Kỹ Năng Sống

Hướng dẫn cách vẽ chú bộ đội đẹp chi tiết từ a – z và nhanh nhất

 

TUẦN 15:                    NHÁNH 5: CHÁU YÊU CHÚ  BỘ ĐỘI.

( Thực hiện từ ngày 13/12  –  17/12/2021)

I. MỤC TIÊU:

1.Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết yêu quí cô chú bộ đội, yêu quý, tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ và những người thân gần gũi xung quanh trẻ.

– Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, ngồi học không nói chuyện riêng, khi nói phải xin phép.  Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật trong các hoạt động.

– GD trẻ biết giữ gìn VS sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.

2. Kỷ năng:

– Rèn kỹ năng sử dụng đúng từ ngữ để giới thiệu về công việc, về đồ dùng, quân tư trang của các chú bộ đội.

– Hình thành cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử, chào hỏi lịch sự lễ phép.

– Rèn cho trẻ kỷ năng  quan sát, tìm tòi, khám phá về  bộ đội.

– Rèn kỷ năng hát rỏ lời, hát đúng, vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát .

– Rèn kỷ năng tô màu, vẽ về bộ đội.

– Rèn kỷ năng đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau.

3. Kiến thức:

– Dạy trẻ biết công việc của các chú bộ đội: Canh giữ biên giới, hải đảo, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ tổ quốc.

– Trẻ biết được công lao to lớn của các chú bộ đội.

– Trẻ biết được các đồ dùng và quân tư trang của bộ đội. Biết ngày 22/12 là ngày thành lập QĐND Việt Nam.

– Trẻ biết đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo.

– Trẻ biết vận động minh họa “ Cháu thương chú bộ đội”. Biết lắng nghe trọn vẹn bài hát và biết hưởng ứng cùng cô.

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “ Chú giải phóng quân”

– Trẻ biết vẽ tranh chú bộ đội, cảm nhận được vẽ đẹp của sản phẩm do mình và bạn làm ra, thông qua việc quan sát, thông qua  hoạt động vẽ, nặn, xé dán, tô màu và qua các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

– Tranh ảnh, slides về chú bộ đội về các chú bộ đội

– Tranh bài thơ “ Chú giải phóng quân”

– Đàn có nhạc các bài hát: “ Cháu thương chú bộ đội”

– Tranh mẫu: Hoa, quà…

– 1 số thước đo

2. Đồ dùng của trẻ:

– Đồ dùng chơi ở các góc phân vai, xây dựng,  học tập, nghệ thuật: Soong, nồi, chảo, dao thớt, bát thìa, cây xanh, hoa, cỏ…..

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.

Thứ

ND

2

3

4

5

6

Đón trẻ

Trò chuyện

– Trò chuyện với phụ huynh, trò chuyện với trẻ:

+ Công việc, đồ dùng, quân tư trang của các chú bộ đội.

+ Công lao của các chú bộ đội đối với quê hương, đất nước.

+ Giáo dục trẻ biết yêu quý, tôn trọng các chú bộ đội.

Thể dục sáng

1. Luyện các kiểu đi, chạy..

2. Bé cùng tập thể dục: Tập theo nhạc nền bài hát: “Chú bộ đội”.

+ Hô hấp: Thổi bóng bay

+ Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao.

+ Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

+ Chân: Ngồi khuỵu gối.

+ Bật: Bật tại chỗ.

3. Hồi tỉnh.

HĐH

KPXH

Trò chuyện về các chú bộ đội

Văn học

Thơ “ Chú giải phóng quân”

 

Tạo hình

Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo.

Âm nhạc

VĐMH “ Cháu thương chú bộ đội”

LQVT

Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo

HĐNT

– QS đôi dép chú bộ đội

-TCVĐ:

. Ném bóng vào rổ.

. Dung dăng dung dẻ

– QS quân phục chú bộ đội

– TCVĐ:

. Thi xem tổ nào nhanh

. Lộn cầu vòng.

QS mủ chú bộ đội

– TCVĐ:

. Rồng rắn lên mây

. Lộn cầu vòng

– QS ba lô chú bộ đội

– TCVĐ:

. Về đúng nhà

. Nu na nu nống

– Đi dạo.

– TCVĐ

. Về đúng nhà

. Nu na nu nống

 

 

 

HĐG

* Trước khi chơi: Cho trẻ đeo ký hiệu và về góc chơi

* Qúa trình chơi:

. Phân vai: Cấp dưỡng, bác sỹ.

. Xây dựng: Xây doanh trại bộ đội.

. Học tập: So sánh dài hơn, ngắn hơn.

. Nghệ thuật: Hát, đọc thơ, kể chuyện về  nghề bộ đội, tô màu vẽ, xé dán các đồ dùng, quân tư trang của  nghề bộ đội.

* Sau khi chơi: đến từng góc chơi nhận xét và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi

HĐC

– Học tiếng anh

– Thực hiện vở LQVT: trang 31

– Ôn TC “Mèo đuổi chuột”

– Ôn BT

 “ Chú giải phóng quân”

– HĐG.

– Học tiếng anh

– Tô màu trang phục chú bộ đội.

– ChơiTC:

“Bịt mắt bắt dê”.

– Ôn bài thơ “ Chú giải phóng quân”

– Học kismast “ Truy tìm hạt đậu mứt”

– LQ bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng”

– BDVN – Bé ngoan.

