Kỹ Năng Sống

Bài thơ: đất nước (nguyễn đình thi)

Nguyễn Đình Thi – một tâm hồn, một con người đa tài với những tác phẩm, bài viết đủ mọi thể loại. Văn học, soạn nhạc, triết học, lí luận phê bình… mặt nào cũng rất tài hoa. Về thơ ca, ông đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam với giọng thơ sôi nổi, đằm thắm và sâu lắng nhưng lại tao nhã, giản dị gần gũi với mọi người. Tác phẩm nổi bật trong thời kì này là bài thơ . Được sáng tác từ 1948-1955, sự kết hợp hai bài thơ và đã giúp tác giả hình thành thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi đã lấy hình ảnh mùa thu đã xa, một mùa thu với những kí ức và hình ảnh đã thuộc về quá khứ.

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Nguyễn Đình Thi đứng trước mùa thu của hiện tại và hồi tưởng về mùa thu quá khứ. Với hình ảnh thu trong lành, mát trong của sáng sớm, với gió mùa thu mang theo hương cốm, tác giả khiến người đọc cảm nhận một mùa thu quen thuộc, một mùa thu xưa đẹp đẽ. Vẻ đẹp của mùa thu, với tác giả, muôn đời vẫn vậy chẳng đổi thay, nỗi nhớ thương về cùng hoài niệm.

Chỉ với một câu thơ “gió thổi mùa thu hương cốm mới” đà đánh thức trong lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống, tao nhã, bền vững và cổ xưa. Một chút gió héo may, một chút hương cốm thơm nức. Một hình ảnh quen thuộc kéo dài từ năm này qua năm khác không đổi thay.

Câu thơ “tôi nhớ những mùa thu đã xa” giống như câu thơ bản lề, chuyển hướng, đẩy tâm sự người đọc hướng về hiện tại:

Sáng chớm, lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Khổ thơ sau vẫn là nhịp điệu chậm rãi, tràn đầy nhung nhớ. Nguyễn Đình Thi lại nhắc lại hình ảnh “sáng”. Nhưng ánh thu Hà Nội của hiện tại đẹp mà buồn, gợi bao sự thương nhớ. Sáng mùa thu chớm lạnh trong lòng Hà Nội, hay đúng hơn là cái chớm lạnh của lòng người trước mỗi đợt, mỗi khoảnh khắc thu về. Cái tinh tế của nhà thơ được thể hiện qua câu chữ “trong lòng Hà Nội”. Liệu có phải đây thực ra là nỗi nhớ qua những câu thơ đầy khắc khoải và ám ảnh.

Ở đây, còn gợi thêm một hình ảnh nữa về đặc trưng của Hà Nội: “Con phố dài” và, thêm một nét tinh tế nữa của nhà thơ, đó là việc sử dụng từ láy “xao xác”. Tất cả đều gợi ra sự vắng vẻ, hiu quanh. Sự “xao xác” của lá thu hay là nỗi tâm sự đong đầy. Hình ảnh gió xao xác kết hợp với hình ảnh con phố dài đã tạo ra sự thu hút, sự sâu thẳm.

Và, thật đột ngột, mạch cảm xúc của tác giả thay đổi, với hình ảnh người ra đi. Câu thơ thứ ba như một cái hất đầu ngạo nghễ, một sự quyết tâm đầy kiêu hãnh với chí lớn mang trong người. Nhưng câu thơ cuối lại là một tình cảm sâu lắng, trực tiếp, cảm xúc được dàn trải đều qua trang giấy qua cách ngắt nhịp của tác giả.

Có người nói, hình ảnh của Hà Nội đã thu lại trong câu thơ cuối: “thềm nắng lá rơi đầy”. Câu thơ đẹp và giàu sắc thái thẩm mĩ. Bức tranh thu Hà Nội thấm đầy nắng, gợi nên sắc thái quyến rũ trong tâm trí người ra đi. Mà có khi làm sao mà đi nổi khi một Hà Nội đẹp thế, quyến rũ như thế cứ níu chân chẳng cho đi, làm sao không khỏi mềm lòng.

