Tổng Hợp

9 quy tắc bố cục chụp ảnh cơ bản trong nhiếp ảnh

 

Một trong những kỹ thuật để cho ra đời bức ảnh đẹp đó là: Quy tắc bố cục chụp ảnh. Dưới đây là 9 quy tắc bố cục chụp ảnh cơ bản thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng.

 

1. Quy tắc 1/3

Bạn chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Khi chụp, hãy đặt đối tượng của bạn tại vùng giao nhau của các đường kẻ đó. Thỉnh thoảng, quy tắc bố cục chụp ảnh này khiến bức ảnh hơi “trơ trọi” hoặc mất cân bằng. Bạn có thể giải quyết bằng cách đặt một đối tượng thứ 2 ít quan trọng hơn ở vị trí đường dọc 1/3 còn lại.

2. Các đường dẫn

Quy tắc bố cục chụp ảnh theo đường dẫn giúp tạo chiều sâu, dẫn dắt người xem, thu hút sự chú ý của họ vào chủ đề chính của bức ảnh. Những đường kẻ “tự nhiên” trong bức ảnh như: con đường, bức tường hay hoa văn đều có thể được sử dụng làm đường dẫn hướng. Khi bắt đầu thiết lập một cảnh chụp, bạn hãy dành một chút thời gian để quan sát tìm các đường dẫn nổi bật của nó.

3. Các đường chéo

Trong quy tắc bố cục chụp ảnh, các đường nằm ngang cho cảm giác tĩnh lặng, các đường thẳng đứng gợi đến sự bền vững và ổn định, còn các đường chéo sẽ cho cảm giác kịch tính, chuyển động.
Để tăng cường các đường chéo, bạn có thể chỉ cần sự thay đổi về vị trí (góc chụp thấp, nghiêng máy ảnh lên hoặc xuống) hoặc thay đổi độ dài tiêu cự.

Xem Thêm :   Tự học tin học văn phòng online với Excel 2016 %

Xem thêm :  Cách làm cơm niêu singapore nóng hổi vừa thổi vừa ăn

4. Sáng tạo với màu sắc

Sự tương phản về màu sắc có thể cho hiệu ứng thị giác ấn tượng. Sự tương phản đó có thể là một màu sắc tươi sáng chống lại một nền đơn sắc. Nhưng không nhất thiết luôn cần màu sắc tương phản mạnh để tạo ra hình ảnh ấn tượng. Các cảnh bao gồm gần như toàn bộ một màu sắc cũng có thể cho hiệu quả rất tốt. Và những cảnh quan nhẹ nhàng với tông màu hài hòa vẫn tạo ra được bức ảnh tuyệt vời.
Điều quan trọng của quy tắc bố cục chụp ảnh này là bạn phải có sự chọn lọc về cách cô lập vào khung đối tượng để loại trừ các màu không mong muốn.

5. Sự tương phản

Quy tắc này yêu cầu bạn phải tìm ra những điểm đối lập giữa đối tượng chính và phần nền của bức ảnh. Đó có thể là về màu sắc, chất liệu, hoàn cảnh…
Khi đặt 2 đối tượng có tính tương quan hoặc tương phản cạnh nhau, có nghĩa là bạn đã đưa thêm tính kể chuyện vào bức ảnh.

6. Lấp đầy khung hình

Trong thực tế, để lại quá nhiều không gian trống trong một cảnh là sai lầm phổ biến nhất. Nó làm cho chủ đề của bạn nhỏ hơn cần thiết và có thể khiến người xem nhầm lẫn về những gì họ phải xem xét.
Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh. Điều này giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát được chi tiết của đối tượng kỹ càng hơn.

Xem Thêm :   Xăm môi màu nào đẹp và phù hợp cho các tone da

Xem thêm :  Sinh năm 1972 hợp hướng nào? Hướng nhà tuổi Nhâm Tý

7. Đơn giản hóa

Có một câu nói rằng: Less is more – Ít hơn tức là nhiều hơn. Bởi vì sự đơn giản (hay tối giản) giúp bạn chỉ tập trung vào chủ đề chính.
Những gì bạn cần làm là chọn chủ đề, sau đó chọn độ dài tiêu cự, quan sát trên máy ảnh điểm làm cho nó trở thành trung tâm của sự chú ý trong khung ảnh. Cố gắng làm cho các đối tượng không quan trọng khác thành nền của bức ảnh, hoặc biến chúng trở thành một phần của câu chuyện.
Sự đơn giản này thường được tạo ra bằng cách chụp ảnh trên nền giản dị hoặc zoom vào một phần đối tượng và tập trung vào một chi tiết nào đó.

8. Hình mẫu và sự lặp lại

Một chuỗi lặp lại các hình mẫu thường khiến bức ảnh trở nên dễ gần hơn. Nếu các hình mẫu này có sự phân cách thì càng tốt, vì điều này sẽ tạo ra sự tương phản cho bức ảnh.
Đây cũng là lý do mà các bức ảnh chụp hoa văn, bề mặt thường rất cuốn hút. Chúng rất trực quan, hấp dẫn và hài hòa. Đưa hoa văn vào ảnh chụp của bạn là một lựa chọn tốt để tạo ra bố cục dễ chịu.

9. Tính đối xứng

Dù chúng ta đã nói đến quy tắc 1/3, nhưng có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Đây là lúc tính đối xứng phát huy hiệu quả. Sự hài hoà giữa hai nửa của bức ảnh luôn mang đến sự hài lòng cho mội đối tượng khan giả.
Cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là một ứng dụng của quy tắc đối xứng trong chụp ảnh.

Xem Thêm :   Câu Nói Hay Giúp Bạn Lấy Lại Niềm Tin Và Động Lực Trong Cuộc Sống | Lê Trọng Tấn

Xem thêm :  Hướng dẫn chi tiết cách đổi số thành chữ trong Excel

Lời kết

Mỗi quy tắc bố cục chụp ảnh đều sẽ thích hợp với từng bối cảnh, tình huống cụ thể. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều quy tắc vào cùng một bức ảnh. Và đừng quên rằng, mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ, mọi lời khuyên về bố cục chỉ mang tính tham khảo. Tuân thủ nhưng hãy luôn sáng tạo.

 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với Mabustudio. Đội ngũ chụp hình chuyên nghiệp cùng thiết bị hiện đại và bối cảnh độc đáo của chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chụp hình của bạn với mức giá vô cùng hợp lý.

Thông tin liên hệ:

– Website: https://mabustudio.com/
– Facebook: https://www.facebook.com/mabustudio/
– Điện thoại: 0934000537 – 0973779136
– Địa chỉ: 415/8/3 Nguyễn Văn Công, Phường 03, quận Gò Vấp, TP. HCM
(Gần sân bay, chợ Tân Sơn Nhất, công viên Gia Định)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tổng Hợp

Related Articles

Back to top button