              

Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2021

I. HOẠT ĐỘNG HỌC :  Trò chuyện về chú bộ đội

1. Mục đích, yêu cầu:

– Trẻ biết được công việc của bộ đội và nơi các chú làm việc. Biết bộ đội có nhiều binh chủng khác nhau nhưng đều nhằm 1 mục đích là canh giữ và bảo vệ Tổ quốc.

– Biết được đồ dùng, quân tư trang của các chú bộ đội. Biết ngày 22/12 là ngày thành lập QĐND Việt nam.

– Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô, kỷ năng quan sát, nhận xét, đánh giá.

– Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng các chú bộ đội.

2. Chuẩn bị:

– Tranh vẽ về các chú bộ đội ở các binh chủng khác nhau

– Hình ảnh các chú bộ đội trên máy vi tính.

– Tranh chơi trò chơi.

3. Tiến hành:
*Hoạt động 1: – Cho ch¸u h¸t bµi “ Chú bộ đội”.

– TC về ngày 22/12.

– Chú bộ đội làm công việc gì?

– Giáo dục trẻ biết yêu quý và biết ơn các chú bộ đội.

*Hoạt động 2: Trò chuyện về chú bộ đội.

 – Cho trẻ quan sát tranh các chú bộ đội và  nhận xét :

+ Tranh 1: Chú bộ đội biên phòng:

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này? ( Trang phục, màu sắc, công việc..)

+ Chú bộ đội làm việc ở đâu? Làm việc đó để làm gì? Công việc của chú ntn? Có vất vả không?(Chú bộ đội mặc áo quần màu xanh lá cây, đội mũ cũng màu xanh, chú có súng, có lựu đạn, chú làm việc ở biên giới…Chú đang đi tuần tra bảo vệ biên giới của Tổ quốc……..).Tượng tự các hình ảnh khác: Bộ đội hải quân, bộ đội bộ binh.

Ngoài ra các chú bộ đội còn làm kinh tế, tăng gia sản xuất…..

– GD trẻ biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội.

*Hoạt động 3: Thi đội nào nhanh

– Cách chơi: Trẻ chia thành 2 đội, lần lượt từng bạn lên chọn và gắn trang phục hoặc quân tư trang cho các chú bộ đội và sau đó chạy về cuối hàng đứng.

– Luật chơi: 1 bạn chỉ gắn 1 trang phục hoặc 1 quân tư trang. Đội nào gắn được nhiều trang phục hoặc quân tư trang thì đội đó sẽ chiến thắng.

–  Nhận xét tuyên dương- chuyển hoạt động

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:  Quan sát đôi dép chú bộ đội.

                                        TCVĐ:  – TC1: Ném bóng vào rổ

                                                      – TC2: Dung dăng dung dẻ

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi thoải mái.

– Trẻ biết : tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của đôi dép chú bộ đội

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

2.Chuẩn bị:

– Xắc xô, dây thừng, sỏi, bóng, phấn, lá cây …

3.Tiến hành:

*Hoạt động 1: Quan sát đôi dép chú bộ đội.

– Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, thời tiết?

– Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?

– Cô cho xuất hiện hộp quà.

– Đây là gì?

– Ai có nhận xét gì về đôi dép chú bộ đội? (đặc điểm, công dụng, lợi ích của đôi dép chú bộ đội). Gọi nhiều cá nhân trẻ.

– Cô khái quát lại: Dép được làm bằng chất liệu nhựa, có màu đỏ thẩm, có quai hậu, dép dùng để đi…

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

*Hoạt động 2: Trò chơi vận động

– Trò chơi 1: Ném bóng vào rổ

Cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi , luật chơi: chia trẻ thành 2 đội thi ném bóng vào rổ, đội nào ném được nhiều bóng hơn thì sẽ giành chiến thắng

– Trò chơi 2: Dung dăng dung dẻ

+ Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau thành hàng ngangvừa đi vừa đọc lời ca: Dung dăng dung dẻ…Ngồi tụp suống đây. Tất cả ngồi suống

 + Luật chơi: Đến câu cuối cùng phải ngồi xuống, nếu ai không ngồi xuống là phạm luật. Ai phạm luật thì phải ra ngoài 1 lần chơi

– Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần/ trò chơi

– Nhận xét sau mỗi lần chơi

*Hoạt động 3:Trẻ vẽ theo ý thích, chơi với bóng, đồ dùng cô tự làm

– Cho trẻ chơi với bóng, hột hạt…

– Trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường.

Xem thêm :  Stt chào tháng 10 yêu thương, hình ảnh chào tháng 10 đẹp

– Tập trung trẻ lại nhận xét, nhắc trẻ vệ sinh vào lớp

III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:  – Trẻ học tiếng anh

                                                 – Thực hiện vở LQVT. Trang 31.

                                                 – Ôn TC: “Mèo đuổi chuột”.

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ chơi đúng trò chơi “ Mèo đuổi chuột”

– Trẻ thực hiện vở LQCC theo yêu cầu của cô.

2.Chuẩn bị:

– Vỡ bài tập toán, bàn , ghế, bút màu,

3.Tiến hành:

* Trẻ học tiếng anh: Cô giáo-  Trần Thùy Lan lên lớp

1. Thực hiện vở LQVT. Trang 31.

* Hoạt động 1:  Cô cho trẻ mở vở Toán  trang 31.