Đó là mùa thu của quá khứ, còn mùa thu của bây giờ, của hiện tại rực rỡ hơn, tươi mát hơn. Và tự hào hơn trong lòng tác giả

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha

Một lời khẳng định đầy kiêu hãnh, gợi mở cho người đọc hướng về hình ảnh mùa thu trong sự đổi mới với mùa thu xưa. Chữ “khác” dường như không chỉ là sự khác biệt về thời gian, không gian như xưa, nay mà còn là sự khác biệt trong nhận thức và tư tưởng của con người. Vì một lẽ đơn giản là muôn đời thu vẫn thế, vẫn gió heo may cùng hương cốm. Vấn đề là cảm nhận của con người mà thôi. Mùa thu xưa là mùa thu của dân tộc nô lệ. Kiếp người khổ đau, vì vậy mà thu có vẻ ảm đạm và thê lương. Khi đã độc lập, mùa thu như rạng rỡ hơn, chan hoà hơn. Giữa sự thay đổi của đất trời, của cuộc đời mới, mỗi người cũng hoà vào tiếng vui chung. Con người giao hoà với đất trời và vũ trụ. Con người lắng nghe được âm hưởng vui mừng của niềm vui độc lập, đó là niềm hạnh phúc tột độ.

Ở đây, không gian thu được mở rộng khoáng đạt hơn. Với tiếng gió thổi rừng tre phấp phới. Vẫn là gió thu, nhưng không phải lặng lẽ, buồn bã, mà là tiếng gió (thổi vào rừng tre) phấp phới. Như muốn gửi trọn niềm vui của con người vào thiên nhiên, vũ trụ.

Hình ảnh rừng tre tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam, vẻ đẹp của Việt Nam, niềm vui của thu độc lập. Tất cả như muốn cất lên tiếng reo ca tột độ.

Và trong xúc cảm thăng hoa, Nguyễn Đình Thi có những câu thơ hết mực tài hoa:

Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha

Mùa thu như được nhân hoá. Và người đọc cảm thấy mùa thu như một thiếu nữ điệu đà, thướt tha đang khoác tấm áo mới rạng rỡ, tươi tắn và dịu dàng. Phải chăng tấm áo ấy là của sự độc lập, tự do của dân tộc.

Mùa thu ở đây vừa có nét tươi trong trẻo của một mùa thu muôn đời, lại vừa có sự phấn khởi, vui mừng. Câu thơ đã gợi ra tất cả xúc cảm, sâu lắng, huyên náo… tạo ra sự giao hoà giữa niềm vui của con người và niềm vui của đất trời trong ngày độc lập.

Và cảm xúc của nhà thơ như trải dài qua khổ thơ:

Trời xanh đay là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Các câu thơ như cuốn vào nhau. Với cách ngắt nhịp mạnh mẽ, ngắn, tạo ra âm hưởng hùng tráng, tràn đầy niềm tự hào.

Nguyễn Đình Thi bây giờ như đang là một hướng dẫn viên, giới thiệu và tỏ bày với mọi người về cảnh sắc quê hương. Đây là núi rừng, trời xanh, kia là cánh đồng, ngả đường, xa hơn nữa là dòng sông.

Tất cả như đang phơi bày vẻ đẹp, sự mỹ lệ vốn có của bản thân. Hay nói đúng hơn, đây là sự háo hức, tất cả sự hãnh diện, vinh dự với tư cách là “người làm chủ”. Tác giả nhấn mạnh vào quan hệ từ “của” như muốn khẳng định sự sở hữu và quyền tự chủ của bản thân.

Ở đây đã có sự thay đổi về cách xưng hô, có sự hoà nhập giữa cái tôi của Nguyễn Đình Thi, của người nghệ sĩ với cái chung của cả dân tộc. Nguyễn Đình Thi không chỉ nói tiếng nói chung của mình mà còn nói tiếng nói chung của cả dân tộc, của mọi người bằng hai tiếng “chúng ta” đầy kiêu hãnh.

Vào thời Pháp thuộc, không hề có chuyện quan niệm “chúng ta”. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao của bọn thực dân. Chỉ có thời đại mới, chỉ có xã hội và cái chung “của chúng ta”, chỉ có thời đại mới, chúng ta mới có thể hít thở không khí mát lành của thu tự do, chứ không còn bức bối ngột ngạt như trước. Nguyễn Đình Thi như muốn, khẳng định tính ưu biệt của xã hội mới.

Cảm xúc dâng trào khi nghĩ về sự tự do, độc lập, niềm vui mừng hân hoan bỗng nhiên trầm lắng trong sự suy tưởng.

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về

Nhịp thơ bỗng thay đổi, mang xúc cảm trầm lắng, ẩn chứa thái độ thành kính thiêng liêng, hướng người đọc trở về quá khứ lịch sử của quê hương.

Khi con người ta vui mừng, hân hoan về một chiến thắng thì bao giờ, sau đó cũng sẽ là những giây phút trầm mặc suy nghĩ về cái giá của chiến thắng đó.

