Tổng Hợp

Bài tập về FeS2, FeS, CuS (Phần 1) – Học Hóa Online

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 20% số mol, FeS2 chiếm 50% số mol trong hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 35,14) gam muối và 36,288 lít (đktc) hỗn hợ khí Z gồm NO2 và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 1862/81. Biết NO2 là sản phẩm duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với

A. 25.        B. 26.        C. 27.       D. 28.

(Xem giải) Câu 2. Cho 5,76 gam hỗn hợp A gồm FeS2, FeS,  CuS và Fe(NO3)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc nóng. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,376 lít khí (đktc) B gồm NO2, SO2 và dung dịch C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào C thu được 8,85 gam kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 7,86 gam chất rắn E. Trong E oxi chiếm 27,481% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong A có giá trị gần nhất với

A. 40%            B. 50%            C. 60%            D. 80

(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác của NO3-). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hoàn tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là

A. 11,2          B. 23,12          C. 11,92          D. 0,72

(Xem giải) Câu 4. Hoà tan hòa toàn 9,52 gam hỗn hợp A gồm FexOy và FeS2 trong 48,51 gam dung dịch HNO3 phản ứng xong, thu được 1,568 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch B. Dung dịch B phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3

A. 80%         B. 70%         C. 60%         D. 90%

(Xem giải) Câu 5. Hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y (chỉ chứa muối sunfat). Nếu cũng hòa tan m gam hỗn hợp trên bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít (đktc) khí SO2. Tính giá trị của V?

A. 8,96.         B. 13,44.         C. 11,2.        D. 17,92.

(Xem giải) Câu 6. Cho 16,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCO3, FeS, FeS2 (trong đó oxi chiếm 20,853% theo khối lượng) tan hoàn toàn trong 70 gam dung dịch H2SO4 78,4% thu được dung dịch Y và 7,168 lít hỗn hợp hai khí (đktc). Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho vào dung dịch BaCl2 dư thu được 37,28 gam kết tủa. Phần 2: Cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 37,28          B. 47,98          C. 42,63          D. 45,65

(Xem giải) Câu 7. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A chứa FeS2, Cu2S và FeCO3 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat và 19,488 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí có khối lượng 40 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A trên bằng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp B (gồm Fe2O3 và CuO) và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ toàn bộ Z vào 200ml dung dịch NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,45M thu được lượng kết tủa là:

A. 19,38 gam      B. 14,775 gam      C. 17,73 gam      D. 15,76 gam

(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Cu2S. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ gồm 2 muối sunfat. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc lấy kết tủa và nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 236,73 gam chất rắn khan. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, khí sinh ra hấp thụ vào 4 lít dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Z chứa 417,68 gam chất tan. Giá trị của V gần nhất với:

Xem Thêm :   Làm chủ mọi tình huống với 7 Kỹ năng giao tiếp cơ bản

Xem thêm :  Khóa học cắt may cơ bản

A. 47,5        B. 48       C. 48,5       D. 49

(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc, dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E (không chứa NH4+). Khối lượng muối dạng khan có trong E là m gam. Giá trị lớn nhất của m là:

A. 20,57         B. 18,19         C. 21,33         D. 21,41

(Xem giải) Câu 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, Fe(OH)2, CuO và Fe2O3 (nguyên tố oxi chiếm 18,65% khối lượng) vào bình kín chứa 1,75 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm ngưng tụ hơi nước rồi đưa về điều kiện ban đầu thấy áp suất của bình giảm 10%. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ), thu được 1,55 mol SO2 và dung dịch chứa 2,07m gam muối trung hòa. Giá trị của m là

A. 40.       B. 80.       C. 50.       D. 60.

(Xem giải) Câu 11. Hòa tan hết 64,0 gam hỗn hợp rắn X gồm FeS2, FeS và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa HNO3 và 0,2 mol H2SO4 đun nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sắt (III) và 11,2 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2 và SO2. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 13,98 gam kết tủa. Phần 2: tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, không thấy khí thoát ra; đồng thời lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,98 gam rắn khan Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 có trong hỗn hợp X là

A. 90,75%.       B. 80,27%.        C. 53,66%.         D. 67,50%.

(Xem giải) Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam hỗn hợp X chứa Fe, Cu, FeS trong dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được khí SO2 (đktc, duy nhất) và dung dịch Y chứa 12,8 gam muối. Mặt khác cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 28,19 gam kết tủa. Dung dịch Y hòa tan được tối đa m gam Fe. Giá trị của m là:

A. 1,4         B. 1,12         C. 5,6         D. 2,8

(Xem giải) Câu 13. Nung nóng 1,7 mol hỗn hợp X gồm Mg, FeCO3, FeS, AgNO3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn Y (không chứa nguyên tố N) và 1,405 mol hỗn hợp khí gồm CO2 NO2, O2, SO2. Cho Y phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư thì có 3,5 mol HNO3 phản ứng, thu được dung dịch Z và hỗn hợp khí T gồm 0,7 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,3 mol CO2. Cho Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(NO3)2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Tổng phần trăm theo số mol của Mg và FeS có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 5,8%.       B. 11,0%.       C. 8,80%.       D. 12,0%.