* Hoạt động 2:  Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện bài tập.

* Hoạt động 3:  Nhận xét, tuyên dương trẻ.

2. Ôn TC : “Mèo đuổi chuột”

* Hoạt động 1: Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi ( Côi khái quát lại nếu trẻ nói chưa được)

* Hoạt động 2:  Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần

* Hoạt động 3: Cô tuyên dương trẻ

IV.ĐÁNH GIÁ:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

                             

 Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2016

I. HOẠT ĐỘNG HỌC : Thơ “ Chú giải phóng quân”

1. Mục đích, yêu cầu

Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài thơ.

– Trẻ đọc thuộc từ đầu đến cuối bài thơ, thể hiện tình cảm khi đọc bài thơ.

– Rèn kỷ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng và biết ơn chú bộ đội…

2. Chuẩn bị

– Slide powpoi bài thơ: Chú Giải Phóng Quân

– Đĩa bài hát:  Cháu thương chú bộ đội…

3. Cách tiến hành

*Hoạt động 1: Dạy thơ ‘Chú giải phóng quân”

– Hát “ Cháu thương chú bộ đội”

Vừa hát bài hát gì?

– Bài hát nói đến ai?

– Chú bộ đội làm những công việc gì?

– Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

+ L1: Đọc + tranh minh họa bài thơ.

+ L2: Đọc + Slide powpoi.

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Cô vừa đọc bài thơ chú giải phóng quân do tác giả                                     .

– Bài thơ nói về ai?

– Chú đi tiền tuyến về lúc nào?

+ Giải thích từ khó: Tiền tuyến là nơi chú giải phóng quân đánh giặc.

– Khi về chú mang theo những gì?

– Cả nhà và em bé như thế nào khi thấy chú về?

– Chú đã kể cho bạn nhỏ nghe chuyện gì?

– Bạn nhỏ đã tỏ thái độ như thế nào khi nghe chú kể về Mỹ?

– Bạn nhỏ muốn xin chiếc mũ của chú để làm gì?

– Con có yêu chú bộ đội không? Vì sao? Lớn lên con có muốn làm cô, chú bộ đội không?

– Giáo dục trẻ: Yêu quý, kính trọng chú bộ đội.

* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ

– Cho cả lớp, tổ nhóm, cá nhân đọc thơ ( Cô thay đổi đội hình cho trẻ)

– Giáo viên chú ý sửa sai trong quá trình dạy trẻ đọc thơ.

*Hoạt động 3: Thi ai nhanh

– Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội lên chọn tranh gắn theo trình tự nội dung bài thơ.

– Luật chơi: 1 trẻ chỉ chọn 1 tranh và chạy về cuối hàng đứng.

– Cho trẻ chơi.

– Gọi 1 trẻ đại diện của 2 đội lên chỉ tranh và đọc lại bài thơ,

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:  Quan sát quân phục chú bộ đội

                                                      TCVĐ: – TC1: Thi xem tổ nào nhanh                                     

                                                                   – TC2: Lộn cầu vòng.

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi thoải mái.

– Trẻ biết : tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của quân phục chú bộ đội

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

2.Chuẩn bị:

– Xắc xô, dây thừng, sỏi, bóng, phấn, lá cây …

3.Tiến hành:

* Hoạt động 1: Quan sát quân phục chú bộ đội.

– Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời.

– Ai có nhận xét gì về bầu trời hôm nay?

– Cho trẻ QS về quân phục chú bộ đội.

– Ai có nhận xét gì về quân phục chú bộ đội?( tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của quân phục chú bộ đội). Gọi nhiều cá nhân trẻ.

– Cô khái quát lại: Quân phục chú bộ đội có màu xanh, áo có 2 túi, tay dài, được làm bằng chất liệu vải, dùng để mặc. Quần có 2 ống, có 2 túi 2 bên, phía sau quần có túi, quần để mặc….

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

* Hoạt động 2: TCV§

– Trß ch¬i 1: Thi xem tổ nào nhanh:

 + Cách chơi : Trẻ vừa đi vừa hát. Khi cô đưa tay dọc thân thì xếp đội hình hàng dọc , tay giang ngang thì xếp đội hình hàng ngang , 2 tay vòng trên đầu thì xếp đội hình vòng tròn

+ Luật chơi : Đội nào xếp đội hình sai thì phải ra ngoài 1 lần chơi .

– Trß ch¬i 2: Lén cÇu vồng :

 + Cách chơi : Trẻ nắm tay nhau từng đôi 1 đọc lời ca : Lộn cầu vòng …..cùng lộn cầu vòng , vung tay tự nhiên theo nhịp lời ca ,đến câu cuối cùng thì quay 1 vòng

+ Luật chơi : Động tác phải ứng với lời ca

– Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu thì cô bổ sung).

– Cho trẻ chơi 3- 4 lần/ trò chơi

* Hoạt động 3:

Trẻ chơi với lá cây, chơi kéo co, ô ăn quan, chơi với bóng, chơi với hột hạt, chơi thẻ, chơi các đồ chơi có sẵn trên sân trường.

– Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi lên lớp.

III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: –  Ôn BT: Chú giải phóng quân

                                                –  HĐG.