Tứ thơ của Nguyễn Đình Thi về đất nước tạo nên một chiều sâu không cùng. Đất nước ở đây không chỉ được cảm nhận ở hiện tại mà được nhìn nhận trong chiều sâu quá khứ. Quá khứ là bệ phóng, điểm tựa của hiện tại. Theo ông, đất nước ở đây là đất nước của những con người bất tử, chưa bao giờ khuất phục. Chữ “rì rầm” kết hợp với từ “vọng” tạo ra sự hô hứng, cộng hưởng kì diệu. Như thể người cảm nhận được cái cao cả, thiêng liêng, sự gần gũi và thân thiết.

Nguyễn Đình Thi như muốn nêu lên bài học lịch sử cha ông, đạo lý của cha ông được ghi tạc lại trong tâm khảm mỗi con người Việt Nam, ngỡ như lời trò chuyện, tâm tình, thú vị của những người xưa. Tạo nên xúc cảm thiêng liêng thành kính nhưng lại thân thiết và gần gũi. Khổ thơ như khúc nhạc trầm trong bản Instrumental (hoà tan) của .

Xem thêm :  Thơ đêm buồn không ngủ được vì những nỗi niềm trăn trở, thao thức

Khi suy nghĩ về tự do, độc lập, về bài học lịch sử của cha ông, Nguyễn Đình Thi hướng dòng suy nghĩ của mình về quá khứ đấu tranh của dân tộc, với những khốc liệt vốn có của nó:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quần nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Những câu thơ tràn ngập cảm xúc đau thương sâu lắng. Hai câu đầu, có thể coi là hai câu đặc sắc thể hiện tài hoa của nghệ sĩ. Thơ của Nguyễn Đình Thi không chỉ giàu hình ảnh mà đầy ắp tính nhạc và hội hoạ. Các hình ảnh thơ mang giá trị hiện thực cao, sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời., gợi ra một nỗi đau khôn cùng.

Vẻ đẹp bình yên của làng quê đã bị lãng quên, cái yên ả của không gian không còn. Thay vào đó là hình ảnh dây thép gai với tội ác chồng chất của kẻ thù và cánh đồng máu đầy sự đau thương. Câu thơ diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh và tội ác ghê ghớm của quân thù, bộc lộ một nỗi đau lên đến tận cùng. Nỗi đau càng lớn, niềm căm thù càng sâu sắc.

Cái tài của tác giả là tự gửi vào thơ chất điện ảnh và hội hoạ đặc tả. Đọc thơ, người đọc như thấy trước mắt mình là cả hiện thực khốc liệt của những năm tháng khổ đau một cách tường tận và chi tiết. Ngòi bút của Nguyễn Đình Thi như một máy quay phim tài ba và đặc biệt giúp cho người đọc nhận ra một bức tranh ngập đầy máu của chiến tranh.

Nỗi đau của con người và màu của ráng chiều đổ xuống gợi nên một màu tang tóc, đau thương. Màu máu đỏ là thay thế hoàn toàn cho sắc xanh của bầu trời, màu vàng óng của cánh đồng lúa.

Nhưng ở hai câu sau, mạch cảm xúc có sự chuyển đổi. Tác giả nói tới hình ảnh của người chiến sĩ ra trận từ trong đau thương, đã quyết tâm nung nấu một ý chí mạnh mẽ. Câu thơ giàu chất hiện thực và chất lãng mạn. Vẽ nên hình ảnh sống động của người lính kiên cường bất khuất, lại vừa sâu lắng và lãng mạn của bài thơ.

Và ở khổ thơ tiếp, Nguyễn Đình Thi đã lí giải sâu xa về sức sống, tinh thần ý chí chiến đấu của người dân.

Từ những nam đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn

Câu thơ ngắt nhịp khoẻ, rắn rỏi, thể hiện sâu sắc niềm tự hào, kiêu hãnh của tác giả về sức sống và vẻ đẹp của cả dân tộc. Từ “ngời” và “bật” được dùng rất hay, sự trỗi dậy, hồi sinh kỳ diệu, sự toả sáng, sức sống của dân tộc.