(Xem giải) Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3, thu được khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

A. 0,5M           B. 1M          C. 2M           D. 1,5M

(Xem giải) Câu 15. Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, FeS và FeS2 (mO = 11m/129) làm hai phần bằng nhau: Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch A có chứa (m + 0,96) gam muối sunfat và thoát ra V lít khí SO2 (đktc). Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch B và thoát ra 17,248 lít hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 23,468. Cô cạn B được muối khan D. Cho D vào bình đựng 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch E và a gam kết tủa. Cô cạn dung dịch E được (m + 8,08) gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với:

Xem Thêm :   Cách thêm header and footer trong word 2019, 2016,2013,2010

Xem thêm :  Mẫu áo ảnh thẻ đẹp [psd]- download 1000 mẫu áo ảnh thẻ đẹp

A. 22,5 gam      B. 10,67 gam      C. 11,75 gam      D. 23,5 gam

(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeS2, Fe(OH)2 và CuO. Cho m gam X vào bình kín chứa 1,875 mol khí O2 (dư) rồi nung nóng bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ngưng tụ toàn bộ hơi nước thì thấy áp suất trong bình giảm 10% so với trước khi nung. Mặt khác, cho m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 35,28 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch Y chứa 332m/155 gam muối. Biết trong X, oxi chiếm 20,645% về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 82.        B. 80.        C. 75.        D. 77.

(Xem giải) Câu 17. Cho 10,42 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS và ZnS tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối sunfat và 11,2 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ Ba(OH)2 vào dung dịch Y (trong điều kiện không có oxi) thì lượng kết tủa lớn nhất tạo ra là 43,96 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16.       B. 20.       C. 21.       D. 15.

(Xem giải) Câu 18. Cho 46 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Fe, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 116,5 gam kết tủa. Mặt khác khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 51,25 gam chất kết tủa. Giá trị của V là

A. 16,8.       B. 95,2.       C. 24,64.       D. 47,6.

(Xem giải) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:

A. 24 gam.          B. 27 gam.          C. 30 gam.          D. 36 gam.

(Xem giải) Câu 20. Hỗn hợp X gồm MgO, Fe2O3, FeS và FeS2 (trong đó oxi chiếm 14,93% về khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 dư, thu được khí SO2 và dung dịch chứa (155m : 67) gam muối trung hòa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,64 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và SO2 có tổng khối lượng là 29,8 gam. Dung dịch sau phản ứng chứa 28,44 gam hỗn hợp muối trung hòa. Phần trăm khối lượng của FeS trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12%.       B. 20%.       C. 32%.       D. 46%.

(Xem giải) Câu 21. Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeS và FeS2 (biết trong X lưu huỳnh chiếm 23,656% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho 0,48 lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thu được 8,56 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho thêm nước (dư) vào Y rồi cho Fe vào thì khối lượng Fe phản ứng tối đa là:

A. 11,2            B. 13,44           C. 11,76            D. 14,56

(Xem giải) Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp rắn X gồm FeS2 và Cu2S trong 120 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (spk duy nhất, đktc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 139,8 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 17,92          B. 20,16          C. 16,8          D. 22,4

Xem Thêm :   Top 10 Phần mềm thiết kế nhà 3D chuyên nghiệp miễn phí

Xem thêm :  Cách làm gà xào bắp cải phô mai tại gia chuẩn vị hàn quốc

(Xem giải) Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 8,976 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S và Cu trong 864 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,186 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 11,184 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe, biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của NO3- là NO. Giá trị của m là

A. 16,464.         B. 8,4.         C. 17,304.         D. 12,936.

(Xem giải) Câu 24. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeS trong m gam dung dịch HNO3 50% thu được 2,688 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 240 ml dung dịch NaOH 2M. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:

A. 73,10           B. 57,96           C. 63,10           D. 62,80

(Xem giải) Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong V ml dung dịch HNO3 2M, thu được khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết các chất trong Y thì cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 64,06 gam chất rắn Z. Giá trị của V là

A. 345.       B. 580.       C. 290.       D. 270.

(Xem giải) Câu 26. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,38 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,29 mol SO2 (là chất khí duy nhất). Cho 2,24 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 1,28 gam kim loại. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được 10,06 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,74.          B. 7,50.          C. 11,44.          D. 6,96.

(Xem giải) Câu 27. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,32 mol H2SO4 (đặc), đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,24 mol SO2 (là chất khí duy nhất). Cho 0,25 mol NaOH phản ứng hết với dung dịch Y, thu được 7,63 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,66.          B. 5,34.          C. 5,61.          D. 5,44.

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 28,56 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong dung dịch chứa 1,11 mol HNO3 thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 8,4 gam Fe và tạo thành dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất và V lít khí. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là

A. 2,24       B. 3,36       C. 0,336       D. 0,224

(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Hãy xác định M và giá trị của m

A. Zn, 20,97       B. Cu, 23,3       C. Mg, 46,6       D. Cu, 46,6

(Xem giải) Câu 30. Hòa tan hết 46,8 gam hỗn hợp E gồm FeS2 và CuS trong dung dịch có chứa a mol HNO3 (đặc nóng) thu được 104,16 lít NO2 (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Q. Pha loãng Q bằng nước được dung dịch P. Biết P phản ứng tối đa với 7,68 gam Cu giải phóng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và P tạo kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh) khi thêm dung dịch BaCl2 vào. Tính giá trị của a?

A. 4,68.         B. 4,65.         C. 4,66.         D. 4,67.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button