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ đọc thuộc, diển cảm bài thơ “ Chú giải phóng quân”

– Luyện kỷ năng chơi ở hoạt động góc.

2.Chuẩn bị:

– Đồ chơi ở các góc.

3.Tiến hành:

1.  LQBT “ Chú giải phóng quân”

* Hoạt động 1: Cô giới thiệu bài thơ “ Chú giải phóng quân”

* Hoạt động 2: Cô cho trẻ 2 lần.

* Hoạt động 3: Tập cho trẻ đọc 4-5 lần. Động viên trẻ mạnh dạn tự tin khi đọc.

– Nhận xét tuyên dương trẻ.

2:

* Trước khi chơi: Cho trẻ đeo ký hiệu và về góc chơi

* Qúa trình chơi:

– Phân vai: Cấp dưỡng, bác sỹ.

– Xây dựng: Xây doanh trại bộ đội.

– Học tập: So sánh dài hơn, ngắn hơn.

– Nghệ thuật: Hát, đọc thơ, kể chuyện về  nghề bộ đội, tô màu vẽ, xé dán các đồ dùng, quân tư trang của  nghề bộ đội.

* Sau khi chơi: đến từng góc chơi nhận xét và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi

IV. ĐÁNH GIÁ:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2021

I. HOẠT ĐỘNG HỌC : Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo.

I. Mục đích yêu cầu:
– TrÎ biÕt kết hợp các nét vẽ: Cong tròn, thẳng đứng, thẳng xiên… lại với nhau tạo thành tranh vẽ chú bộ đội bảo vệ biển đảo. Cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng ba đầu ngón tay, biết di màu đều tay, không lem ra ngoài. Biết tô kín giấy.

– LuyÖn kû n¨ng cầm bút, kỷ năng tô màu đều tay, không lem ra ngoài.

– GD trÎ ý thøc tæ chøc trong hoạt ®éng. GD trÎ biÕt gi÷ g×n SP cña m×nh cña b¹n.

II. Chuẩn bị:

-Tranh mẫu :  Tranh 1: Tranh vẽ chú bộ đội bảo vệ biển đảo.

                       Tranh 2: Tranh vẽ chú bộ đội đang đứng trên tàu canh gác biển đảo

III. Tiến hành :

* Hoạt động 1: Cho ch¸u h¸t bµi : Chú bộ đội.

C« trß chuyÖn cïng trÎ vÒ nghề bộ đội.

– GD trÎ yêu quý, kính trọng các chú bộ đội.

* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu.

– C« cho ch¸u quan s¸t tranh vẽ chú bộ đội bảo vệ biển đảo và cho ch¸u nhËn xÐt vÒ tranh. (Tranh vẽ gì? Cô tô bằng màu gì? Tô như thế nào? Có đẹp không?…..).

– C« hái ý ®Þnh trÎ: Ch¸u vẽ gì. cháu vẽ ntn? Vẽ cái gì trước, cái gì sau? Cháu sÏ tô gì ? Tô ntn? ( Cháu nói ý định của mình và cách thực hiện)

*Hoạt động 3:  Trẻ thùc hiÖn.

– C« bao qu¸t ch¸u, ®éng viªn,  gîi ý cho ch¸u ®Ó ch¸u hoµn thµnh s¶n phÈm cña m×nh.

*Hoạt động 4: NhËn xÐt s¶n phÈm.

– Cho ch¸u ®em s¶n phÈm lªn tr­ng bµy, quan s¸t s¶n phÈm cña m×nh, cña b¹n.

– Trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình.

– Nhận xét sản phẩm của bạn?

– Con thÝch s¶n phÈm nµo? V× sao?

– NhËn xÐt tuyªn d­¬ng ch¸u – chuyÓn ho¹t ®éng.                                   

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát mủ chú bộ đội

                                             TCVĐ:  – TC1: Rồng rắn lên mây

                                                            – TC2: Lộn cầu vòng.

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi thoải mái.

– Trẻ biết : tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của cái mủ chú bộ đội

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

2.Chuẩn bị:

– Xắc xô, dây thừng, sỏi, bóng, phấn, lá cây …

3.Tiến hành:

* Hoạt động 1: Quan sát mủ chú bộ đội.

– Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, thời tiết.

– Ai có nhận xét gì về thời tiết hôm nay?

– Cho trẻ QS mủ chú bộ đội

– Ai có nhận xét gì về mủ chú bộ đội? ( đặc điểm, công dụng, lợi ích của mủ chú bộ đội).

Gọi nhiều cá nhân trẻ.

– Cô khái quát lại: Mủ tai bèo, có màu xanh, được làm bằng chất liệu vải, có dây để cột mủ, tai bèo có dạng hình tròn, mủ dùng để đội che nắng, che mưa…

Xem thêm :  Status hay về thầy cô giáo

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội, biết giữ gìn mủ của chú bộ đội.