Vẻ đẹp quê hương, sức sống dân tộc được khơi nguồn sâu xa từ năm tháng thương đau. Từ hình ảnh con người bình dị, chân lấm tay bùn đã vươn lên thành anh hùng dũng cảm trong hành động, kiên định trong ý chí. Tứ thơ gợi ra chiều sâu của suy tưởng ở khổ thơ tiếp:

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đe cổ, đứa lột da

Đã khắc hoạ trực tiếp tội ác của kẻ thù với niềm căm thù, nỗi đau tột cùng của nhân dân. Hình ảnh “bát cơm chan đầy nước mắt” là hình ảnh mang tính biểu tượng. Mồ hôi hoà quyện với nước mắt. Câu thơ gợi ra nỗi đau. Sự xót xa của con người trong nô lệ, Cách xưng hô đối lập giữa một bên là chính nghĩa: ta, cùng với một bên là sự phi nghĩa: bọn thằng, đứa… như bao căm thù và uất hận được dồn lại.

Nhưng cho dù chiến tranh có khốc liệt như thế nào, dù quân thù tàn bạo đến dâu, chúng ta vẫn mang trong mình một khí phách anh hùng.

Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà

Cấu trúc “không”, “đầy” như muốn phủ định lại những gì mà quân đội Pháp đang cố gắng làm ở Việt Nam và khẳng định khí phách ngạo nghễ rất cao của dân tộc.

Nhịp thơ mạnh mẽ, đanh thép làm cho câu thơ trở nên giàu sức biểu tượng. Sự đối lập giữa hai hình ảnh thơ “xiềng xích” và “trời đầy chim, đất đầy hoa” đã thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân, khí phách anh hùng của dân tộc bất chấp sự tàn khốc của chiến tranh và quân thù. Thể hiện sự tin tưởng vào chiến thắng sau này.

Nguyễn Đình Thi đã chạm đến mạch nguồn sâu xa của truyền thống dân tộc và đã khẳng định rằng: dân tộc Việt Nam không chỉ có khí phách anh hùng mà còn có khát vọng tự do và hoà bình.

Ở hai khổ tiếp theo, Nguyễn Đình Thi đã miêu tả cuộc chiến đấu của nhân dân ta:

Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh

Đó là niềm tin và hi vọng chiến thắng mạnh mẽ trong lòng tác giả.

Nhịp thơ như giục giã, vẫy gọi mỗi con người trên con đường ra trận, tạo ra âm hưởng hào hùng của những con người anh hùng trong một đất nước anh hùng.

Đó còn là sự tự hào của tác giả, những câu thơ đậm chất lãng mạn và sử thi. Thể hiện một cảm xúc tươi mới đầy tin tưởng. Tràn đầy âm hưởng hào hùng. Hai hình ảnh “nắng đốt” và “mưa dội” là quá trình gian khổ thăng trầm của dân tộc. Song từ trong gian khổ, khó khăn ấy, dân tộc vẫn đứng lên.

Hai câu thơ kết giàu hình ảnh tráng lệ. Hình ảnh “trán cháy rực” và “bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

Và giờ đây, qua bao nhiều khó khăn, khốc liệt, bao hi sinh, đất nước ta đã được độc lập.

Súng nổ rung trời giận giữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà

Hai câu đầu tái hiện sinh động không khí của cuộc chiến, cùng với khí phách anh hùng của con người Việt Nam.

Câu thơ thứ nhất ngập tràn tiếng rung, khiến người đọc cảm nhận được sự dữ dội. Động từ “rung” được dùng khá chính xác, không chỉ là sự rung chuyển, khuynh đảo mạnh mẽ mà còn diễn tả niềm căm thù tột cùng đối với quân thù.

Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh tài tình. Ông khiến cho người đọc, ngay lập tức sau khi đọc song hai câu đầu, cảm nhận được sự khốc liệt và sự mạnh mẽ, khí thế của quân đội ta phải ngập trời đất.

Đến tận cuối bài thơ, tác giả mới gọi tên Việt Nam với sự tự do, tự chủ, sự kiêu hãnh. Ông cảm nhận được hình ảnh đất nước trong lòng.

Từ máu lửa và bùn đen đã bật dậy và sáng loà, rực rỡ huy hoàng. Câu thơ giàu giá trị biểu tượng và tính khái quát, cộng với tính nghệ thuật rất cao. Nhịp thơ 2/2/2. Vận động khoẻ khoắn, sự vươn lên của dân tộc bởi một sức sống kì vĩ và bất tử.

Bài thơ kết thúc bằng ánh sáng, thể hiện niềm tin và khát vọng mạnh mẽ, vinh quang. đã ghi lại và vẽ nên một hình ảnh đất nước Việt Nam với bao thăng trầm, khói lửa để đến được ngày độc lập. xứng đáng dược coi là cuốn biên niên sử nước ta bằng thơ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sử thi và sáng tạo nghệ thuật tài năng của Nguyễn Đình Thi.

