm sau – năm 1960 – mới có một, hai văn phẩm diễn tả đời sống khổ cực của nhân dân Nga trong ách Búa Liềm thoát vòng kiềm tỏa sang được Âu Mỹ; khi bức màn tre Tầu Cộng dựng lên vây kín nước Tầu, 20 năm sau mới có vài ba nhân vật Tầu thoát thân sang được Pháp, Mỹ, viết ở Pháp, Mỹ những bài tố cáo tội ác của bọn Cộng Tầu. Ở Sài Gòn, thủ đô Quốc gia VNCH bị diệt, chỉ 10 tháng sau ngày bọn Việt cộng đưa cờ máu vào thành phố, một số văn nghệ sĩ đã viết và gửi tác phẩm ra nước ngoài. Bọn Cộng Sản thù nhất là những người dân sống trong vòng kìm kẹp của chúng viết bài tố cáo tội ác của chúng gửi sang những nước Âu Mỹ. Những văn nghệ sĩ gửi tác phẩm ra nước ngoài biết như thế nhưng họ vẫn viết, vẫn gửi.

Anh em tôi đã viết tố cáo tội ác của bọn Việt cộng từ những năm 1980.

Viết Ở Rừng Phong
Hoàng Hải Thuỷ

Về Đầu Trang Go down Sponsored content


Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý EmptyBài gửiTiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý   Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý Icon_minitime

Tiêu đề: Re: Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý

Về Đầu Trang Go down  

Bài thơ “Lính mà em” của Lý Thụy Ý

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ - Diễn Đàn Trung Học Nguyễn Trãi Saigon :: ĐỀ TÀI :: Văn Hóa, Nghệ Thuật :: Thơ +

Chuyển đến:  


LÍNH MÀ EM (Thơ: Lý Thụy Ý) | Diễn Ngâm: Dương Hùng


Các bạn yêu thơ hãy ĐĂNG KÝ KÊNH để giúp kênh phát triển và thưởng thức được những bài thơ hay nhất mọi thời đại nhé. Cảm ơn các bạn nhiều!
Link đăng ký theo dõi kênh YOUTUBE: https://www.youtube.com/channel/UCqK4i1PXMr7LiFBzbvQEqrQ
https://www.youtube.com/channel/UCgJCBvTBr9Y46Fih7F_Gr5g
EMAIL liên hệ: nhungbaithohaynhatmoithoidai@gmail.com
Link FACEBOOK liên hệ: https://www.facebook.com/duonghung11678/
tho thohay thohaynhat nhungbaithohaynhat thohaynhatmoithoidai nhungbaithohaynhatmoithoidai nhungbaithohay dienngam nghesi duonghung songngam karaokengamthothieugiongnu karaokengamtho linhmaem lythuyy
LÍNH MÀ EM
Thơ: Lý Thụy Ý
Diễn Ngâm: Dương Hùng
LỜI BÀI THƠ
Em trách anh gửi thư sao chậm trễ
Em đợi hoài em sẽ giận cho xem
Nam
Thư anh viết bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ,
Lính mà em!
Anh gửi cho em mấy nhành hoa dại
Để làm quà không về được em ơi
Không dự lễ Nôen cùng em được
Thôi đừng buồn em nhé,
Lính mà em!
Ngày nghỉ phép anh cùng em dạo phố
Tay chiến binh đan năm ngón tay mềm
Em xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh mỉm cười rồi nói,
Lính mà em!
Qua xóm nhỏ anh ghi dòng lưu niệm
Trời mưa to, hai đứa nép bên thềm
Anh che em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi không lạnh,
Lính mà em!
Anh kể em nghe chuyện trong này
Trăng đầu mùa không đủ viết thư đâu
Thư anh viết chữ mờ nét vụng
Hãy hiểu dùm anh nhé,
Lính mà em!
Ghét anh ghê chỉ được tài biện hộ
Làm cho người ta thêm nhớ thương
Em xa lánh những ngày vui trên phố
Để nhớ người hay nói,
Lính mà em!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button