* Hoạt động 2: TCVĐ

– Trß ch¬i 1: Rång r¾n lªn m©y

+ C¸ch ch¬i: 1 trÎ lµm thÇy thuèc, sè trÎ cßn l¹i «m vµo eo b¹n thµnh 1 hµng , trÎ ®øng ®Çu hµng 2 tay giang ngang  tÊt c¶ võa ®i võa ®äc : Rång r¾n lªn m©y …Tha hå thÇy ®uæi.TrÎ lµm thÇy thuèc ®uæi b¾t trÎ cuèi hµng

+ Luật chơi:  Thầy thuốc chỉ được bắt trẻ sau cùng của đoàn rồng rắn, ai bị thầy thuốc bắt phải ra ngoài 1 lần chơi

– Trß ch¬i 2: Lộn cầu vồng :

+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng cặp đối mặt nhau, cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp: Lộn cầu vồng….Cùng lộn cầu vồng. Khi đọc đến từ cuối cùng của bài đồng giao cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới đọc lại lời đồng dao vừa đọc vừa vung tay như lần trước đến từ cuối cùng của bài đồng giao cả hai trẻ cùng chui qua tay  để trở về tư thế ban đầu

– Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu cô bổ sung).

– Cho trẻ chơi 2-3 lÇn/ 1 TC

*Hoạt động 3:TrÎ chơi « t«, bóng, lá vàng, xÕp hét h¹t, nhặt lá rụng….

– Cô bao qu¸t trẻ vµ gióp ®ì trÎ khi cÇn thiÕt.Nhận xét rút kinh nghiệm buổi hoạt động.

III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: – Trẻ học tiếng anh

                                                – Tô màu trang phục chú bộ đội

                                                – Chơi TC: Bịt mắt bắt dê

1. Mục đích yêu cầu:

– Giúp trẻ luyện kỷ năng tô màu đều tay không lem ra ngoài.

– Rèn luyện kỷ năng chơi TC: “Bịt mắt bắt dê”.

2.Chuẩn bị:– Khăn,

3.Tiến hành:

* Trẻ học tiếng anh: Cô Trần Thùy Lan lên lớp

1. Tô màu trang phục chú bộ đội.

*Hoạt động 1: Cô trò chuyện cùng trẻ về trang phục của các chú bộ đội

*Hoạt động 2: Cho trẻ tô màu, cô hướng dẫn trẻ chọn đúng màu để tô cho trang phục của chú bộ đội, tô đều tay không lem ra ngoài,  tô kín giấy.

* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.

2. Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.

*Hoạt động 1: Cho cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi

*Hoạt động 2: Cho cháu chơi 4-5 lần

*Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương cháu chuyển hoạt động.

IV. ĐÁNH GIÁ:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                          Thứ 5 ngày 16  tháng 12 năm 2021

I. HOẠT ĐỘNG HỌC : VĐMH “ Cháu thương chú bộ đội.

                      Nghe hát  : Se chỉ luồn kim

                      TCAN      : Tai ai tinh

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hát đúng giai điệu.

– Trẻ hiểu nội dung bài hát

– Trẻ thể hiện động tác minh họa theo lời bài hát.

– Rèn kỹ năng nghe, hát và vận động theo nhạc.

– Chú ý lắng nghe, cảm thụ âm nhạc.

– Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng các chú bộ đội và thích được làm chú bộ đội.

– Trẻ hào hứng tham gia mọi hoạt động.

2. Chuẩn bị:

– Đàn, nhạc bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân, cô thợ dệt, se chỉ luồn kim

– Nơ tay, mủ chóp

3. Tiến hành:

* Hoạt động 1: Dạy vận động “Cháu thương chú bộ đội”

– Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát

– Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giảng động tác:

+ Câu 1: Cháu thương….biên giới: Tay phải đưa từ ngoài vào trong ngực và đưa ra (2 lần) đồng thời chân nhún vào chữ “thương”, “đội”, “sâu”, “giới”

+ Câu 2: Cháu thương…đảo xa: Như câu 1 nhưng đổi tay

+ Câu 3: Cho chúng …nở hoa: 2 tay vỗ 2 bên đồng thời chân nhún theo nhịp.

+ Câu 4: Cho tiếng…quê ta. 2 tay vẫy sang 2 bên sau đó quay 1 vòng

– Cô làm mẫu lần 3 theo nhạc

– Cô dạy cả lớp vận động bài hát theo nhạc 3- 4 lượt

– Cô mời các tổ thi đua nhau hát vận động theo nhạc.

– Mời các nhóm, cá nhân lên biểu diễn.

– Cho trẻ vận động sáng tạo theo cách riêng của trẻ

* Hoạt động 2 : Nghe hát “Anh phi công ơi”

– Dẫn dắt giới thiệu tên bài hát , tên tác giả.

+ Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe. Hỏi trẻ tên bài hát.

     –  Cô vừa hát bài hát gì?  Do nhạc sĩ nào sáng tác?

+Lần 2: Minh họa động tác, khuyến khích trẻ vận động cùng cô.

Hỏi tên bài hát, tên tác giả.

* Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”

– Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín, và 1 bạn ở dưới hát 1 bài bất kỳ về PTGT và gõ dụng cụ âm nhạc. Bạn đội mũ chóp kín phải đoán đó là bài hát gì? Ai hát? Dụng cụ gõ là gì?

– Cô khen và động viên trẻ.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát ba lô chú bộ đội.

                                              TCVĐ: – TC1: Về đúng nhà

                                                           – TC2: Nu na nu nống.

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi thoải mái.

– Trẻ biết : tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của ba lô chú bộ đội

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

2.Chuẩn bị:

– Xắc xô, dây thừng, sỏi, bóng, phấn, lá cây …

3.Tiến hành:

* Hoạt động 1: Quan sát ba lô chú bộ đội.

– Cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, thời tiết.

– Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?

– Cho trẻ QS ba lô chú bộ đội

– Ai có nhận xét gì về ba lô chú bộ đội? (tên gọi, đặc điểm, công dụng, lợi ích của ba lô chú bộ đội). Gọi nhiều cá nhân trẻ.

– Cô khái quát lại: Ba lô có màu xanh, có nhiều túi nhỏ, có nắp đậy, có dây buộc, dùng để đựng quân tư trang của chú bộ đội, được làm bằng chất liệu vải…

– Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng chú bộ đội.

*Hoạt động 2: TCV§

– Trß ch¬i 1: Về đúng nhà:

+ Cách chơi:  Chia trẻ thành 2 nhóm chơi một nhóm trai, một nhóm gái. Cho trẻ đi tự do vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh yêu cầu trẻ về nhà nào thì trẻ phải về đúng nhà đó. 

+ Luật chơi:  Ai về không đúng nhà sẽ ra ngoài 1 lần chơi

– Trò chơi 2: Nu na nu nống

+ Cách chơi: Trẻ ngồi thành từng nhóm chân duỗi thẳng về phía trước, 1trẻ làm cái

dùng tay vỗ nhẹ vào từng chân của từng thành viên trong nhóm ứng theo nhịp lời ca, đến từ cuối cùng vào chân người nào thì người đó thắng cuộc đồng thời dấu chân đó đi, trò chơi lại tiếp tục.

+ Luật chơi: Mỗi lần chỉ vỗ vào 1 chân ứng với 1 từ của lời đồng dao và vỗ theo thứ tự từ trái sang phải rồi ngược lại.

– Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu thì cô bổ sung).

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lÇn/ 1 trò chơi.

* Hoạt động 3: Trẻ chơi ô tô, bóng, lá vàng, xếp hột hạt, nhặt lá rụng.

– Cô bao qu¸t trẻ vµ gióp ®ì trÎ khi cÇn thiÕt.Nhận xét rút kinh nghiệm buổi hoạt động.

III.HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Ôn VĐMH : Cháu thương chú bộ đội.

                                                Học kismast : Truy tìm hạt đậu mứt

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ vận động đúng, đẹp và thể hiện diễn cảm VĐMH bài “ Cháu thương chú bộ đội”

– Trẻ biết sữ dụng máy tính và chơi trò chơi “ Truy tìm hạt đậu mứt

2.Chuẩn bị:

– Nhạc “ Cháu thương chú bộ đội”

– Máy tính có cài phần mềm kismats

3.Tiến hành:

1. Ôn VĐMH “ Cháu thương chú bộ đội”

*Hoạt động 1: Ôn VĐMH “ Cháu thương chú bộ đội”

 *Hoạt động 2: Cô cho cháu  VĐMH theo tập thể , tổ, nhóm, cá nhân chú ý cho cá nhân VĐ nhiều để cô sửa sai cho cháu. Động viên cháu mạnh dạn tự tin trước lớp.

*Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi.

2. Học kismast “ Truy tìm hạt đổ mứt.

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Truy tìm hạt đổ mứt”

* Hoạt động 2: Cô cho trẻ lên thực hiện yêu cầu của trò chơi.

* Hoạt động 3: Nhận xét quá trình trẻ học

IV. ĐÁNH GIÁ:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2021

I. HOẠT ĐỘNG HỌC : Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo

I. Mục đích, yêu cầu:

– Trẻ biết cách đo độ dài của một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau và nhận biết kết quả đo

– Rèn kỹ năng tập đo độ dài của 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau cho trẻ, trẻ biết diễn đạt và so sánh kết quả đo bằng một cách đầy đủ.

– Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, chia sẻ với các bạn trong nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

– Mô hình xưởng mộc: tủ, giường, bàn ghế, 2 thước 1 dài, 1 ngắn, các thẻ số…
– Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
– Thẻ số từ 4-7
– Bút dạ màu xanh và màu đỏ.
– 4 tấm xốp màu đỏ liền nhau.
– 6 gậy thể dục.
– 6 bảng con và 3 thước dài, 3 thước ngắn.
– 3 cái bàn học và 3 thước dài, 3 thước ngắn.

2. Đồ dùng của trẻ:

Xem thêm :  Tuyển chọn 20 bài thơ của hồ xuân hương hay nhất

– Mỗi trẻ 2 thước đo (Thước màu đỏ dài 8cm, Thước màu xanh dài 14cm)
– Mỗi trẻ 1 tấm gỗ dài 56cm
– Các thẻ số từ 4 – 7
– Bút dạ màu và bút chì.

III. Tiến hành hoạt động

 * Hoạt động 1: Ôn luyện về phép đo

– Cho trẻ đến thăm quan xưởng mộc, gọi tên những đồ dùng, sản phẩm mà bác thợ mộc đã làm ra. Trẻ đứng xung quanh mô hình xưởng mộc.

– Để đóng được các đồ dùng này bác thợ mộc đã dùng gì để đo.

– Mời 1 trẻ lên đo độ dài của cái thước bằng mấy lần nắm tay? Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng đặt vào cái thước.

– Mời 1 bạn lên đo độ dài của chiếc giường nào?

– Độ dài của chiếc giường bằng mấy lần của thước đo? Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng đặt vào đồ vật.