(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương – Việt Trì – Phú Thọ)

tửu tận tình do tại

Nguyễn Đình Thi đứng trước mùa thu của hiện tại và hồi tưởng về mùa thu quá khứ. Với hình ảnh thu trong lành, mát trong của sáng sớm, với gió mùa thu mang theo hương cốm, tác giả khiến người đọc cảm nhận một mùa thu quen thuộc, một mùa thu xưa đẹp đẽ. Vẻ đẹp của mùa thu, với tác giả, muôn đời vẫn vậy chẳng đổi thay, nỗi nhớ thương về cùng hoài niệm.Chỉ với một câu thơ “gió thổi mùa thu hương cốm mới” đà đánh thức trong lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống, tao nhã, bền vững và cổ xưa. Một chút gió héo may, một chút hương cốm thơm nức. Một hình ảnh quen thuộc kéo dài từ năm này qua năm khác không đổi thay.Câu thơ “tôi nhớ những mùa thu đã xa” giống như câu thơ bản lề, chuyển hướng, đẩy tâm sự người đọc hướng về hiện tại:Khổ thơ sau vẫn là nhịp điệu chậm rãi, tràn đầy nhung nhớ. Nguyễn Đình Thi lại nhắc lại hình ảnh “sáng”. Nhưng ánh thu Hà Nội của hiện tại đẹp mà buồn, gợi bao sự thương nhớ. Sáng mùa thu chớm lạnh trong lòng Hà Nội, hay đúng hơn là cái chớm lạnh của lòng người trước mỗi đợt, mỗi khoảnh khắc thu về. Cái tinh tế của nhà thơ được thể hiện qua câu chữ “trong lòng Hà Nội”. Liệu có phải đây thực ra là nỗi nhớ qua những câu thơ đầy khắc khoải và ám ảnh.Ở đây, còn gợi thêm một hình ảnh nữa về đặc trưng của Hà Nội: “Con phố dài” và, thêm một nét tinh tế nữa của nhà thơ, đó là việc sử dụng từ láy “xao xác”. Tất cả đều gợi ra sự vắng vẻ, hiu quanh. Sự “xao xác” của lá thu hay là nỗi tâm sự đong đầy. Hình ảnh gió xao xác kết hợp với hình ảnh con phố dài đã tạo ra sự thu hút, sự sâu thẳm.Và, thật đột ngột, mạch cảm xúc của tác giả thay đổi, với hình ảnh người ra đi. Câu thơ thứ ba như một cái hất đầu ngạo nghễ, một sự quyết tâm đầy kiêu hãnh với chí lớn mang trong người. Nhưng câu thơ cuối lại là một tình cảm sâu lắng, trực tiếp, cảm xúc được dàn trải đều qua trang giấy qua cách ngắt nhịp của tác giả.Có người nói, hình ảnh của Hà Nội đã thu lại trong câu thơ cuối: “thềm nắng lá rơi đầy”. Câu thơ đẹp và giàu sắc thái thẩm mĩ. Bức tranh thu Hà Nội thấm đầy nắng, gợi nên sắc thái quyến rũ trong tâm trí người ra đi. Mà có khi làm sao mà đi nổi khi một Hà Nội đẹp thế, quyến rũ như thế cứ níu chân chẳng cho đi, làm sao không khỏi mềm lòng.Đó là mùa thu của quá khứ, còn mùa thu của bây giờ, của hiện tại rực rỡ hơn, tươi mát hơn. Và tự hào hơn trong lòng tác giảMột lời khẳng định đầy kiêu hãnh, gợi mở cho người đọc hướng về hình ảnh mùa thu trong sự đổi mới với mùa thu xưa. Chữ “khác” dường như không chỉ là sự khác biệt về thời gian, không gian như xưa, nay mà còn là sự khác biệt trong nhận thức và tư tưởng của con người. Vì một lẽ đơn giản là muôn đời thu vẫn thế, vẫn gió heo may cùng hương cốm. Vấn đề là cảm nhận của con người mà thôi. Mùa thu xưa là mùa thu của dân tộc nô lệ. Kiếp người khổ đau, vì vậy mà thu có vẻ ảm đạm và thê lương. Khi đã độc lập, mùa thu như rạng rỡ hơn, chan hoà hơn. Giữa sự thay đổi của đất trời, của cuộc đời mới, mỗi người cũng hoà vào tiếng vui chung. Con người giao hoà với đất trời và vũ trụ. Con người lắng nghe được âm hưởng vui mừng của niềm vui độc lập, đó là niềm hạnh phúc tột độ.Ở đây, không gian thu được mở rộng khoáng đạt hơn. Với tiếng gió thổi rừng tre phấp phới. Vẫn là gió thu, nhưng không phải lặng lẽ, buồn bã, mà là tiếng gió (thổi vào rừng tre) phấp phới. Như muốn gửi trọn niềm vui của con người vào thiên nhiên, vũ trụ.Hình ảnh rừng tre tượng trưng cho sức mạnh Việt Nam, vẻ đẹp của Việt Nam, niềm vui của thu độc lập. Tất cả như muốn cất lên tiếng reo ca tột độ.Và trong xúc cảm thăng hoa, Nguyễn Đình Thi có những câu thơ hết mực tài hoa:Mùa thu như được nhân hoá. Và người đọc cảm thấy mùa thu như một thiếu nữ điệu đà, thướt tha đang khoác tấm áo mới rạng rỡ, tươi tắn và dịu dàng. Phải chăng tấm áo ấy là của sự độc lập, tự do của dân tộc.Mùa thu ở đây vừa có nét tươi trong trẻo của một mùa thu muôn đời, lại vừa có sự phấn khởi, vui mừng. Câu thơ đã gợi ra tất cả xúc cảm, sâu lắng, huyên náo… tạo ra sự giao hoà giữa niềm vui của con người và niềm vui của đất trời trong ngày độc lập.Và cảm xúc của nhà thơ như trải dài qua khổ thơ:Các câu thơ như cuốn vào nhau. Với cách ngắt nhịp mạnh mẽ, ngắn, tạo ra âm hưởng hùng tráng, tràn đầy niềm tự hào.Nguyễn Đình Thi bây giờ như đang là một hướng dẫn viên, giới thiệu và tỏ bày với mọi người về cảnh sắc quê hương. Đây là núi rừng, trời xanh, kia là cánh đồng, ngả đường, xa hơn nữa là dòng sông.Tất cả như đang phơi bày vẻ đẹp, sự mỹ lệ vốn có của bản thân. Hay nói đúng hơn, đây là sự háo hức, tất cả sự hãnh diện, vinh dự với tư cách là “người làm chủ”. Tác giả nhấn mạnh vào quan hệ từ “của” như muốn khẳng định sự sở hữu và quyền tự chủ của bản thân.Ở đây đã có sự thay đổi về cách xưng hô, có sự hoà nhập giữa cái tôi của Nguyễn Đình Thi, của người nghệ sĩ với cái chung của cả dân tộc. Nguyễn Đình Thi không chỉ nói tiếng nói chung của mình mà còn nói tiếng nói chung của cả dân tộc, của mọi người bằng hai tiếng “chúng ta” đầy kiêu hãnh.Vào thời Pháp thuộc, không hề có chuyện quan niệm “chúng ta”. Tất cả đều đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao của bọn thực dân. Chỉ có thời đại mới, chỉ có xã hội và cái chung “của chúng ta”, chỉ có thời đại mới, chúng ta mới có thể hít thở không khí mát lành của thu tự do, chứ không còn bức bối ngột ngạt như trước. Nguyễn Đình Thi như muốn, khẳng định tính ưu biệt của xã hội mới.Cảm xúc dâng trào khi nghĩ về sự tự do, độc lập, niềm vui mừng hân hoan bỗng nhiên trầm lắng trong sự suy tưởng.Nhịp thơ bỗng thay đổi, mang xúc cảm trầm lắng, ẩn chứa thái độ thành kính thiêng liêng, hướng người đọc trở về quá khứ lịch sử của quê hương.Khi con người ta vui mừng, hân hoan về một chiến thắng thì bao giờ, sau đó cũng sẽ là những giây phút trầm mặc suy nghĩ về cái giá của chiến thắng đó.Tứ thơ của Nguyễn Đình Thi về đất nước tạo nên một chiều sâu không cùng. Đất nước ở đây không chỉ được cảm nhận ở hiện tại mà được nhìn nhận trong chiều sâu quá khứ. Quá khứ là bệ phóng, điểm tựa của hiện tại. Theo ông, đất nước ở đây là đất nước của những con người bất tử, chưa bao giờ khuất phục. Chữ “rì rầm” kết hợp với từ “vọng” tạo ra sự hô hứng, cộng hưởng kì diệu. Như thể người cảm nhận được cái cao cả, thiêng liêng, sự gần gũi và thân thiết.Nguyễn Đình Thi như muốn nêu lên bài học lịch sử cha ông, đạo lý của cha ông được ghi tạc lại trong tâm khảm mỗi con người Việt Nam, ngỡ như lời trò chuyện, tâm tình, thú vị của những người xưa. Tạo nên xúc cảm thiêng liêng thành kính nhưng lại thân thiết và gần gũi. Khổ thơ như khúc nhạc trầm trong bản Instrumental (hoà tan) củaKhi suy nghĩ về tự do, độc lập, về bài học lịch sử của cha ông, Nguyễn Đình Thi hướng dòng suy nghĩ của mình về quá khứ đấu tranh của dân tộc, với những khốc liệt vốn có của nó:Những câu thơ tràn ngập cảm xúc đau thương sâu lắng. Hai câu đầu, có thể coi là hai câu đặc sắc thể hiện tài hoa của nghệ sĩ. Thơ của Nguyễn Đình Thi không chỉ giàu hình ảnh mà đầy ắp tính nhạc và hội hoạ. Các hình ảnh thơ mang giá trị hiện thực cao, sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời., gợi ra một nỗi đau khôn cùng.Vẻ đẹp bình yên của làng quê đã bị lãng quên, cái yên ả của không gian không còn. Thay vào đó là hình ảnh dây thép gai với tội ác chồng chất của kẻ thù và cánh đồng máu đầy sự đau thương. Câu thơ diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh và tội ác ghê ghớm của quân thù, bộc lộ một nỗi đau lên đến tận cùng. Nỗi đau càng lớn, niềm căm thù càng sâu sắc.Cái tài của tác giả là tự gửi vào thơ chất điện ảnh và hội hoạ đặc tả. Đọc thơ, người đọc như thấy trước mắt mình là cả hiện thực khốc liệt của những năm tháng khổ đau một cách tường tận và chi tiết. Ngòi bút của Nguyễn Đình Thi như một máy quay phim tài ba và đặc biệt giúp cho người đọc nhận ra một bức tranh ngập đầy máu của chiến tranh.Nỗi đau của con người và màu của ráng chiều đổ xuống gợi nên một màu tang tóc, đau thương. Màu máu đỏ là thay thế hoàn toàn cho sắc xanh của bầu trời, màu vàng óng của cánh đồng lúa.Nhưng ở hai câu sau, mạch cảm xúc có sự chuyển đổi. Tác giả nói tới hình ảnh của người chiến sĩ ra trận từ trong đau thương, đã