– Cho trẻ dùng thước để đo độ dài chiếc bàn, nhận biết kết quả đo.

– Các con ơi bác thợ mộc còn rất nhiều những tấm gỗ chuẩn bị đóng đồ, hôm nay bác nhờ chúng mình đo độ dài của những tấm gỗ này đấy, chúng mình giúp các bác nhé.

* Hoạt động 2: Đo độ dài của một đối tượng bằng các thước đo khác nhau, nhận biết kết quả đo

– Cho trẻ đi vòng tròn lấy rổ và gỗ (vác gỗ lên vai) về chỗ để đo.

– Để đo được tấm gỗ các bác thợ mộc đã chuẩn bị cho chúng mình những gì ở trong rổ?

– Cho trẻ trò chuyện về các đồ có trong rổ và so sánh độ dài của hai cái thước. Thước nào dài hơn? Thước nào ngắn hơn

– Trong rổ của cô cũng có hai thước đo, cô sẽ so sánh xem thước nào dài hơn, thước nào ngắn hơn nhé?

– Để biết được chiều dài của tấm gỗ, các bác đã chuẩn bị cho cô trò mình mỗi người hai cái thước có độ dài khác nhau. Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình cách đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau và nhận biết kết quả đo.

–  Trẻ đo chiều dài của tấm gỗ

– Chọn thước đo màu xanh để đo trước.

– Đặt một đầu của thước đo màu xanh trùng với 1 đầu của tấm gỗ sao cho cạnh của thước sát với cạnh của tấm gỗ, dùng bút màu xanh gạch sát vào đầu kia của thước lên tấm gỗ. sau đó nhấc thước lên, đặt tiếp lên tấm gỗ sao cho một đầu của thước trùng lên vạch đánh dấu, đánh dấu tiếp đầu kia của thước lên tấm gỗ và tiếp tục làm tương tự cho đến hết chiều dài tấm gỗ. Đến lần đo cuối cùng

– Đo từ trái sang phải nhé.

– Trẻ đo xong cô cho trẻ đếm số lần đo được. Gọi 3-4 trẻ hỏi kết quả đo.

– Khi trẻ đo cô chú ý bao quát và đi đến gần trẻ để giúp đỡ trẻ yếu kém

– Cô cũng đếm kết quả của cô trên bảng. Tương ứng với 4 lần đo này chúng ta chọn thẻ số mấy?

– Cô hướng dẫn trẻ để thước đo màu xanh phía trước và đặt thẻ số bên cạnh.

– Tiếp theo cô trò mình lại đo tấm gỗ với thước màu đỏ nhé, trình tự làm giống như thước màu xanh, chúng ta đo từ trái sang phải và dùng bút dạ màu để đánh dấu nhé.

– Cho trẻ thực hiện đo tấm gỗ với thước đo màu đỏ, lấy bút dạ màu để đánh dấu.

– Cô và trẻ cùng đếm để kiểm tra kết quả, 7 lần, chọn thẻ số tương ứng.

– Như vậy, chúng ta vừa đo chiều dài tấm gỗ bằng 2 thước đo: thước đo màu xanh dài hơn và thước đo màu đỏ ngắn hơn. Kết quả là tấm gỗ dài bằng 4 lần thước đo màu xanh, bằng 7 lần thước đo màu đỏ.

– Vì sao lại có sự khác nhau như vậy? Cô hỏi 3-4 trẻ

– Cô giải thích: Vì hai thước đo có độ dài khác nhau,

Cô chốt lại: Với cùng 1 đối tượng nhưng đo bằng các loại thước có độ dài ngắn khác nhau thì cho kết quả khác nhau, thước dài thì số lần đo ít hơn, thước ngắn thì số lần đo sẽ nhiều hơn đấy. (Cô cho trẻ nhắc lại)

– Cô mở nhạc cho trẻ vác gỗ lên vai đi vòng tròn mang gỗ về xưởng.

– Cho trẻ về chỗ ngồi.

* Hoạt động 3: Luyện tập: Cho trẻ thực hành đo:

+ Nhóm 1: Đo chiều dài của 4 tấm xốp màu đỏ này bằng bước chấn, và bàn chân.

+ Nhóm 2: Đo chiều dài của chiếc bàn bằng 2 loại thước có độ dài khác nhàu.

+ Nhóm 3: Đo chiều dài của những cái bảng đen bằng 2 loại thước đo.

+ Nhóm 4: Đo chiều dài của gậy thể dục bằng nắm tay và gang tay.

– Cho trẻ tiến hành đo 3-4 phút trên nền nhạc.

II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:  Đi dạo

                                            TCVĐ: Về đúng nhà

                                                          Nu na nu nống.

1.Mục đích yêu cầu:

– Trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi thoải mái, chơi các trò chơi.

– Trẻ quan sát được nhiều sự vật hiện tượng thiên nhiên xung quanh trẻ.

– Giáo dục trẻ có ý thức trong hoạt động, GD trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của nghề xây dựng.

2.Chuẩn bị:

– Bóng, dây thừng, phấn, thẻ, giấy loại, lá cây, sỏi…..

3.Tiến hành:

*Hoạt động 1:  Đi dạo

– Cho trẻ đi dạo 1 vòng quanh ngoài trường.

– Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô trong khi đi dạo: ( nhiều ngôi nhà đẹp, nhiều cơ quan có nhà cao tầng do các chú công nhân xây dựng vất vả làm ra….)

– Tập trung trẻ lại và cũng cố những gì quan sát được.

– GD cháu có ý thức tổ chức trong giờ học, GD cháu yêu quý giữ gìn SP của nghề xây dựng.

*Hoạt động 2: TCV§

– Trß ch¬i 1: Về đúng nhà:

+ Cách chơi:  Chia trẻ thành 2 nhóm chơi một nhóm trai, một nhóm gái. Cho trẻ đi tự do vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh yêu cầu trẻ về nhà nào thì trẻ phải về đúng nhà đó. 

+ Luật chơi:  Ai về không đúng nhà sẽ ra ngoài 1 lần chơi

– Trò chơi 2: Nu na nu nống

+ Cách chơi: Trẻ ngồi thành từng nhóm chân duỗi thẳng về phía trước, 1trẻ làm cái

dùng tay vỗ nhẹ vào từng chân của từng thành viên trong nhóm ứng theo nhịp lời ca, đến từ cuối cùng vào chân người nào thì người đó thắng cuộc đồng thời dấu chân đó đi, trò chơi lại tiếp tục.

+ Luật chơi: Mỗi lần chỉ vỗ vào 1 chân ứng với 1 từ của lời đồng dao và vỗ theo thứ tự từ trái sang phải rồi ngược lại.

– Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi (Nếu còn thiếu thì cô bổ sung).

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lÇn/ 1 trò chơi.

* Hoạt động 3: Trẻ chơi ô tô, bóng, lá vàng, xếp hột hạt, nhặt lá rụng.

– Cô bao qu¸t trẻ vµ gióp ®ì trÎ khi cÇn thiÕt.Nhận xét rút kinh nghiệm buổi hoạt động.

III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: – LQ bài đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng.

                                                –  Biểu diễn văn nghệ – Bình cờ bé ngoan

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ đọc thuộc, diển cảm bài đồng dao : Rềnh rềnh ràng ràng

– BDVN tự tin, mạnh dạn.

– Nhận xét được điểm tôt, điểm xấu của mình và của bạn để rút kinh nghiệm cho tuần sau.

2.Chuẩn bị:

– Nhạc bài hát “ Cháu yêu chú bộ đội” “ Cô thợ dệt” “ Cháu yêu cô chú công nhân”

3.Tiến hành:

1. Làm quen bài đồng dao : Rềnh rềnh ràng ràng

*Hoạt động 1: Cô giới thiệu bài đồng giao “ Rềnh rềnh ràng ràng”

*Hoạt động 2: Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần.

– Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc theo cô.

* Hoạt động 3 :

– Nhận xét tuyên dương trẻ.

2.  Biểu diễn văn nghệ – Bình cờ bé ngoan

*Hoạt động 1: Cô là người dẫn chương trình.

*Hoạt động 2: Cô cho trẻ BDVN Tập thể, tổ, nhóm, cá nhân. ( Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ tự tin, mạnh dạn)

*Hoạt động 3: Bình cờ bé ngoan.

– Trẻ tự nhận xét về mình.

– Nhận xét về bạn.

IV. ĐÁNH GIÁ:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 KT. HIỆU TRƯỞNG

 PHÓ HIỆU TRƯỞNG                                                  GIÁO VIÊN

 

 

 

 

 

   Nguyễn Thị Liên                               Nguyễn Thị Thu Hà – Lê Thị Thanh Hương

 


Chú Bộ Đội – Nhạc Thiếu Nhi Có Lời


Chú Bộ Đội Nhạc Thiếu Nhi
♫ Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động: https://bit.ly/3rQ5MXs
♫ Bé Xuân Mai: https://bit.ly/3rPEWie
Phim Cổ Tích Việt Nam: https://goo.gl/emQwji
Cổ Tích Nàng Tiên Cá: https://goo.gl/KrQKiJ
Hài Tôn Ngộ Không: https://goo.gl/WW0Giy
► Theo dõi kênh Thiếu Nhi BHMEDIA: https://goo.gl/LiQZ0g
☞ Cập nhật video bổ ích cho bé bằng cách LIKE, SHARE và Sub kênh nhé.
☞ Kể Chuyện Cổ Tích:
Truyện Cổ Andersen: https://goo.gl/ohdIXH
Thơ Cho Trẻ Mầm Non: https://goo.gl/0z4uJn
Dạy Bé Tập Vẽ: http://goo.gl/3Lzp8l
Xem thêm:
☞ Hoạt Hình 3D Vui Nhộn: https://goo.gl/ATvsva
☞ Phim Cổ Tích Việt Nam: https://goo.gl/ln2X10
☞ Phim Siêu Nhân: https://goo.gl/O92meG
nhacthieunhi chubodoi kenhthieunhibh

Kênh Thiếu Nhi BHMEDIA luôn nỗ lực tạo ra video bổ ích thú vị nhất.
Rất mong nhận được nhiều đóng góp ý kiến của các bạn.
Cập nhật sản phẩm mới nhanh nhất thì nhanh tay Subcribe kênh nhé. Cám ơn các bạn rất nhiều.

► © Bản quyền thuộc về BH Media Corp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kỹ Năng Sống

Related Articles

Back to top button