quyết tâm nung nấu một ý chí mạnh mẽ. Câu thơ giàu chất hiện thực và chất lãng mạn. Vẽ nên hình ảnh sống động của người lính kiên cường bất khuất, lại vừa sâu lắng và lãng mạn của bài thơ.Và ở khổ thơ tiếp, Nguyễn Đình Thi đã lí giải sâu xa về sức sống, tinh thần ý chí chiến đấu của người dân.Câu thơ ngắt nhịp khoẻ, rắn rỏi, thể hiện sâu sắc niềm tự hào, kiêu hãnh của tác giả về sức sống và vẻ đẹp của cả dân tộc. Từ “ngời” và “bật” được dùng rất hay, sự trỗi dậy, hồi sinh kỳ diệu, sự toả sáng, sức sống của dân tộc.Vẻ đẹp quê hương, sức sống dân tộc được khơi nguồn sâu xa từ năm tháng thương đau. Từ hình ảnh con người bình dị, chân lấm tay bùn đã vươn lên thành anh hùng dũng cảm trong hành động, kiên định trong ý chí. Tứ thơ gợi ra chiều sâu của suy tưởng ở khổ thơ tiếp:Đã khắc hoạ trực tiếp tội ác của kẻ thù với niềm căm thù, nỗi đau tột cùng của nhân dân. Hình ảnh “bát cơm chan đầy nước mắt” là hình ảnh mang tính biểu tượng. Mồ hôi hoà quyện với nước mắt. Câu thơ gợi ra nỗi đau. Sự xót xa của con người trong nô lệ, Cách xưng hô đối lập giữa một bên là chính nghĩa: ta, cùng với một bên là sự phi nghĩa: bọn thằng, đứa… như bao căm thù và uất hận được dồn lại.Nhưng cho dù chiến tranh có khốc liệt như thế nào, dù quân thù tàn bạo đến dâu, chúng ta vẫn mang trong mình một khí phách anh hùng.Cấu trúc “không”, “đầy” như muốn phủ định lại những gì mà quân đội Pháp đang cố gắng làm ở Việt Nam và khẳng định khí phách ngạo nghễ rất cao của dân tộc.Nhịp thơ mạnh mẽ, đanh thép làm cho câu thơ trở nên giàu sức biểu tượng. Sự đối lập giữa hai hình ảnh thơ “xiềng xích” và “trời đầy chim, đất đầy hoa” đã thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân, khí phách anh hùng của dân tộc bất chấp sự tàn khốc của chiến tranh và quân thù. Thể hiện sự tin tưởng vào chiến thắng sau này.Nguyễn Đình Thi đã chạm đến mạch nguồn sâu xa của truyền thống dân tộc và đã khẳng định rằng: dân tộc Việt Nam không chỉ có khí phách anh hùng mà còn có khát vọng tự do và hoà bình.Ở hai khổ tiếp theo, Nguyễn Đình Thi đã miêu tả cuộc chiến đấu của nhân dân ta:Đó là niềm tin và hi vọng chiến thắng mạnh mẽ trong lòng tác giả.Nhịp thơ như giục giã, vẫy gọi mỗi con người trên con đường ra trận, tạo ra âm hưởng hào hùng của những con người anh hùng trong một đất nước anh hùng.Đó còn là sự tự hào của tác giả, những câu thơ đậm chất lãng mạn và sử thi. Thể hiện một cảm xúc tươi mới đầy tin tưởng. Tràn đầy âm hưởng hào hùng. Hai hình ảnh “nắng đốt” và “mưa dội” là quá trình gian khổ thăng trầm của dân tộc. Song từ trong gian khổ, khó khăn ấy, dân tộc vẫn đứng lên.Hai câu thơ kết giàu hình ảnh tráng lệ. Hình ảnh “trán cháy rực” và “bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.Và giờ đây, qua bao nhiều khó khăn, khốc liệt, bao hi sinh, đất nước ta đã được độc lập.Hai câu đầu tái hiện sinh động không khí của cuộc chiến, cùng với khí phách anh hùng của con người Việt Nam.Câu thơ thứ nhất ngập tràn tiếng rung, khiến người đọc cảm nhận được sự dữ dội. Động từ “rung” được dùng khá chính xác, không chỉ là sự rung chuyển, khuynh đảo mạnh mẽ mà còn diễn tả niềm căm thù tột cùng đối với quân thù.Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh tài tình. Ông khiến cho người đọc, ngay lập tức sau khi đọc song hai câu đầu, cảm nhận được sự khốc liệt và sự mạnh mẽ, khí thế của quân đội ta phải ngập trời đất.Đến tận cuối bài thơ, tác giả mới gọi tên Việt Nam với sự tự do, tự chủ, sự kiêu hãnh. Ông cảm nhận được hình ảnh đất nước trong lòng.Từ máu lửa và bùn đen đã bật dậy và sáng loà, rực rỡ huy hoàng. Câu thơ giàu giá trị biểu tượng và tính khái quát, cộng với tính nghệ thuật rất cao. Nhịp thơ 2/2/2. Vận động khoẻ khoắn, sự vươn lên của dân tộc bởi một sức sống kì vĩ và bất tử.Bài thơ kết thúc bằng ánh sáng, thể hiện niềm tin và khát vọng mạnh mẽ, vinh quang.đã ghi lại và vẽ nên một hình ảnh đất nước Việt Nam với bao thăng trầm, khói lửa để đến được ngày độc lập.xứng đáng dược coi là cuốn biên niên sử nước ta bằng thơ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sử thi và sáng tạo nghệ thuật tài năng của Nguyễn Đình Thi.

Xem thêm :  +456 stt về tình yêu hay, ý nghĩa lãng mạng, hạnh phúc và tan vỡ


Rap Bài Thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm ) – Mạnh Hakyno Rễ Thuộc rap Thơ Gây Nghiện


☞ Subscribe Kênh để ủng hộ Mạnh nhé https://www.youtube.com/c/MạnhHakynoofficial
☞IOS Muzic
https://open.spotify.com/album/2WoRpdamjyY3dyrPE1VLpe?fbclid=IwAR0SRLgewlw3sE0LOJyXLTOCVBaYAowfuvDGn4HNY2t4UBy1JzBaWDgDo
Liên Hệ hợp Tác : manh13011998@gmail.com
follow Mạnh : https://www.facebook.com/rappermanhhakyno
☞ Fanpage : https://www.facebook.com/manhhakyno13011998
☞ Donate cho Mạnh Hakyno mấy nghìn tại : https://unghotoi.com/1609045878zmndz
lời :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề.
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Xem thêm :  Thơ hay về cuộc sống lạc quan tươi đẹp ❤️️75 bài ý nghĩa

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
© Bản Quyền thuộc về Mạnh Hakyno \u0026 Điền Quân Network
© Copyright by MANH HAKYNOo☞ DO NOT REUP

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button